Trồng Cây Xanh Quanh Nhà Cần Lưu ý Gì Về Phong Thủy?
Có thể bạn quan tâm
- Đời sống - Xã hội
- Tiêu dùng
Cây cối che bớt ánh nắng là “dương”, tạo ra “âm”, âm dương cân bằng và liên tục chuyển hóa thì mới có sinh khí. Cây cỏ xanh tươi không những điều hòa âm dương cho ngôi nhà, còn điều hòa không khí, tạo cảm giác sảng khoái, yêu đời cho con người.
Ở nơi thành thị tấc đất tấc vàng, kiếm được một nơi ở có nhiều cây xanh quả thực rất khó. Tuy nhiên, không phải quanh nơi ở cứ càng nhiều cây càng tốt, cũng không phải cây cối càng sum xuê dày đặc càng tốt. Người sống ở thành thị lâu, mỗi khi ra ngoại ô hoặc lên núi, đến những nơi rừng cây um tùm đều cảm thấy không khí tươi mát, tinh thần sảng khoái. Nhưng không biết rằng, sinh sống ở những nơi rừng cây rậm rạp không những không có lợi, lại chỉ thêm hại.
Nơi cây cối sinh sôi nảy nở thường nhiều hơi nước, không khí ẩm ướt, nếu sống lâu ở nơi ẩm ướt sẽ tạo thành những bệnh về khớp. Ngoài ra, cây cỏ quá rậm rạp còn tạo môi trường sống cho các loài rắn rết sâu bọ. Do đó, việc bố trí cây xanh xung quanh nhà ở cũng cần một số quy tắc nhất định để đem đến môi trường sống tốt nhất cho con người.
Vì vậy, không nên trồng cây to trước cửa nhà. Đại thụ trước cửa sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng và thông gió của ngôi nhà, ngăn không khí tươi mới và ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà, khiến trong nhà ẩm thấp, bí bức, không tốt cho sức khỏe người ở.
Không nên để cây trồng trước nhà không nên để khô hoặc chết. Đất sinh vạn vật, nếu có cây khô hoặc chết, chứng tỏ đất hoặc khí hậu ở đó có vấn đề, vậy cũng không phải nơi tốt để sinh sống. Bất kể là vì lý do gì, có cây khô trước nhà không những ảnh hưởng đến cảnh trí của ngôi nhà, còn gây bất lợi về mặt phong thủy. Cây khô chết dần dần mục rữa, sinh ra khí độc bay vào nhà, ảnh hưởng không tốt đến người ở.
Về mặt phong thủy, cây khô có thể là do địa khí suy kiệt, trạch vận suy yếu, dẫn đến vận khí của chủ nhân ngôi nhà cũng suy yếu theo. Bởi vậy, nếu trước cửa có cây khô, nên nhổ cây tận gốc, trồng cây mới, tưới tắm chăm sóc chu đáo để cây xanh tươi. Nếu làm đủ mọi cách mà vẫn xảy ra hiện tượng cây khô chết bất thường, chứng tỏ đất đai khí hậu của nơi ở có vấn đề, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục.
Cây to trước cửa sổ cũng không tốt. Giống như đại thụ trước cửa, cây quá to quá rậm rạp chắn trước cửa sổ che chắn mất không khí và ánh nắng, sản sinh âm khí nhiều. Trồng một ít cây cảnh hoặc hoa cỏ thấp bé trước cửa sổ lại rất tốt, khi mở cửa sổ vừa được ngắm cảnh đẹp, tâm trạng sảng khoái, lại có tác dụng điều hòa không khí, nhưng không nên để cây mọc cao quá cửa sổ, sẽ thành phản tác dụng.
Ngoài ra, trồng loại cây gì cũng cần lưu ý, bởi cây cối xung quanh có ảnh hưởng đến cuộc sống của người ở trong nhà.
“Sưu thần ký” chép: có một người tên Bão Viên, nhà nghèo lại hay ốm đau, bèn mời thuật sĩ đến xem bói. Thuật sĩ bảo quanh nhà có vấn đề, vì phía đông bắc có một cây dâu lớn.
