Trồng Keo Bao Nhiêu Năm Thu Hoạch
Có thể bạn quan tâm
Kỳ 1: Giá gỗ keo rẻ như củi
Từ năm 2010 đến nay, Tuần Giáo là huyện tiên phong trồng cây keo. Diện tích trồng keo chủ yếu nằm trong quy hoạch rừng sản xuất, một phần diện tích rừng phòng hộ và trồng tại các cơ quan công sở, ven đường giao thông. Ðến nay, Tuần Giáo cũng là địa phương có nhiều diện tích cây keo đến kỳ thu hoạch lớn nhất tỉnh nhưng đang khó tìm “đầu ra”. Ngược lại, hiện nay huyện Mường Nhé lại rất… quyết tâm trồng keo.
Trong muốn ra…
Giai đoạn 2010 - 2016, huyện Tuần Giáo đã trồng được gần 3,1 triệu cây keo, tương đương gần 1.500ha. Ðến nay, những rừng keo trồng từ năm 2010 đã đến kỳ thu hoạch trắng, diện tích trồng năm 2013 đã có thể thu hoạch tỉa thưa. Người trồng keo huyện Tuần Giáo đang rất muốn thu hoạch để tăng thu nhập nhưng khó tìm người mua. Trước đây, người trồng rừng có phần yên tâm khi trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến gỗ. Nhưng nay cả 2 nhà máy đã ngừng hoạt động. Trong khi các thương lái tỉnh Sơn La lên thu mua nhỏ lẻ mà giá keo lại rẻ, “bèo” hơn giá bán củi.
Ông Quàng Văn É, bản Ngúa ngoài, xã Quài Tở (huyện Tuần Giáo) tỉa cành, chăm sóc rừng keo.
Năm 2013, hưởng ứng chủ trương trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc của UBND huyện Tuần Giáo, 80 hộ dân của 2 bản: Ngúa trong và Ngúa ngoài (xã Quài Tở) đã trồng tập trung gần 30ha cây keo tại những diện tích nương luân canh bỏ hoang lâu năm. Sau gần 6 năm chăm sóc, bảo vệ, rừng keo của 2 bản phát triển tốt, cây to đường kính từ 25 - 30cm. Ở giai đoạn phát triển này, chủ rừng có thể thu hoạch tỉa thưa để những cây nhỏ phát triển. Song, gần 1 năm nay, mặc dù người dân đã nỗ lực liên hệ tìm đối tác nhưng vẫn chưa có cá nhân hay đơn vị nào thu mua.
Ông Quàng Văn É, bản Ngúa ngoài, cho biết: Gia đình tôi trồng hơn 1ha keo. Năm 2013, trồng rừng theo chương trình trồng cây phân tán của huyện, người dân chỉ được hỗ trợ cây giống, không được hỗ trợ tiền chăm sóc, bảo vệ. Tuy nhiên, dân bản vẫn chăm sóc, bảo vệ rất tốt, nhiều hộ còn vào rừng chặt tre làm hàng rào xung quanh mảnh nương trồng keo để ngăn trâu, bò phá hại. Theo tính toán, trồng 1ha keo mất thời gian khoảng 5 - 7 năm nhưng thu nhập gấp nhiều lần so với làm nương truyền thống. Tưởng mọi việc tiến triển thuận lợi nhưng đến khi được thu hoạch thì nhà máy chế biến gỗ không còn, tìm tư nhân để bán thì cũng không có ai mua. Vài năm gần đây, rất nhiều lần UBND huyện dẫn các đoàn kiểm tra, giám sát các cấp đến thăm rừng keo của bản, bà con kiến nghị nhiều về “đầu ra” cho cây keo nhưng đến nay keo vẫn không bán được.
