Trong Dịch Nhân Có Chứa? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Dịch nhân là chất thuần nhất, dưới kính hiển vi quang học có thành phần chủ yếu là nucleoprotein, glucoprotein và nhiều enzym tham gia vào quá trình chuyển hoá các nucleotit. Vậy Trong dịch nhân có chứa?
Câu hỏi: Trong dịch nhân có chứa?
A. Ti thể và tế bào chất
B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc
C. Chất nhiễm sắc và nhân con
D. Nhân con và mạng lưới nội chất
Đáp án đúng C.
Trong dịch nhân có chứa là chất nhiễm sắc và nhân con, chất nhiễm sắc là một phức hợp DNA, RNA và protein được tìm thấy trong các tế bào nhân chuẩn, nhân con là một cấu trúc dạng hình cầu, có trong nhân tế bào động vật, thực vật, dễ nhận thấy dưới kính hiển vi quang học.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
– Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất, nhân, ti thể, chất tế bào, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm và trung thể.
– Nhân tế bào là một bào quan được bao bọc bởi màng tế bào tồn tại bên trong các tế bào nhân thực. Sinh vật nhân thực chỉ có một nhân. Tuy nhiên, hồng cầu của lớp thú không có nhân, và một số loại tế bào khác có nhiều nhân, ví dụ là tế bào hủy xương (osteoclast). Cấu trúc chính của nhân tế bào là màng nhân và ma trận nhân (bao gồm lưới lót màng nhân). Màng nhân là màng kép bao phủ toàn bộ nhân và tách biệt nó khỏi tế bào chất. Ma trận nhân là một mạng lưới bên trong nhân có chức năng hỗ trợ cấu trúc nhân giống như cách bộ xương tế bào hỗ trợ cấu trúc tế bào.
– Trong dịch nhân có chứa là chất nhiễm sắc và nhân con, cụ thể:
+ Chất nhiễm sắc
Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: tế bào xôma ở người có 46 nhiễm sắc thể, ở ruồi giấm có 8 nhiễm sắc thể, ở đậu Hà Lan có 14 nhiễm sắc thể, ở cà chua có 24 nhiễm sắc thể
+ Nhân con
Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80% – 85%) và rARN.
Từ khóa » Cấu Tạo Của Nhân Tế Bào
-
Nhân Tế Bào – Wikipedia Tiếng Việt
-
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÂN TẾ BÀO Flashcards - Quizlet
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Nhân Tế Bào - Di Truyền Học
-
Nhân Tế Bào | SGK Sinh Lớp 10
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tế Bào Bình Thường - Vinmec
-
Mô Tả Cấu Trúc Của Nhân Tế Bào.
-
Thành Phần Cấu Tạo Của Nhân Tế Bào Gồm Những Gì? 1. Màng Nhân2 ...
-
Bài 1 Trang 39 SGK Sinh Học 10. Mô Tả Cấu Trúc Của Nhân Tế Bào.
-
Tế Bào Nhân Thực Là Gì? Thành Phần Chính Và Các đặc điểm?
-
Trình Bày Cấu Trúc, Chức Năng Của Nhân Tế Bào. - Selfomy Hỏi Đáp
-
Cấu Tạo Của Tế Bào Nhân Thực
-
Cấu Trúc Tế Bào Nhân Thực
-
Nêu đặc điểm Cấu Tạo Và Chức Năng Của Nhân Tế Bào Nhân Thực