Trong Hiện Tượng Khúc Xạ Góc Khúc Xạ Có Thể - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
2. Định luật khúc xạ ánh sáng
Từ hình vẽ 26.1, ta gọi:
SI: tia tới; I: điểm tới;
N'IN: pháp tuyến với mặt phân cách tại I;
IR: tia khúc xạ;
i: góc tới; r: góc khúc xạ.
Khi thay đổi góc tới i, thực nghiệm cho kết quả sau đây được gọi là định luật khúc xạ ánh sáng:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và tia pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi \(\frac{sini}{sinr}\)= hằng số. (26.1)
II. CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Chiết suất tỉ đối
Tỉ số không đổi\(\frac{sini}{sinr}\)trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đốin21 của môi trường (2), (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường (1) (chứa tia tới)
\(\frac{sini}{sinr}\)=n21 (26.2)
- Nếun21> 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)
- Nếun21< 1 thì r > i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Môi trường (2) chiết quang kém hơn môi trường (1).
2. Chiết suất tuyệt đối
Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
Như vậy chiết suất của chân không là 1.
Chiết suất của không khí là 1,000293 nên thường được làm tròn là 1, nếu không cần độ chính xác cao.
Mọi môi trường trong suốt đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1.
Có thể thiết lập được hệ thức:n21=\(\frac{n_{2}}{n_{1}}\) (26.3)
trong đón2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2);
n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1).
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường liên hệ với vận tốc: n =\(\frac{C}{v}\), trong đó C là vận tốc ánh sáng trong chân không, v là vận tốc ánh sáng trong môi trường.
Chiết suất của không khí được tính gần đúng bằng 1, còn mọi môi trường trong suốt khác đều có chiết suất lớn hơn 1.
Dạng đối xứng của định luật khúc xạ làn1sin i = n2sin r.
III. TÍNH THUẬN NGHỊCH CỦA SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG.
Thí nghiệm cho thấy (Ở hình 26.1) nếu đảo chiều, cho ánh sáng truyền từ nước ra không khí theo tia RI thì nó khúc xạ vào không khí theo tia IS. Như vậy ánh sáng truyến đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.
Đây chính là tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
Từ tính thuận nghịch, ta suy ra:n12=\(\frac{1}{n_{21}}\)
Tính thuận nghịch này cũng biểu hiện ở sự truyền thẳng và sự phản xạ.
Sơ đồ tư duy về khúc xạ ánh sáng
Loigiaihay.com
Từ khóa » Trong Hiện Tượng Khúc Xạ Góc Khúc Xạ Có Thể Bằng 0
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ Góc Khúc Xạ Bao Giờ Cũng Lớn Hơn Góc Tới
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ, Góc Khúc Xạ. Có Thể Lớn Hơn Hoặc Nhỏ Hơn
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ, Góc Khúc Xạ. Có Thể Lớn ...
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ, Góc Khúc Xạ. Có Thể ...
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ, Góc Khúc Xạ Có Thể ...
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ, Góc Khúc Xạ Có Thể Lớn Hơn, Nhỏ Hơn ...
-
Khi Góc Tới Bằng 0 độ Thì Góc Khúc Xạ Như Thế Nào? - TopLoigiai
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ, Góc Khúc Xạ Có Thể Lớn ... - Vietjack.online
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ A. Góc Khúc Xạ Bao Giờ Cũng Nhỏ Hơn Góc ...
-
Chọn Câu Trả Lời đúng. Trong Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng
-
Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng Là Gì? Nguyên Nhân Và Công Thức?
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng Góc Khúc Xạ Tỉ Lệ Thuận Với Góc Tới.
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng Khi Góc Tới Bằng 0 Góc Khúc Xạ ...
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng, Góc Khúc Xạ R Là Góc Tạo Bởi