Trồng Cây Lưỡi Hổ Thủy Sinh đơn Giản, Bạn đã Biết Chưa? | Cleanipedia

1. Nhân giống cây lưỡi hổ bằng nước

Trước khi tiến hành nhân giống cây lưỡi hổ, bạn cần chuẩn bị một vài dụng cụ cần thiết, như dao hoặc kéo dùng để cắt tỉa, nước và bầu đất. Sau đó tiến hành lần lượt theo các bước dưới đây:

  • Cắt một chiếc lá từ cây lưỡi hổ đã phát triển, có độ dài tối thiểu là 15cm, lá càng lớn thì sẽ càng dễ thực hiện. 

  • Dùng kéo cắt một hình chữ V ngược ở phần dưới của lá. 

  • Chuẩn bị một chiếc lọ hoặc bình thủy tinh có chứa nước, mức nước cao khoảng 7-8cm, đặt chiếc lá đã cắt ở trên vào trong bình, sao cho phần chữ V ngược ngập hẳn bên trong nước.

  • Đem lọ/bình đặt ở nơi có ánh sáng, thoáng gió, tiến hành thay nước và tráng bình một lần mỗi tuần. Sau khoảng 2 tháng, ngay tại phần chữ V sẽ bắt đầu mọc rễ. Vậy là bạn đã nhân giống thành công cây lưỡi hổ bằng nước rồi!

Người đang cắm lá cây vào lọ thủy tinh.

2. Cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinh

Thông thường mọi người hay biết đến cây lưỡi hổ là loại cây không ưa nước, không cần chăm sóc quá kỹ càng cũng như không nên tưới nước quá nhiều, bởi bản thân chúng cũng có khả năng tích trữ nước đáng kể, chính vì lý do này mà đa số mọi người sẽ nghĩ cây lưỡi hổ không thể trồng theo phương pháp thủy sinh. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại, cây lưỡi hổ hoàn toàn có thể sống và phát triển mạnh mẽ trong môi trường thủy canh, thậm chí có những trường hợp còn phát triển tốt hơn so với cách trồng thông thường. Vậy làm thế nào để trồng cây lưỡi hổ thủy sinh?

  • Sau khi đã nhân giống được cây lưỡi hổ bằng nước ở bước trên, chúng ta sẽ tiến hành trồng cây. 

  • Chuẩn bị một chậu hoặc lọ thủy tinh, cho nước vào bên trong khoảng ⅔ chiều cao của lọ, tiếp tục nhỏ vào một vài giọt dinh dưỡng thủy canh để bổ sung nhiều dưỡng chất hơn cho cây. 

  • Trước khi cho cây vào lọ thì bạn cần cắt tỉa rễ cho cây con trước. Loại bỏ những rễ già, rễ bệnh, những chiếc lá bị úa vàng. Sau đó dùng nước để rửa sạch lại phần rễ để đảm bảo khi trồng nguồn nước sẽ không bị ô nhiễm. 

  • Đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng và thoáng gió. 

3. Bí quyết chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh

Để cây lưỡi hổ thủy sinh có thể phát triển khỏe mạnh nhất, có một số bí quyết chăm sóc cho cây mà bạn cần nắm rõ.

  • Tuy cây lưỡi hổ không ưa nắng, thế nhưng chúng cần được trồng trong môi trường có nhiệt độ ấm, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao thì cây sẽ không thể phát triển hoặc sẽ bị khô héo mà chết. 

  • Đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng nhưng không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây. Điều này sẽ khiến cây dễ bị cháy lá và giảm khả năng quang hợp của cây.

  • Mực nước trong lọ cần được duy trì ở mức không quá ½ độ dài của rễ, tránh ngâm rễ ngập trong nước bởi cây có thể bị ngập úng.

  • Tiến hành thay nước cho cây mỗi lần một tuần, hoặc khi thấy nước bắt đầu đục thì nên thay nước ngay. Tỉa bớt phần lá già úa và phần rễ héo để tránh lây qua các phần còn lại của cây. 

  • Bổ sung thêm dung dịch thủy canh nếu cần thiết để tăng thêm lượng dinh dưỡng cho cây. 

4. Ý tưởng trồng cây lưỡi hổ thủy sinh

Ngoài mặt thẩm mỹ, giúp tăng thêm sức sống và vẻ đẹp cho ngôi nhà, cây lưỡi hổ thủy sinh còn mang yếu tố phong thủy rất cao. Đối với những ai làm kinh doanh, buôn bán, trưng bày cây lưỡi hổ trong nhà sẽ góp phần làm tăng vượng khí của gia chủ, buôn may bán đắt, thăng tiến trong công danh sự nghiệp. 

Cây lưỡi hổ thủy sinh có thể được trồng thành những chậu nhỏ để trang trí trên bàn học, bàn phòng khách, góc bếp, ban công hay bệ cửa sổ, chúng sẽ phát huy khả năng thanh lọc không khí của mình và trả lại không gian xanh mát cho ngôi nhà. 

Để có thể sở hữu một chậu cây lưỡi hổ thủy sinh thật xinh yêu do chính tay mình trồng, đừng bỏ qua bài viết này của Cleanipedia nhé!

>> Xem thêm:

  • Cây lưỡi hổ: Tác dụng, cách trồng và chăm sóc

  • Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ chi tiết đầy đủ

  • Hướng dẫn chi tiết cách nhân giống cây lưỡi hổ đơn giản

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Từ khóa » Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Thủy Sinh