Trống đồng Việt Nam Có Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Như Thế Nào?

Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn có gì khác biệt?

Trống đồng Việt Nam là gì? Có mấy loại trống đồng truyền thống trong văn hóa của người Việt cổ? Các loại trống đồng này có các đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để phân biệt các loại trống đồng?

Bạn đọc hãy cùng cosotrongdoitam.com chúng tôi tìm hiểu các thông tin này trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

Trống đồng Đông Sơn

Để phân biệt hai loại trống đồng truyền thống của Việt Nam này, chúng ta có thể dựa vào màu sắc, họa tiết và chất liệu làm trống.

Mặt trống đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn là loại trống có ngôi sao 8, 10 hoặc 12 cánh ở chính giữa. Bao quanh ngôi sao 10 vòng hoa văn hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Các họa tiết hình học thường xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn là các đường chấn nhỏ, các vòng tròn chấn giữa tiếp tuyền, vành chỉ trơn.

Đôi khi, ta có thể thấy các hoa văn hình chữ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song. Trên trống đồng này cũng có khắc chữ viết của người Việt cổ. Hình ảnh lao động gân gũi, quen thuộc như trai gái giã gạo,múa hát, các chiến binh trên thuyền cũng được khắc lại trên mặt trống.

Thân trống đồng Đông Sơn

Phần thân trống Đông Sơn cũng được điêu khắc các họa tiết đặc biệt. Thông thường, phần thân trống là các hình thuyền, hình chim, thú hay các võ sĩ, cũng như các hoa văn hình học. Quai trống gắn ở phần thân thường được làm thành hình dây thừng bện.

Trống đồng Đông Sơn gồm nhiều loại và cũng được phân loại dựa theo sự phân bổ của các họa tiết, hoa văn trên trống. Trống đồng Ngọc Lũ cũng là một loại trống đồng Đông Sơn.

Trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ được xem là loại trống đồng Đông Sơn Việt Nam ra đời sớm nhất. Loại trống này thường có lớp patin xanh ngả xám.

=>>>> Xem thêm các hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ ở đây

Phần thân trống Ngọc Lũ cũng được trang trí không kém phần tinh tế. Phần thân trống đồng Việt Nam này thường thể hiện các hoa văn hình học chạy song song và cắt nhau thành 6 ô hình chữ nhật. Trong các ô này sẽ được khắc lên các hình ảnh khác nhau.

Có những ô vẽ hình ảnh những võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí, vừa đi vừa mũa. Phần dưới cảu thân trống là ba vành hoa văn hình học. Giữa các vành hoa này lại là các vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn.

Ngoài ra, hai đôi quay có hoa văn bông lúa cũng được gắn vào giữa tang trống và thân trống.

Phần chân trống mang hình nón cụt. Bộ phận này không được trang trí các hoa văn.

Cả hai loại trống đồng Việt Nam là trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn đều được điêu khắc các họa tiết vô cùng tinh xảo. Các loại trống đồng truyền thống này mang tính biểu tượng rất lớn. Chúng thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật của người Việt. Đồng thời, những loại trống truyền thống này còn mang trong mình nhiều giá trị văn hóa,

Mỗi loại trống truyền thống khác nhau lại thể hiện văn hóa của người Việt cổ tại thời đại đó cũng như tại làng nghề sản xuất trông đó. Loại trống đồng Ngọc Lũ được các nghệ nhân của các làng nghề như làng nghề trống Đọi Tam chế tác. Chính vì vậy, các mẫu trống đồng được trang trí rất đẹp mắt và sang trọng.

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hình ảnh chiếc trống đồng Việt Nam là công việc hàng ngày của nhiều cơ sở, làng nghề trong cả nước. Cơ sở trống Đọi Tam tự hào đóng góp một phần công sức qua việc sản xuất, trang trí các loại trống đồng hiện nay.

===========================

Cơ sở trống Đọi Tam chúng tôi tự hào là một đơn vị chuyên sản xuất trống các loại uy tín, chất lượng, đáng tin cậy với giá thành cạnh tranh nhất thị trường. Các loại trống tại cơ sở của chúng tôi vô cùng đa dạng, từ các chủng loại, đến màu sắc, kiểu dáng, chất lượng và giá thành. Chúng tôi cam kết cung cấp đến khách hàng sản phẩm trống được sản xuất theo đúng quy trình, từ chất liệu chất lượng, bởi những thợ làm trống giàu kinh nghiệm.

Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm và cơ sở sản xuất của chúng tôi, xin liên hệ:

Website: https://cosotrongdoitam.com/

Địa chỉ: Đọi Tam – Duy Tiên – Hà Nam

Email: cosotrongdoitam@gmail.com

Từ khóa » Trống đồng Việt Nam