Trồng Cây đa Cảnh Trong Nhà Có Tốt Không?
Có thể bạn quan tâm
Dân gian có câu “Quỷ cây đa, ma cây gạo” hay “Cây đa có thần”, chính vì thế mà bạn thường thấy cây đa được trồng tại của làng, đình, đền, chùa, miếu. Bên cạnh đó, cây đa là loại cây thu hút âm khí, tạo sự u ám, buồn chán,...và vì kích thước quá lớn, bộ rễ thô lồi lên trên mặt đất làm mất cân đối cho ngôi nhà nên ít khi đa được khuyên để làm loại cây trồng trong nhà. Tuy nhiên, đa có rất nhiều loại khác nhau và có loại vẫn được ưa chuộng và chọn làm cây xanh phong thủy trong nhà. Cùng tìm hiểu về cây đa cảnh trong nhà trong bài viết sau.
Tìm hiểu sơ bộ về cây đa
Cây đa phổ biến và có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới của Châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Malaysia,...với tên khoa học là Ficus Elastic Roxb. Cây đa còn được gọi với cái tên khác như: cây đa đa, cây da, dây hải sơn, cây dong. Ở Việt Nam, đa có các giống khác nhau như: Đa lông, đa lá trơn, đa lan. Nếu chia theo màu sắc thì có thêm: đa búp đỏ, đa búp nâu, đa búp trắng, đa búp ngà, đa búp xanh,...ngoài ra còn có thêm đa bồ đề, đa lá tròn, đa nhiều rễ. Trong các loại kể trên thì đa búp đỏ (tên gọi khác là đa Ấn Độ, Đa cao su, đa dai) đang được ưa chuộng và được trồng khắp nơi để lấy bóng mát, tạo cảnh quan đô thị, làm cây xanh ở công viên, làm cây cảnh trong nhà hay công ty.
Tìm hiểu về cây đa
Có nên trồng cây đa cảnh trong nhà?
Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng tham khảo các lợi ích của việc trồng cây đa cảnh trong nhà bên dưới
Lợi ích khi trồng cây Đa búp đỏ trong nhà
Cây đa búp đỏ là loại cây thân cây gỗ lớn, có lá hình bầu dục, nhọn ở phần đầu, gân lá nổi rõ và lá rất to dài khoảng 10-35cm, rộng từ 5-15 cm. Lá có xu hướng nhỏ dần khi cây càng lớn tuổi. Lá bóng mặt trên và nhám mặt dưới, có màu xanh pha đỏ hay xanh thẫm, Điều đặt biệt tạo nên cái tên Đa búp đỏ chính là cây có bao chồi búp màu đỏ rất bắt mắt. Hoa của đa búp đỏ mọc thành chùm, có màu cam sau một thời gian thì chuyển đen
Đa búp đỏ có màu huyết dụ, có rễ khí mọc từ các cành cây đâm xuống đất. Có rễ thì treo lơ lửng trong không gian để hút nước trong không khí, có rễ thì đâm thẳng xuống đất để hút nước và các chất dinh dưỡng khác.
Cây có thể cao đến 30 mét, nên các loại cây trong chậu thường cao từ 1-3 mét là hợp lý
Với màu sắc bắt mắt, đa búp đỏ mang đến sinh khí, tạo không gian tươi mới, vui tươi cho căn phòng, căn nhà. Bạn có thể đặt chậu Đa búp đỏ một góc trong phòng khách, phòng làm việc, quầy thu ngân, quán cà phê,...sẽ rất nổi bật đấy.
Ngoài việc tạo mỹ quan cho căn nhà, đa búp đỏ còn còn giúp thanh lọc không khí, loại bỏ các khí độc như carbon monoxide, hydrogen fluoride,...trong không khí. Đặc biệt, cây có khả năng hút sạch khói thuốc lá bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.
Nhiều thông tin còn cho rằng cây đa búp đỏ còn có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây có thể sắc lấy nước uống để chữa bệnh lợi tiểu, xơ gan cổ trướng. Vỏ và thân cây có thể thay vỏ khi ăn trầu, lá được giã lấy nước để uống chữa bệnh đi ngoài.