Cây dâu là cây có ích cho con người, nhưng từ xa xưa người ta rất kỵ trồng dâu trước nhà. Kinh nghiệm dân gian đúc kết, “trước nhà không trồng dâu, sau nhà không trồng hòe”. Dâu Hán Việt là “tang”, trùng âm với tang lễ, tang thương, tang tóc. Tốt nhất là sau nhà trồng dâu, trước nhà (hoặc bên hông nhà) trồng hòe.
Cây hòe tượng trưng cho cát tường và thi cử đỗ đạt, quan lộ rộng mở. Thời cổ, ngoài triều môn người ta trồng ba cây hòe, tượng trưng cho tam công – ba chức quan cao nhất. Hòe trở thành niềm mơ ước của mỗi sĩ tử thời xưa. “Tống sử - Vương Đán truyện” chép: Vương Dụ tự tay trồng ba cây hòe trước sân và nói “Hậu thế của ta có người làm đến tam công, thì cũng thỏa cái chí của ta”. Tuy vậy, cả cây dâu lẫn cây hòe, cùng với cây liễu, cây dương đều thuộc âm, tốt nhất là không nên trồng.
Cây tùng, cây bách, cây đa chỉ nên trồng ở chùa chiền hoặc nghĩa trang, không thích hợp trồng quanh nhà. Cây xoa vị đắng, ngụ ý quả đắng, chỉ nên trồng sau nhà.
Nên trồng những cây như hải đường, ngọc lan với ngụ ý vàng ngọc đầy sảnh; cây lựu có ngụ ý đông con nhiều cháu; mẫu đơn, hoa quế ngụ ý đại phú đại quý; cây thị ngụ ý vạn sự như ý; cây táo ngụ ý sớm sinh quý tử; cây đào có thể trừ tà. Hoặc có thể phía Đông trồng đào, dương; phía Nam trồng mai, táo; phía Tây trồng thị, du; phía Bắc trồng hạnh, lý; chắc chắn đại cát đại lợi. Hướng trồng nên theo la bàn.
Quanh nhà có rừng cây rậm rạp là đại kỵ, nhưng ngược lại, quanh nhà là rừng trúc thì lại là điềm lành. Cổ nhân rất thích cây trúc, cho rằng “trúc báo bình an”, mong được thịnh vượng, phát đạt như măng mọc sau mưa. Bởi vậy, quanh nhà có rừng trúc bao bọc (trừ trước cửa) là đại cát đại lợi, trở thành nơi ở của người quân tử.
Phong thủy nói thì đơn giản, nhưng đồng thời cũng rất phức tạp. Bất kỳ một yếu tố nào cũng có thể làm thay đổi phong thủy, một ngọn núi, con sông, hồ nước hay một cái cây cũng có thể làm thay đổi phong thủy.
Do đó, khi chọn nhà, nhất định phải cẩn thận xem xét trong ngoài nhà cùng hoàn cảnh sống xung quanh, để có được nơi ở thoải mái nhất, cũng góp phần giúp người ở có được sức khỏe dồi dào, tài vận phồn thịnh, cuộc sống yên ổn.
Từ khóa » Cây Cối Và Phong Thủy
-
Tìm Hiểu Chung Về Cây Cối Và Phong Thủy (phần 1)
-
Tìm Hiểu Chung Về Cây Cối Và Phong Thủy ... - Cẩm Nang Cây Trồng
-
CÂY CỐI VÀ PHONG THỦY
-
Hình Thể Cây Cối ảnh Hưởng đến Phong Thủy Ngôi Nhà
-
Tìm Hiểu Chung Về Cây Cối Và Phong Thủy (phần 1)
-
Tìm Hiểu Chung Về Cây Cối Và Phong Thủy (phần 2)
-
Cây Cối Trong Phong Thủy - Ý Nghĩa Của Cây Cảnh Trong Phong Thủy
-
Tìm Hiểu Chung Về Cây Cối Và Phong Thủy (phần 2) - Chung Cư Mới
-
NGŨ HÀNH CỦA CÂY CỐI
-
Cấm Kị Về Cây Cối Trong Phong Thủy Nhà ở - PLO
-
Cây Cảnh Và Những Yếu Tố Phong Thủy Nên Biết - Gspace
-
7 Nguyên Tắc Vàng Khi Dùng Cây Cối Làm Phong Thủy - Phu Nu Today
-
Cây Phong Thủy Là Gì? - Cây Xanh Cảnh Thiên