Tương tự xã Quài Tở, hiện nay thị trấn Tuần Giáo có khoảng 270ha cây keo trồng trong giai đoạn 2013 - 2016. Ngoài ra, có khoảng 100ha do người dân tự trồng từ năm 2010. Ông Bạc Cầm Thủy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tuần Giáo, cho biết: Hiện nay, diện tích keo được trồng từ năm 2010 đã có thể khai thác. Vừa qua, tại thị trấn cũng có vài hộ gia đình khai thác gỗ keo song giá bán quá rẻ lại dừng. Hiện nay, các thương lái Sơn La chỉ thu mua gỗ keo với giá 400.000 đồng/m3 còn nếu bán cho các công ty xây dựng làm cọc cốt pha hoặc các xưởng mộc thì có giá 4 - 5 triệu đồng/m3. Mặc dù chênh lệch giá rất lớn nhưng các xưởng mộc hoặc công ty xây dựng mua số lượng rất ít, hầu như không đáng kể.
Ở thị trấn Tuần Giáo có 18 hộ dân liên kết thành lập 1 tổ trồng rừng sản xuất với tổng diện tích 300ha. 100% diện tích rừng đều đến kỳ khai thác. Tuy nhiên, do giá bán quá rẻ nên người dân dừng kế hoạch khai thác. Gia đình ông Lường Văn Ngọc, bản Ðông, thị trấn Tuần Giáo sở hữu khoảng 5ha keo trồng từ năm 2007 - 2010. Vừa qua, ông Ngọc liên hệ với thương lái từ Sơn La đến để bán gỗ keo. Nhưng vì giá keo quá rẻ nên mới thu hoạch được 3,5ha buộc phải dừng khai thác. Ông Ngọc cho biết: Rừng keo đã trồng hơn 10 năm nên tôi có kế hoạch khai thác toàn bộ để trồng lượt cây mới. Nhưng bán gỗ keo với giá 400.000 đồng/m3 như hiện nay thì không khác “ném tiền qua cửa sổ”. Vừa qua, tôi khai thác 3,5ha được 160m3 gỗ thu được hơn 60 triệu đồng. Các lái buôn đưa ra các yêu cầu rất ngặt nghèo: gỗ loại 1 có giá 750.000 đồng/m3 nhưng phải đảm bảo đường kính từ 30cm trở lên; gỗ loại 2 giá 400.000 đồng nhưng chỉ lấy đoạn thẳng, không lấy gốc, ngọn. Bán lẻ cho các doanh nghiệp xây dựng làm cốt pha hoặc bán cho xưởng mộc thì được giá khoảng 4 triệu đồng/m3, nhưng không thể khai thác đồng loạt. Nếu kéo dài thêm 1 - 2 năm nữa cây keo bị rỗng ruột thì không thể bán được. Do “đầu ra” cho cây keo gặp khó khăn nên từ năm 2016 đến nay, huyện Tuần Giáo không còn chú trọng phát triển cây keo mà thay vào đó là các loại cây như: Dổi, mỡ.
… ngoài muốn vào
Trong khi các huyện: Tuần Giáo, Ðiện Biên đã bắt đầu ngừng trồng cây keo để chuyển sang trồng các loại cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao hơn thì huyện Mường Nhé lại khuyến khích người dân trồng, phát triển cây keo. Huyện ủy Mường Nhé đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ và phát triển rừng gắn với sắp xếp ổn định dân cư góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến năm 2020, toàn huyện trồng được 2.700ha rừng keo (cả giai đoạn phấn đấu trồng 8.000 - 10.000ha, bình quân 2.000ha/năm).
