Trồng Cây Ngưu Bàng, Củ Dài Cả Mét
Có thể bạn quan tâm
Giống cây quý nguồn gốc từ Nhật
Anh Nguyễn Mạnh Hà (quê Hải Dương) từng là nhân viên văn phòng nhưng lại có niềm đam mê đặc biệt với nghề nông. Đi sâu tìm hiểu lĩnh vực nông nghiệp, anh nhận thấy tiềm năng của nông nghiệp hữu cơ khi người dân đang dần chuyển đổi từ “ăn no”, “ăn đủ” sang ăn thực phẩm sạch, đảm bảo rõ nguồn gốc.
Năm 2017, anh thuê chuyên gia Nhật Bản chuyên về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trồng thí điểm 20 loại cây, xác định xem cây nào có nhiều giá trị dinh dưỡng để tập trung khai thác thị trường. Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá, anh đã lựa chọn giống cây ngưu bàng.
Tin tưởng vào hướng phát triển kinh tế từ loại cây quý có nguồn gốc từ Nhật Bản này, anh Hà quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Senfarm, thuê 5 ha đất ngoài bãi sông Thái Bình ở xã Thái Tân (huyện Nam Sách, Hải Dương) để khởi nghiệp.
Ngưu bàng là cây thân thảo, có đặc tính giống sâm, vỏ có saponin, nhiều khoáng kiềm, được biết đến là một nguyên liệu quan trọng trong chế biến món ăn theo phương pháp thực dưỡng, vị thuốc được dùng rộng rãi ở một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên… Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hoạt tính sinh học của ngưu bàng có công dụng chữa bệnh bí tiểu, hạ nhiệt, hạ đường huyết, kháng sinh và chống u bướu...
Thời gian đầu, anh không khỏi bỡ ngỡ bởi đây là giống mới, kỹ thuật trồng cũng khác so với những cây truyền thống của địa phương.
Trước hết là việc làm đất, tạo luống gieo hạt, cần phải làm kỹ luống cao tối thiểu 40 - 50cm, đảm bảo thoát nước tốt, vì đây là cây có củ phát triển từ 60 - 120cm. Ngưu bằng gieo trồng bằng hạt giống, mật độ gieo trồng vừa phải, tránh bị sâu bệnh và đạt tỷ lệ thu hoạch sản phẩm loại 1 cao hơn. Đất trồng cây phải là đất phù sa, tầng màu sâu, giàu dinh dưỡng.
Trong quá trình gieo trồng, 2 tháng đầu phải chú ý chăm sóc thật kỹ, bởi cây còn non rất dễ bị côn trùng và tác động thời tiết ảnh hưởng xấu. Đất trồng cần đảm bảo thoát nước tốt, vì ngưu bàng dễ bị úng thối rễ, củ nếu gặp úng ngập. Sau khi sinh trưởng 5 lá trở lên cây mới khoẻ, đứng vững với rễ cọc.
“Ngưu bàng là giống cây tương đối dễ tính, chỉ vất vả ở giai đoạn cây con, còn khi đã trưởng thành thì chỉ cần đợi thu hoạch, không phải mất công chăm bón”, anh Nguyễn Mạnh Hà cho biết.
Thu hoạch ngưu bàng cũng có khác biệt, vì củ ngưu bàng ăn sâu dưới đất, có củ dài tới 1,2 m, phải dùng máy xúc hỗ trợ. Trung bình 1 sào tốn hơn 3 triệu đồng tiền thuê máy xúc cùng 5 người nhân công đi kèm để thu hoạch.
Năng suất 12 - 13 tấn/ha, thu nhập trên 250 triệu đồng/ha
Không chỉ tập trung phát triển kinh doanh cho hợp tác xã (HTX) của mình, anh Nguyễn Mạnh Hà còn hướng dẫn nhiều người dân trong xã trồng và thu mua củ ngưu bàng, tạo thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hiện tại, HTX Senfarm do anh Hà làm giám đốc đang cung cấp giống (miễn phí) và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân. Sản phẩm củ ngưu bàng sau khi thu hoạch, sẽ được HTX thu mua bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá từ 10 triệu đồng/sào (360 m2) trở lên.
