Trong Lĩnh Vực Văn Học - Hocmai

Lịch sử

Trong lĩnh vực văn học
  • Lép Tôn-xtôi
  • Mác Tuên
  • Ban-dắc
  • Tago R.
  • Lỗ Tấn

Lép Tôn-xtôi

Tônxtôi (Lep) (1828-1910)Lep Tônxtôi, tức bá tước Lép Nikôlaiêvitsơ Tônxtôi (Lev Nikôlaievitch Tolstoi) - nhà văn lớn của nước Nga. Lép Tônxtôi xuất thân trong một gia đình quý tộc nông thôn. Thời thơ ấu và niên thiếu, Lép Tônxtôi sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở ấp Iaxnaia Pôliana của gia đình (thuộc tỉnh Tula, cách Matxcơva chừng 200 km về phía Nam). Tônxtôi say sưa tìm đọc các tác phẩm văn học trong thư viện của cha mình có tới hàng vạn cuốn.

Năm 16 tuổi, Tônxtôi được gia đình gửi tới Cadan học đại học. Lúc đầu, ông học ngành ngôn ngữ phương Đông, sau đổi sang ngành Luật. Được hai năm, ông bỏ trường đại học và gia nhập quân đội. Lép Tônxtôi đã cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ thành phố Xêvaxtôpôn trước cuộc tấn công của liên quân Anh - Pháp trong chiến tranh Crưm (1853-1856). Tônxtôi đã viết một số truyện ký về Xêvaxtôpôn ca ngợi những hành động anh hùng của những người lính Nga chân chính.

Sau khi xuất ngũ, Tônxtôi đi du lịch qua nhiều nước châu Âu, sau trở về sống ở ấp của mình và hết lòng giúp đỡ những người nông dân nghèo. Để sáng tác bộ tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình, Tônxtôi tìm về những vùng đất từng in dấu cuộc chiến đấu bền bỉ và anh dũng của quân dân Nga chống cuộc xâm lăng của Napôlêông I. Bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ này (gồm 4 tập, được viết từ 1864-1869) đã tái hiện một cách sinh động cuộc chiến đấu ngoan cường và chiến thắng hiển hách của quân dân Nga đầu thế kỷ XIX� chống lại cuộc xâm lược quân Pháp dưới quyền thống lĩnh của Napôlêông và đã khẳng định một chân lý: nhân dân là lực lượng quyết định lịch sử.

Mấy năm sau, Tônxtôi đưa ra một kiệt tác thứ hai, Anna Karênina (1877). Trong tác phẩm này, nhà văn đã tỏ ra có khả năng phân tích tâm lý tuyệt vời và đã lớn tiếng tố cáo luật pháp vô nhân đạo của xã hội quý tộc tư sản Nga, ước vọng đem lại tự do và cuộc sống no đủ, yên vui cho nhân dân. Tônxtôi còn phơi bày cái xấu của nhà thờ Chính thống giáo Nga tham gia tước đoạt hạnh phúc của con người, đày đọa nhân dân trong vòng tăm tối, nghèo khổ và bất hạnh trong tác phẩm Phục sinh (1899). Giáo hội Chính thống giáo Nga đã nguyền rủa ông là kẻ phản chúa. Ngoài ra ông còn viết một số tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch ... biểu lộ tư tưởng phản kháng của ông. Toàn bộ tác phẩm của Lép Tônxtôi đã được Lênin coi là "Tấm gương phản� ánh cách mạng Nga" thế kỷ XIX.

Về đời tư, Lép Tônxtôi gặp nhiều đau khổ. Ông lấy vợ lúc 35 tuổi, vợ ông là Xôphia Anđrâyepana kém ông 17 tuổi. Khoảng chục năm đầu, vợ chồng ông sống với nhau hạnh phúc. Nhưng về sau, ông thay đổi tính nết. Ông từ bỏ mọi danh vọng và của cải, sống và lao động như một người nông dân, ông viết những bài thuyết kêu gọi hòa bình, chấm dứt chiến tranh và thủ tiêu nghèo đói. Vợ ông ngược lại, vẫn ham danh vọng, muốn sống xa hoa, giàu có nên thường xuyên đay nghiến ông. Vào một đêm tuyết rơi đầy trời (10/1910). Tônxtôi đã 82 tuổi, bỏ nhà ra đi. Mười một ngày sau, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại một nhà ga xe lửa vì bệnh sưng phổi. Được tin ông mất, hàng vạn người từ Matxcơva và khắp nơi trên đất nước Nga xa xôi tìm đến tận ấp Iaxnaia Pôliana để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Mác Tuên

Mac Tuên (1835 – 1910) là bút danh của S.L Clemơnx. Tuổi thơ gắn liền với dòng sông Mixixipi. 12 tuổi bước vào cuộc đời phiêu bạt kiếm sống: làm thủy thủ, đi tìm vàng, làm phóng viên, viết văn, đi nhiều nơi ở châu Mĩ La tinh và sang cả châu Âu. Sử dụng ngôn ngữ dân gian và chất hài hước đặc biệt Mĩ với cảnh sắc miền Tây là nét đặc sắc nghệ thuật của Mac Tuên. Tác phẩm nổi tiếng nhất: Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoyơ (1876) và Những cuộc phiêu lưu của Hâc Fin (1884).