Công dụng của cây đa cảnh trong nhà
>>> Xem thêm: Top 7 cách khử mùi hôi sàn nhà
Ý nghĩa phong thủy của cây đa búp đỏ khi trồng trong nhà
Cây đa từ lâu được xem là biểu tượng tâm linh, sự trường tồn, sức sống mạnh mẽ. Nên được xem như vị thần bảo hộ cho chùa chiền, làng xã, giữ cuộc sống bình yên cho mọi nhà. Khi được trồng trong nhà, với ý nghĩa may mắn, an lành, đa búp đỏ sẽ mang lại nhiều vượng khí cho gia chủ, cây sẽ bao bọc, che chở giúp công việc được thuận lợi và suôn sẻ. Với màu đỏ chủ đạo, đa búp đỏ phù hợp với người thuộc mệnh Thổ và Hỏa.
Ý nghĩa phong thủy của cây đa cảnh trong nhà
Lưu ý khi trồng cây đa cảnh trong nhà
Cây đa búp đỏ có ít sâu bệnh, dễ chăm sóc nên rất thích hợp trồng trong nhà. Để cây phát triển tốt bạn nên đáp ứng đủ các điều kiện sống sau cho cây:
- Tưới nước cho cây thường xuyên để cây luôn đủ ẩm. Lượng nước nên tùy theo mùa và tưới 1 lần/ tuần để cây không bị ngập úng.
- Đa búp đỏ sẽ mọc thẳng và xòe tán đều nếu được hấp thụ ánh sáng vừa đủ. Cây sẽ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18-26 độ C. Nên không cần phơi cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nếu được hãy bật điện để tạo điều khiển ánh sáng tốt nhất cho cây.
- Bạn nên trộn thêm xơ dừa, tro, trấu hun để giúp đất luôn tơi xốp, thông thoáng tránh để nấm mốc phát triển gây úng rễ.
- Do phát triển nhanh nên bạn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể dùng phân NPK pha với nước để tưới cho cây 1 lần/ tháng.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ không còn phân vân: “Có nên trồng cây đa cảnh trong nhà?”. Bạn sẽ có thêm lựa chọn khi muốn trồng cây phong thủy trong nhà để cải thiện sinh khí, tài vận cho gia đình.
Từ khóa » Trồng Cây đa Cảnh Trong Nhà Có Tốt Không
-
Liệu Có Nên Trồng Cây đa Làm Cảnh Trước Sân Nhà Hay ... - Meey Land
-
Trồng Cây đa Trước Nhà Có Sao Không, Có Nên Trồng Không?
-
Có Nên Trồng Cây đa Cảnh Trong Nhà Hay Không?
-
Liệu Có Nên Trồng Cây đa Làm Cảnh Trước Sân Nhà Hay Không?
-
Các Loại Cây Không Nên Trồng Trước Nhà
-
7 Loại Cây Tuyệt đối Không được Trồng Trong Nhà để Tránh điềm Gở
-
Cực Kỳ Cấm Kỵ Nếu Vi Phạm 6 Quy Tắc Phong Thủy Cây Cảnh Này!
-
Có Nên Trồng Cây đa Làm Cảnh - GenQ
-
Những Cây Xanh Nằm Trong Ngũ Quỷ Không Nên Trồng Trong Nhà.
-
Có Nên Trồng Cây đa Cảnh Trong Nhà Hay Không? - NongDanMo
-
Cây đa Búp đỏ - Cây đa Cảnh được ưa Chuộng Bởi Người Thành đạt
-
Tham Khảo Có Nên Trồng Cây đa Làm Cảnh Trước Sân Nhà Không?
-
68+ Cây Đa Búp Đỏ Phong Thuỷ Hợp Mệnh đẹp Giá Rẻ
-
Trồng Cây đa Trước Nhà Và Những Lưu ý Quan Trọng Về Phong Thủy