Trống Lẫy – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Trống lẫy là một nhạc cụ thuộc bộ gõ, thuộc loại trống nhỏ, mặt dưới trống có hàng dây kim loại song song nhau như một cái lẫy dạng lưới. Trong tiếng Pháp, loại trống này gọi là caisse claire (ket-xơ kle), còn trong tiếng Anh tên trống này là snare drum (IPA: /'sneə drʌm/) nên một số người Việt thường gọi nó một cách nôm na là "trống xơ-nia".[1][2][3][4] Theo phân loại của hệ Hornbostel-Sachs phổ biến hiện nay, thì trống lẫy thuộc loại nhạc cụ màng, vì có lớp màng bằng da phủ mặt trống.
Đây là loại trống có trong biên chế chính thức của dàn nhạc giao hưởng và của nhiều dàn nhạc khác hiện nay, đặc biệt là trong nhạc Jazz, nhạc Pop, quân nhạc, v.v. Trong biểu diễn hiện nay, trống thường được đặt một phía bên của dàn nhạc, trong dàn trống của một tay trống cũng đặt ở phía bên, nên cũng còn gọi là trống bên (side drum) để phân biệt với trống lớn ở giữa (nếu có).[5]
Lược sử
[sửa | sửa mã nguồn]- Trống lẫy có thể bắt nguồn từ một loại trống thời trung cổ gọi là "tabor", vốn là một loại trống có dây xâu lại ở dưới mặt đáy.[6][7] Loại "tabor" có kiểu hai mặt da và kiểu chỉ có một mặt da,[8] và loại sau có thể là "tổ tiên" của trống lẫy hiện nay. Đến thế kỷ XV, ở châu Âu, kích thước của trống "tabor" to ra và dày hơn, có lắp lẫy bằng dây kim loại. Loại trống lẫy này trở nên phổ biến trong đội quân đánh thuê Thụy Sĩ, suốt đến thế kỷ XVI.
- Sau đó, do tiến bộ công nghệ, trống được cải tiến nhiều: sử dụng vít để căng lẫy, tạo ra âm thanh theo ý muốn vào thế kỷ XVII, sử dụng các vít để căng mặt da của trống vào thế kỷ XVIII.[9]
- Loại trống thô sơ của Thụy Sĩ được ghi nhận trong một cuốn sách viết ra ở Basel, Thụy Sĩ vào năm 1610.[10] Sau đó, lan truyền sang nhiều vùng lãnh thổ khác vào thế kỉ XIX (trong cuốn sách của Charles Ashworth năm 1812[11]), rồi cải tiến như dạng thường thấy ngày nay.[12]
Cấu tạo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trống lẫy có hình trụ, đường kính khoảng 35 – 40 cm, sâu khoảng 13 – 15 cm, phía dưới của mặt da trống có các dây kim loại song song với nhau, gọi là lẫy, căng sát mặt da. Trống lẫy diễu hành có kích thước lớn hơn.
- Thành trống có thể chế tạo từ gỗ, kim loại hoặc nhựa tổng hợp. Tang trống có các ốc điều chỉnh giúp mặt da có độ căng thích hợp cũng như độ căng của lẫy.[3][5] Trống thường được gõ bằng dùi trống, nhưng cũng có khi bằng chổi trống, tùy theo yêu cầu phát âm thanh từ trống này.
- Các bộ phận chính nhìn bên ngoài trống
- Phía dưới trống, sát mặt da trống là lẫy bằng dãy các dây kim loại xoắn lò xo, song song nhau.
- Có thể đeo trống khi diễu hành, đánh bằng dùi trống.
- Chổi trống
- Trống lẫy diễu hành.
Đặc điểm thanh âm
[sửa | sửa mã nguồn]- Trống lẫy tạo ra thanh âm thanh nảy (staccato),[13] sắc nét và không rền vang như trống không có lưới kim loại và trống to. Khi gõ trống bằng dùi trống, sự rung động của mặt da kèm theo tiếng dây kim loại va chạm nhau và va chạm với mặt da dưới, tạo ra nhiều âm sắc khác nhau hòa lẫn với nhau.
- Trống lẫy là loại trống linh hoạt, có thể biểu hiện những tiết tấu mềm mại nhất cũng như tiết tấu hành khúc. Cường độ thanh âm lớn nhất khi gõ bằng dùi trống lên mặt da hoặc tang trống là khoảng +120 dB.
- Ngoài ra, có thể thay đổi thanh âm của trống bằng các dạng que gõ khác nhau, cho hiệu quả âm sắc khác nhau: dùng dùi trống bằng gỗ, dùi trống có bọc da hoặc vải dày, bằng chổi trống,...
Nguồn trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Từ điển Anh Việt - English”.
- ^ “snare drum”.
- ^ a b “Snare drum musical instrument”.
- ^ “HỌC NHẠC ONLINE CƠ BẢN”.
- ^ a b “CAISSE CLAIRE”.
- ^ “History of the snare drum”. Drummuffler.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Another short history of the snare drum”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
- ^ “Definition of Tabor”. Merriam-webster.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Profile of the Snare Drum - Percussions”. Musiced.about.com. ngày 10 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Basler Pfyffersyte - Repertoire vo de Clique 2005”. Pfyffersyte.ch. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
- ^ Ashworth, Charles (1812). A new, useful and complete system of drum beating including the reveille, troop, retreat, officer's calls, signals, salutes, and the whole of the camp duty as practiced at head quarters, Washington City: intended particularly for the United States Army and Navy. Boston, Massachusetts: G. Graupner.
- ^ “The development of Drum Rudiments, by W F Ludwig”. Rudimentaldrumming.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Thuật ngữ âm nhạc bằng tiếng Ý”.
- Trống
- Nhạc cụ
- Bộ gõ (nhạc cụ)
- Âm nhạc
Từ khóa » Trong Lẩy
-
4 Xét Nghiệm Dị ứng Quan Trọng: Lẩy Da, áp Da, Huyết Thanh, Thử ...
-
Tổng Quan Các Rối Loạn Dị ứng Và Atopi - Miễn Dịch Học - MSD Manuals
-
Những Điều Quý Vị Cần Biết Về Các Biến Thể | CDC
-
ông Nguyễn Phú Trọng Lẩy Kiều Hồ Tôn Hiến Giữ Mình ... - YouTube
-
Trồng Môn Lấy Ngó Cho Lợi Nhuận Cao | THDT - YouTube
-
Phó Tổng Thống Mỹ Lẩy Kiều Khi Gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
-
Sử Dụng Bút Lấy Mẫu Màu để Khớp Màu Trên Trang Chiếu Của Bạn
-
Lưu ý Quan Trọng Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà
-
Giới Thiệu Về Các Tác Vụ Lấy Trong Phím Tắt Trên IPhone Hoặc IPad
-
Lấy ảnh Chụp Màn Hình Hoặc Bản Ghi Màn Hình Trên Máy Mac
-
Trồng Sen Lấy Ngó - Báo Cà Mau
-
Lệnh Lấy Trứng Rồng Trong Minecraft
-
Dịch Vụ Lấy Mẫu Xét Nghiệm Tại Nhà ở Bắc Giang: Chính Xác, Tiện ích