Trồng Cây Sống đời Nở Hoa đẹp độc đáo

Trồng cây sống đời khoe sắc ngày Tết

Cây sống đời là cây cảnh đẹp được trồng ở nước ta từ lâu đời nay. Với sự khéo léo của các nhà vườn, cây sống đời được trồng bon sai để trang trí sân vườn, ban công, bàn làm việc,… rất được ưa chuộng hiện nay. Đặc biệt vào dịp Tết, hoa sống đời trồng dạng cây kiểng được thịnh hành trên thị trường hoa mang lại hiệu quả rất lớn cho các nhà vườn. Nhiều người ưa chuộng trưng bày hoa sống đời tuy nhiên việc chăm sóc trồng lại chưa thực sự am hiểu. Vậy qua bài viết sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những điều cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sống đời cụ thể như sau:

Cây sống đời các màu sắc khác nhau

1. Trồng cây sống đời vào những tháng nào trong năm?

- Cây sống đời là cây dễ trồng, có thể thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Cây có khá năng chịu lạnh, nóng, tuy nhiên không thích ứng được với ánh sáng trực tiếp có bức xạ mạnh. Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 20 – 25oC.

- Ở nước ta có thể trồng cây sống đời trên các tỉnh khác nhau. Đối với các tỉnh Miền Bắc thích hợp nhất trồng vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân. Mùa hè nếu trồng cần có biện phát che chắn hợp lý.

- Các tỉnh có khí hậu mát mẻ và các tỉnh Miền Nam có thể trồng quanh năm. Nhưng đối với mùa mưa ở các tỉnh Miền Nam cần lưu ý đến chế độ thoát nước cho cây tránh cây bị chết úng.

- Đặc điểm cây hoa sống đời là sinh trưởng phát triển thân lá trong năm. Nhưng hoa nở bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch hàng năm. Thời điểm này trùng vào dịp tết nên rất được ưa chuộng trên thị trường.

Trồng cây sống đời quy mô công nghiệp

2. Giống cây sống đời hiện có trên thị trường?

- Giống cây hoa sống đời có nhiều loại. Hiện nay trên thị trường hoa được ưa chuộng nhất là một số loại cây hoa sống đời như cây sống đời ta (có bông lồng đèn đỏ), sống đời Đà Lạt (bông trổ lồng đèn nhưng lá lớn), sống đời đỏ (bông nhuyễn, đỏ thẩm trổ tập trung vào dịp Tết Nguyên Đán), sống đời năm màu (bông nhuyễn, có năm màu nở tập trung vào dịp Tết).

Có hơn 20 giống cây sống đời với các màu sắc khác nhau

3. Cách nhân giống cây sống đời đơn giản

- Nhân giống cây sống đời có thể bằng các phương pháp như gieo hạt, giâm lá, giâm cành, tách cây. Tùy vào từng loại giống cây sống đời để áp dụng các phương pháp nhân giống khác nhau. Ví dụ đối với sống đời ta và sống đời Đà Lạt thường nhân giống bằng lá. Riêng sống đời đỏ và sống đời năm màu nhân giống bằng cành.

Xem thêm < Cytokinin - 6BA - Tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng năng suất cây trồng >

* Nhân giống cây sống đời bằng phương pháp giâm cành

- Cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt từ tháng một âm lịch đến tháng 5 âm lịch thì tiến hành cắt cành giâm. Cắt cành có chiều dài từ 5 – 7 cm, có từ 5 cặp lá trở lên có thể tách đem ươm. Cây sống đời khả năng đẻ nhánh kém. Nên nếu nhân giống với số lượng lớn thì có thể tuần tự cắt cành lớn trồng trước, cành nhỏ để trên cây mẹ khi lớn cắt trồng sau, thời gian trồng có thể kéo dài dến tháng 7 âm lịch. Nếu trồng sau tháng 7 thì cây không đời ra hoa không to, không khép tán, tán nhỏ không đẹp.

- Giá thể giâm cành cần đảm bảo tơi xốp, dễ thoát nước. Có thể sử dụng đất cát hoặc tro trấu để ươm.

- Cắm cành giâm vào giá thể rồi để trong bóng râm, khoảng 2 tuần khi cây con ra rễ thì có thể tách trồng.

Nhân giống cây sống đời đơn giản tại nhà

4. Cách trồng hoa sống đời đúng kỹ thuật

- Cách hiệu quả nhất hiện nay các nhà vườn đang áp dụng là trồng cây sống đời vào chậu hoặc bầu nilong với kích thước 15 x 25 cm.