Theo đó, huyện Mường Nhé sẽ tập trung trồng rừng sản xuất thành vùng nguyên liệu tập trung nhằm đảm bảo cho việc xây dựng nhà máy chế biến gỗ có công suất 30.000m3/năm. Theo tính toán, dự kiến mỗi hộ dân trồng rừng sản xuất có thu nhập bình quân từ 400 triệu đồng/ha/chu kỳ kinh doanh trở lên, tương đương 80 triệu đồng/ha/năm. Thực hiện mục tiêu Nghị quyết, bình quân mỗi năm, huyện Mường Nhé phấn đấu trồng mới hơn 2.000ha và có 9/11 xã (trừ 2 xã Sen Thượng và Sín Thầu) được phân bổ chỉ tiêu mỗi năm trồng mới 200ha rừng keo. Ông Nguyễn Quang Sáng, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé, cho biết: Huyện Mường Nhé đã nghiên cứu rất kỹ và quyết định lựa chọn trồng cây keo tai tượng vào những diện tích quy hoạch rừng sản xuất. Thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, trồng keo chu kỳ thu hoạch khoảng 5 - 7 năm. Người dân trồng keo được hỗ trợ cây giống và được Nhà nước hỗ trợ gạo ăn trong suốt 7 năm chăm sóc, bảo vệ tiếp theo. Khi hết thời gian được hỗ trợ gạo thì rừng keo cũng đến thời gian khai thác. Sau khi xây dựng thành công vùng nguyên liệu, huyện sẽ kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến đa mục đích trên địa bàn để đảm bảo đầu ra, như: Phần cây thẳng thì chế biến ván sàn; phần cong, gấp khúc thì chế biến ván dăm, gỗ ép và phần ngọn dùng để chế biến phên gỗ… Tuy vậy, để thực hiện được kế hoạch trên thì điều bắt buộc phải trồng thành công vùng nguyên liệu.
Kỳ 2: Chưa xác định rõ thị trường tiêu thụ
Với hàng trăm diện tích trồng rừng sản xuất tại xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết), người trồng rừng rưng rưng nước mắt sau nhiều năm đầu tư.
Lãi thấp
Thiện Nghiệp là một xã vùng ven phía đông của thành phố Phan Thiết. Diện tích trồng rừng sản xuất của toàn xã gần 332 ha, với keo lá tràm, keo lai - cây trồng rừng chủ lực ở vùng đồi cát khô cằn “thừa nắng, thiếu nước”. Thời gian qua, cây keo góp phần không nhỏ trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, chống cát bay; mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho ngành sản xuất giấy, chế biến gỗ mang lại nguồn thu cho người nông dân. Năm 2022, diện tích trồng rừng sản xuất giảm hơn 18 ha, do thu hoạch chưa trồng mới lại.
Tuy nhiên, nguồn thu từ trồng rừng sản xuất trong thời gian gần đây không cao, dẫn đến người trồng không có lãi. Trong khi đó, thời gian đầu tư kéo dài 5 - 7 năm mới thu hoạch. Giá bán mỗi ha cây keo 5 - 7 tuổi, dao động từ 25 - 30 triệu đồng/ha, tùy thuộc vào thân cây to hay nhỏ, chất lượng cây xấu hay đẹp. Sau khi trừ chi phí, người trồng lãi khoảng 15 - 20 triệu đồng/ha, một lợi nhuận không đáng kể. Trong 2 năm đầu khi vừa mới xuống giống, người trồng xen canh trồng dưa lấy hạt, cây đậu, mè, mì, khoai… Từ năm thứ 3 trở đi, cây keo trong giai đoạn sinh trưởng, tạo tán không thể trồng xen canh cây ngắn ngày. Đó là thông tin từ những người trồng keo.
Nếu trồng keo bằng hom giống mua ở khu vực Đồng Nai, cây phát triển tốt trong điều kiện thời tiết có mưa nhiều giai đoạn cây vừa xuống giống đến 3 tuổi, thì sẽ thu hoạch trong vòng 5 năm. Thời tiết không thuận lợi, mất 7 năm mới thu hoạch. Nếu trồng bằng hạt, thì thời gian để cây sinh trưởng, phát triển là 10 năm mới đúng tuổi khai thác. Sau khi khai thác, người trồng phải cải tạo lại đất trồng trong vòng 1 - 2 năm, mới xuống giống keo mới. Ông Lê Tư, người trồng keo ở xã Thiện Nghiệp chia sẻ: “Như tính toán, đầu tư 5 - 7 năm lãi 15 triệu đồng/ha, mỗi năm chưa tới 3 triệu đồng. Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt!”
Đâu là nguyên nhân?
