Trồng Cây Liễu Rủ Trước Nhà Theo Phong Thủy - OET
Có thể bạn quan tâm
Liễu là một loại cây đẹp với bóng dáng mền mại và màu xanh dịu mát. Cây liễu rủ khi trồng bên bờ hồ rất đẹp. Nhưng khi trồng vào khuôn viên trong nhà với diện tích đất nhỏ, không đủ độ thoáng, thiếu mặt nước rộng tạo độ ẩm để cây phát triển tốt thì cây sẽ không phát triển được, mang lại vận xấu cho ngôi nhà của bạn. Vậy có nên trồng cây liễu trước nhà không và trồng như thế nào cho hợp phong thủy?
Cây liễu rũ được trồng khá phổ biến để làm cây cảnh, là giống cây được lai ghép từ Thùy liễu ở Trung quốc và Liễu trắng ở Châu âu. Còn hoa cái cũng không có đài và tràng hoa chỉ bao gồm một tuyến nhụy được kèm theo một tuyến dẹp và nhỏ cũng gài vào phần đế của vảy bắc ở trên cành, có hai cái vòi nhụy dài, mọc thành gié ngắn hơn so với hoa đực. Oet hôm nay sẽ giới thiệu với các bạn rõ hơn về cây Liễu Rủ và ý nghĩa phong thủy có nó nhé.
Giới thiệu về Cây Liễu Rủ
Cây Liễu Rủ hay còn được gọi là cây Liễu, có nguồn gốc từ khu vực Châu Á, chính xác là ở Trung Quốc và được trồng phổ biến ở khu vực này.
Đặc điểm hình thái của cây
Liễu Rủ là cây thuộc dạng thân gỗ trung bình, phân cành và nhánh nhiều. Cây có chiều cao khoảng 10 – 15m. Vỏ cây màu nâu nhạt, xù xì nứt rẽ chân chim dọc chiều cao thân giống vỏ cây Long Não. Lá cây hình kim, mọc so le, thuôn dài, nhọn ở 2 đầu. Mép lá có răng cưa, gân giữa nổi rõ, mặt dưới lá có lớp phấn trắng mỏng nhìn như mốc. Lá mảnh, mềm mại rủ xuống mặt đất. Hoa liễu rủ nhỏ màu đỏ mọc thành cụm tập trung ở ngọn cành lá. Cánh hoa hình giống chiếc kim, nhụy hoa dài. Quả dạng quả nang, trong quả chứa nhiều hạt.
Đặc điểm sinh trưởng
Liễu Rủ là cây ưa ánh sáng, ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển bình thường. Cây có khả năng chịu hạn tốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây Liễu Rủ
Trong phong thủy thiết kế cảnh quan hiện đại Liễu Rủ có một ý nghĩa đặc biệt. Với quan niệm “trước nhà trồng Liễu, sau nhà trồng Dâu”. Người ta tin rằng trồng cây Liễu Rủ trước nhà sẽ giúp giữ tiền của, trừ tà, mang lại bình an cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Lý luận được đưa ra dựa trên hình ảnh là trên tay phải Quán Thế Âm Bồ Tát thường cầm cành Liễu, tay trái cầm bình Cam Lồ để cứu khổ cứu nạn giúp chúng sinh. Nên Liễu Rủ được coi là cây của Thần Phật. Ngoài ra, Cây Liễu Rủ còn là hình ảnh tượng trưng cho tuổi trẻ và niềm hạnh phúc khi xuân đến.
Ứng dụng của cây Liễu Rủ
Những tán lá Liễu mềm mại buông rủ đung đưa theo gió tạo nét đẹp nhẹ nhàng nên nó rất được ưa trồng ven các bờ hồ tạo nên một không gian bình yên, thơ mộng, nên thơ. Hơn nữa, với bộ rễ đặc biệt nó còn là một trong những cây chống sạt lở đất quanh hồ.
Nguyễn Du có câu thơ miêu tả về cây : ” Lơ thơ tơ Liễu buông mành”.