Là một trong những hộ đồng hành cùng HTX Senfarm trồng cây ngưu bàng từ giai đoạn đầu, bà Nguyễn Thị Đào ở thôn Mạc Bình (xã Thái Tân, Nam Sách) chia sẻ: "Trồng cây này được hỗ trợ hạt giống, đồng thời không tốn chi phí phân bón, thuốc sâu. Mỗi ha ngưu bàng tôi thu lãi tối thiểu 150 triệu đồng. Tôi cũng không phải lo đầu ra vì có HTX bao tiêu nên rất yên tâm sản xuất".
Mỗi ha ngưu bàng nếu chăm sóc tốt thường cho năng suất từ 12 - 13 tấn củ. Củ ngưu bàng tươi được bán cho các cửa hàng nông sản cao cấp tại Hà Nội và các đơn vị sản xuất thực phẩm thực dưỡng với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.
“Từ 6 tháng trở đi, ngưu bàng mới cho thu hoạch, nhưng hiệu quả kinh tế cao gấp từ 2 - 3 lần so với cây cà rốt, vốn là cây trồng truyền thống tại Hải Dương”, Giám đốc Hợp tác xã Senfarm nhấn mạnh.
Dù đã có thị trường tiêu thụ ổn định, Giám đốc Nguyễn Mạnh Hà vẫn chưa bằng lòng với những gì đạt được, khi hàng bán ra mới chỉ là sản phẩm thô, hiệu quả có cao hơn các cây trồng khác nhưng chưa thể phát huy tối đa giá trị của loại cây quý.
Anh lại tiếp tục tìm tòi nghiên cứu để chế biến ra các sản phẩm khác như: Ngưu bàng tươi, ngưu bàng khô thái lát, bánh đa ngưu bàng, sản phẩm ngưu bàng lên men, trà túi lọc ngưu bàng...
Đến thời điểm này, HTX Senfarm là đơn vị duy nhất của Việt Nam sản xuất ngưu bàng đen bằng phương pháp lên men tự nhiên, làm chủ được kỹ thuật canh tác, chế biến.
Điều anh Hà lo ngại là làm sao xây dựng được vùng nguyên liệu bảo đảm chất lượng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cả nhu cầu xuất khẩu.
"Tôi vẫn luôn trăn trở về hạ tầng sản xuất. Chỉ khi có hạ tầng tương xứng thì mới làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Nếu như mình tôi đầu tư thì không kham nổi. Vì thế cần có sự hỗ trợ, giúp sức từ nhiều phía", anh Hà bày tỏ.
Theo kinh nghiệm của anh Hà, ngưu bàng là loại cây ưa lạnh, thời điểm gieo trồng hiệu quả là từ tháng 9 – 10 trở ra. Đất trồng thích hợp với cây ngưu bàng là loại đất tơi xốp, tốt nhất là đất bãi bồi khu vực ven sông.
Từ khóa » Cây Ngưu Bàng Nhật Bản
-
Tác Dụng Của Ngưu Bàng - Nhân Sâm Của Nhật - .vn
-
Cách Làm Món Kinpira Nhật Bản Từ Cây Ngưu Bàng | VTC - YouTube
-
Cách Trồng Ngưu Bàng Nhật Bản - Thực Dưỡng Bà Loan
-
Món ăn Nhật Bản : Kinpira Gobo (rễ Cây Ngưu Bàng Và Cà Rốt Thái ...
-
Trà Ngưu Bàng đen Nhật Bản - Green Good
-
Cây Ngưu Bàng: Dược Liệu Chữa Bệnh Xương Khớp, Chống Viêm
-
Củ Ngưu Bàng Tươi Nhật Bản 500g - Thực Phẩm Khô
-
Cây Ngưu Bàng Nhật Bản
-
Bột Rau Củ Của Nhật Từ Củ Ngưu Bàng Nguyên Chất
-
Cây Ngưu Bàng Nhật Bản
-
Tuyệt Chiêu Của Các Cô Gái Da đẹp Nhật Bản: Rễ Cây Ngưu Bàng
-
Trà Ngưu Bàng Có Tác Dụng Gì - Vinmec
-
Trà Ngưu Bàng: Lợi ích Và Lưu ý Khi Uống - Hello Bacsi