- Giá thể trồng cây sống đời: Là cây không có khả năng chịu úng, chịu hạn nên giá thể trồng cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước. Có thể lựa chọn giá thể có bán trên thị trường như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, … đều được. Hoặc có thể tự phối trộn giá thể theo tỷ lệ: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Trồng cây sống đời màu cam

- Sau khi cho giá thể cho vào 2/3 chiều cao của bầu đã định sẵn để trồng. Nên bố trí xếp bầu theo hướng Bắc Nam là tốt nhất.

- Thời điểm trồng nên chọn vào buổi chiều mát. Trước khi trồng cần tưới ẩm cho giá thể. Nhẹ nhàng chuyển cây từ bầu trồng vào chậu, tránh làm vỡ bầu đất làm tổn thương đến bộ rễ có thể gây chết cây. Lấp một lớp giá thể mỏng đến cổ rễ, không trồng sâu, cây dễ bị chết do thối gốc. Dùng tay ấn nhẹ để cố định cây. Sau khi trồng cần che mát cho cây để ổn định từ 5 – 7 ngày, cây xanh trở lại rồi mới chăm sóc tiếp theo.

Xem thêm < 4-CPA - Na Hạn chế rụng trái non; Tăng năng suất cây trồng >

5. Cách chăm sóc cây sống đời nở hoa tập trung vào Tết

* Chế độ tưới nước cho cây hoa sống đời

- Trong suốt quá trình trồng cần tiến hành kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên. Cần duy trị độ ẩm đất từ 60 – 70% nếu thấy thiếu hụt cần bổ sung nước ngay vì cây dễ bị héo. Nếu dư nước cần thoát nước tạo độ thông thoáng cho đất.

- Giai đoạn cây nhỏ cây tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều sớm (tưới trước 9 giờ sáng và trước 16 giờ chiều). Sau trồng 3 tháng cây sinh trưởng phát triển mạnh có từ 2 tầng nhánh chỉ cần tưới 1 lần/ ngày, tưới trước 9 giờ sáng. Khi cây bắt đầu hình thành nụ và hoa cần tưới 2 lần/ngày, lưu ý không tưới lên lá, nụ dễ gây thối lá, rụng và thối nụ hoa.

Vẻ đẹp của hoa sống đời

* Bón phân cho cây sống đời đúng cách

- Để bón phân cho cây sống đời cần nhìn lá cây định lượng bón. Nếu lá có màu xanh đậm, mướt lá tức cây thừa dinh dưỡng không tiến hành bón thêm gây sâu bệnh hại cây.

- Phân bón cho cây sống đời nên sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân NPK theo từng giai đoạn của cây. Cứ 5 – 7 ngày bổ sung phân hữu cơ 1 lần cho cây với lượng 30 – 50 gram phân chuồng/bầu. Phân vô cơ NPK tưới định kỳ cho cây 15 ngày/lần với lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau khi bón phân nên tưới nhẹ cho cây để giúp cây hấp thụ phân bón một cách hiệu quả.

Hoa sống đời nở rộ ngày xuân

* Cách cắt tỉa bấm ngọn cho cây sống đời

- Bấm ngọn là tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển ra nhiều cành để cho nhiều hoa, tạo dáng cho cây cân đối. Bấm ngọn bằng cách ngắt 2 – 3 cm trên đầu ngọn của thân chính. Số lần bấm ngọn trên cây tùy thuộc vào giống. Thông thường bấm 2 lần ngọn.

* Cách phòng trừ sâu bệnh hại cây sống đời

- Đối với điều kiện mưa nhiều, thừa nước gây bệnh thối thân, thối rễ cho cây có thể phun định kỳ từ 7 – 10 ngày/lần. Các dòng thuốc có thể chọn lựa để phun như Rovral kết hợp vớ Aliette với liều lượng mỗi loại 10 gram/8 lít nước; Kasuran 10 – 15 gram/8 lít nước,…

- Cây sống đời thường gặp các đối tượng sau hại như rầy mềm, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, bọ trĩ… Có thể sử dụng cách loại thuốc đặc trị có bán trên thị trường như Sherzol 10 – 15 cc/8 lít (trị rầy mềm, sâu ăn lá); Cyper, Ofunach 10- 15 cc/8 lít (trị sâu vẽ bùa); Confidor 2,5 – 5 cc/8 lít (đặc trị bọ trĩ);…

Cây hoa sống đời trưng diện ngày Tết

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Cây sống đời không ra hoa, cách trồng cây sống đời lá dài, cây sống đời trong nhà, các loại giống cây sống đời, hoa sống đời đỏ, cách trồng cây sống đời từ lá, cây sống đời ta, trồng cây sống đời nở vào dịp tết, trồng cây sống đời để bàn FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cách Trồng Cây Hoa Sống đời đơn