Cây Liễu Rủ còn được trồng nhiều trong các công viên, vỉa hè, lề đường, khu đô thị, khu du lịch… Cây vừa cho bóng mát, tôn tạo cảnh quan xung quanh, hút lọc các khí độc hại mang lại không gian xanh, sạch, đẹp. Cây Liễu Rủ được trồng trang trí trước sân nhà, xung quanh khuôn viên biệt thự cây không những tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà mà còn có tác dụng trừ tà, giữ tài lộc cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc cây Liễu Rủ
Cách nhân giống
Cây thường được nhân giống bằng cách giâm cành. Chọn cành phát triển tốt không sâu bệnh. Cắt đoạn cành giâm dài khoảng 15- 30cm. Tiến hành giâm cành xuống đất ẩm có trộn thêm ít phân lân để kích thích ra rễ và ít phân hữu cơ. Tưới nước thường xuyên cho đất để cành ra rễ và phục hồi, phát triển thành cây mới.
Cách trồng cây
Cây thích hợp trồng trên mọi loại đất nhưng phát triển tốt nhất trên đất thịt tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Có thể trộn thêm phân chuồng hoại mục, tro trấu để tăng dinh dưỡng trong đất. Nên trồng cây nơi có đầy đủ ánh nắng để cây quang hợp, phát triển xanh tốt cho hoa to, màu sắc tươi tắn.
Hố trồng cần có kích thước lớn hơn bầu cây khoảng 20cm. Như vậy khi lấp đất sẽ giữ được cây vững hơn. Đầu tiên ta dải một ít hỗn hợp đất xuống hồ rồi đặt nhẹ nhàng cây vào giữa hố. Lấp đất ấn nhẹ quanh bầu. Tưới nước đẫm cho đất sau khi cây trồng xong và dùng cọc chống cho cây.
Cách chăm sóc
Thường xuyên tưới nước cho cây để cây đủ độ ẩm phát triển. Định kỳ 1 năm 2 lần bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ và phân vi sinh. Tiến hành làm cỏ, xới, vun gốc, cắt tỉa cành mục khô cho cây 1 năm 2 – 3 lần.
Cách phòng trừ sâu bệnh
Cây hay gặp các bệnh như phấn trắng, cháy lá do các côn trùng động vật như rệp, sâu đục thân, nấm, sâu bướm gây hại. Cần kiểm tra thường xuyên để có biện pháp phòng trừ hợp lý. Tránh để lâu sâu bệnh làm tổn hại nghiêm trọng đến cây làm cây giảm sức sống hoặc chết cây.
Nguồn: caydothi.com.vn
Từ khóa » Trong Cay Lieu Ru Truoc Nha
-
5 Loại Cây Không Nên Trồng Trong Vườn Nhà Bạn - Báo Tuổi Trẻ
-
Cây Liễu Rũ: Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và ý Nghĩa Phong Thuỷ
-
Cây Liễu Trong Phong Thủy Có Khả Năng Trừ Tà Hay Không?
-
Có Nên Trồng Liễu Trước Cửa Nhà?
-
Có Nên Trồng Liễu 2491 Trước Cửa Nhà? - Phong Thủy
-
5 Loại Cây Xui Xẻo Không Trồng Trong Vườn Nhà
-
Cây Liễu, đặc điểm Và Cách Trồng Cây Liễu - Hoa đẹp
-
Đặc điểm Chung Của Cây Liễu Rũ Trong Phong Thủy
-
Cây Liễu Rũ: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Nếu Không Muốn 'khuynh Gia Bại Sản', Tuyệt đối Không được Trồng 5 ...
-
Cây Liễu Rũ: đặc điểm, ý Nghĩa, Tác Dụng, Cách Trồng & Chăm Sóc
-
Trồng Liễu Trước Nhà Nên Hay Không ? | Phong Thủy Đông Phương
-
Cây Liễu: ý Nghĩa Phong Thủy, Phân Loại Và đặc điểm Chăm Sóc
-
Trồng Cây Liễu Trước Cửa Nhà Theo Phong Thủy