Ông Lê Nguyên Vũ, người trồng keo ở Thiện Nghiệp với diện tích vài chục ha, cho biết: người trồng rừng sản xuất trên vùng đồi cát khô cằn, càng ngày càng gặp khó trong mọi mặt. Vùng đồi cát Thiện Nghiệp vốn dĩ khô hạn, tìm được cây trồng phù hợp không dễ, chỉ có cây keo mới có sự chống chọi. Do sự biến đổi khí hậu, số ngày mưa và lượng mưa đều ít hơn, mạch nước ngầm cũng cạn kiệt. Khi xuống giống gặp thời tiết nắng hạn kéo dài, cây giống chết gần 50 - 70%. Mặt khác, cũng có tình trạng, cây sống được 1 - 2 tuổi thì bị sâu đục thân, phá cây chết hàng loạt, thường xảy ra cây hom giống. Dẫu có cải tạo đất, nhưng đất bị “chai” (bạc màu).
Thêm vào đó, giá cây giống mua từ Đồng Nai về đến Thiện Nghiệp cộng cả chi phí vận chuyển, là 1.100 đồng/cây, chưa kể các hao hụt khác. Nhìn chung, giá giống tương đối cao. Còn giá bán cây tới tuổi khai thác không có sự gia tăng. Giá 25 - 30 triệu đồng/ha vẫn “đứng yên” trong nhiều năm nay. Theo các thương lái, cây keo trồng ở vùng khô hạn, điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, ít phân bón thì cây chậm lớn, thời gian chờ thu hoạch kéo dài, thân cây không to. Một khi thân cây không đạt, chất lượng không cao, chủ yếu làm nguyên liệu giâm, ắt hẳn giá thành sẽ thấp.
Mặt khác, là hình thức mua bán mão (mua bán xô) - bán cả vườn tồn tại trong nhiều năm. Nghĩa là thương lái dạo 1 vòng trên diện tích cây keo, và ngã giá với người trồng, cứ bao nhiêu diện tích (ha) cây keo thì bấy nhiêu tiền. Sau khi thỏa thuận giá trả tiền đầy đủ, thương lái đưa máy vào cưa và phân loại cây. Nhánh cây phân vào củi, thân nhỏ phân vào nguyên liệu giâm, thân cây nào tốt làm gỗ chế bến sản phẩm nội thất. Người trồng bán thô, bán cả vườn làm sao có lãi; trong khi thương lái bán theo phân loại tính bằng mét khối, cũng là một sự chênh lệch lớn về thu lãi, ông Tư chia sẻ.
Qua thông tin trên cho thấy, cây keo là cây chủ lực trên diện tích đất rừng sản xuất ở xã Thiện Nghiệp. Mặc dù mang lại lợi nhuận không đáng kể, nhưng người trồng chưa biết thay thế bằng loại cây trồng nào phù hợp, mang lại giá trị cao về năng suất, chất lượng cũng như giá thành. Thiết nghĩ, địa phương và các cơ quan liên quan giúp người trồng nghiên cứu lại điều kiện thổ nhưỡng, loại cây trồng lâm nghiệp, chất lượng cây giống, chính sách hỗ trợ, sự liên kết phân loại và bán sản phẩm để việc trồng rừng của người dân mang lại hiệu quả cao hơn trong thu nhập.
Từ khóa » Trồng Keo Mấy Năm Thu Hoạch
-
Tan Giấc Mơ... Keo! - Báo Người Lao động
-
Tư Vấn - Cây Keo Lai
-
Gỗ Keo Tăng Giá Mạnh, Người Trồng Rừng Vui Hơn Tết
-
Giật Mình, Thấy Sợ Cây Keo! - Tuổi Trẻ Online
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Keo - Nuibavi
-
Nghề Thu Hoạch Gỗ Keo - VnExpress
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Keo Thu Hoạch Gỗ Nhanh - 2lua
-
Trồng Keo Lai Bao Lâu Thu Hoạch
-
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Keo, Tràm Trên đất Kỳ Hoa
-
Trồng Cây Keo, Nông Dân Thu Lợi Nhuận 200 Triệu/ha | VTC16
-
Thiện Nghiệp: Lợi Nhuận Từ Cây Keo Thấp, Vì đâu? - Báo Bình Thuận
-
Gỗ Keo Tăng Giá, Không Vì Lợi Trước Mắt Mà "ăn Non" - Báo Đắk Lắk
-
Cây Keo: đặc điểm, Công Dụng, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Lai | Kinh Nghiệm Làm ăn