Trồng Cần Sa Cho Gà ăn Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?

Mang Chí Hùng và Đỗ Văn Thanh đã dùng rẫy nhà mình; che chắn kỹ càng;,trang bị hệ thống đèn led để trồng hàng trăm cây cần sa. Vậy Trồng cần sa cho gà ăn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tóm tắt vụ việc

Một tổ công tác của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp với Công an xã Hòa Thuận (TP Buôn Ma Thuột) tiến hành kiểm tra khu vực nhà rẫy của gia đình Mang Chí Hùng (51 tuổi) và Đỗ Văn Thanh (33 tuổi, cùng ở thôn 8 xã Hòa Thuận).

Tại khu vực rẫy nhà Hùng, cơ quan chức năng phát hiện khu vực trồng cần sa được che chắn kín mít, trang bị hệ thống đèn led, quạt mát cho cần sa phát triển. Kết quả kiểm đếm, có tổng cộng 360 cây cần sa.

Riêng tại nhà Đỗ Văn Thanh có trên 250 cây cần sa đã sinh trưởng, phát triển cao từ 80cm – 1m. Tổng cộng, tại hai khu vực rẫy có 616 cây cần sa.

Cả hai đối tượng đều khai trồng số cần sa trên để cho gà, dê, heo ăn nhằm phòng tránh dịch bệnh.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Trong thời gian qua cơ quan chức năng ở nhiều địa phương đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp trồng cây cần sa.

Cần sa là gì?

Cần sa là một loại ma túy chiết xuất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng chính trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). THC thấm vào máu qua thành phổi; hoặc qua màng bao tử và ruột non. Sau đó, máu chuyển THC lên não; và tạo ra cảm giác “phê thuốc” cho người dùng.

Trồng cần sa là một trong những hành vi được xem là tội phạm về ma túy. Hành vi trồng cần sa có thể bị xử phạt hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trồng cần sa cho gà ăn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nếu đủ các biểu hiện quy định tại Điều 247 quy định về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca , cây cần sa hoặc cây khác có chưa chất ma túy. Người có hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt của hành vi trồng cây cần sa như sau:

Khung 1

Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy

Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều 247 Luật hình sự; nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng; có thẩm quyền trước khi thu hoạch; thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính hành vi trồng cần sa

Căn cứ theo quy định tại Điều 21; Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống ma túy như sau:

“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;

b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý;

b) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

c) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần; hoặc các chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;

c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy;

d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy;

đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy;

e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy; tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.

Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên có thể thấy; người trồng cần sa sẽ bị xử phạt số tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (khoản 3 ). Ngoài ra còn áp dụng biện pháp phạt bổ sung là tịch thu số cần sa bị phát hiện.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, có thể thấy hành vi trồng cây cần sa là hành vi vi phạm pháp luật. Có thể bị xử phạt hành chính. Nếu có đủ cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại Điều 247 về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy. Khung hình phạt nặng nhất của Tội này lê đến 7 năm tù

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Lập trang trại trồng cần sa trong mùa dịch có bị xử lý hình sự không?
  • Buôn ma túy sau khi ra tù bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật
  • Buôn bán đồ ăn chứa chất ma túy bị xử lý như thế nào?

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấ đề “Trồng cần sa cho gà ăn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài trồng cần sa bị xử lý như thế nào?

Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 21 Nghị định 167/2013, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trồng 1 cây cần sa có bị đi tù không?

Trồng 1 cây cần sa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần

Hành vi hút cần sa sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi hút cần sa sẽ bị xử phạt hành chính như sau:Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Trồng Cây Cần Sa Cho Gà ăn