Ban-dắc

05-20-2007, 05:05 PM Ônôrê đờ Bandắc, nhà van hiện thực lớn của nước Pháp sinh ngày 20-5-1799. Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Tua nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp đại học luật khoa ông làm thông sự ở toà án. Sau thấy mình có thiên hướng viết van, ông chuyển sang viết van. Ông làm việc hết sức cần cù. Ông viết di viết lại, sửa chữa nhiều lần những trang bản thảo của mình. Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, quan sát cuộc sống và đọc sách tham khảo. Trong hơn 20 nam cặm cụi, ông đã viết tới 96 cuốn, tập hợp thành bộ sách mang tên "Tấn trò đời". "Tấn trò đời" là bức tranh rộng lớn, đa dạng, miêu tả trung thực sinh động xã hội Pháp ở nửa đầu thế kỷ XIX. Bandắc đã lột trần những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Đối với giai cấp tư sản giàu có là hình ảnh đáng thương của những người bình dân chỉ mong muốn một cuộc sống yên ổn mà không được. Trong kho tàng đồ sộ này, các tiểu thuyết đặc biệt xuất sắc là "Miếng da lừa", "Ơgiêni Grangđê", "Lão Gôriô", "Vỡ mộng", "Trời không có mắt"... Bandắc mất vào ngày 18-8-1850

Tago R.

TAGO R.:

(Rabindranath Tagore; 1861 - 1941), nhà văn, nhà văn hoá lớn Ấn Độ. Xuất thân trong gia đình quý tộc Ba La Môn có nhiều người là nhân tài của đất nước. Cha là Đêbenđranat Tago (Debendranath Tagore), triết gia, nhà cải cách xã hội. Thủa nhỏ, Tago nổi tiếng thông minh, tự học, giỏi văn, biết ngoại ngữ; 8 tuổi đã làm thơ, 11 tuổi dịch tác phẩm "Macbet" ("Macbeth") của Sêchxpia (W. Shakespeare) ra tiếng Bengali. Tago còn soạn nhạc, vẽ và viết kịch..., mặt nào cũng đạt đỉnh cao của tài năng. Tago yêu nước, yêu hoà bình, có lòng nhân đạo sâu sắc. Năm 1901, lập Trường Xantinikêtan (Santiniketan) cho con em nông dân ăn học. Tago coi trọng truyền thống văn hoá Ấn Độ, kết hợp văn hoá Đông và Tây, mở Trường Đại học Vixva - Bharati (Visva - Bharati) (1921), thu hút thanh niên thế giới đến tìm hiểu văn hoá Ấn Độ. Từ 1916, Tago đi thăm nhiều nước để tìm hiểu văn hoá các nước đó. Tago để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, tiêu biểu nhất là "Thơ dâng" (1912); thơ tình nổi tiếng: "Người làm vườn" (1914), "Tặng phẩm của người yêu" (1914); thơ trẻ em "Trăng non" (1915); kịch: "Lễ máu" (1890), "Phòng bưu điện" (1913); tiểu thuyết: "Đắm thuyền" (1906), "Gôra" (1910). Ngoài ra còn có hàng nghìn truyện ngắn, luận văn, bút kí, ca khúc và tranh vẽ, vv.

Tago không phải là nhà văn hiện thực thuần tuý, mà theo phong cách lãng mạn trữ tình và được xem là "ngôi sao sáng của thời Ấn Độ Phục hưng". Giải thưởng Nôben (1913) về tập "Thơ dâng".

Tago R.

Lỗ Tấn

Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được giới nghiên cứu văn chương coi là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là AQ chính truyện.

Tiểu sử

Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, hiệu Dự Tài, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang trong một gia đình quan lại đã sa sút. Cha của ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ của ông là Lỗ Thụy. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ. Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thủy sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kỹ sư mỏ địa chất). Năm 1902, Lỗ Tấn du học Nhật Bản, tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức yêu nước của người Trung Quốc. Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở trường Đại học Tiên Đài. Năm 1906, ông thôi học và bắt đầu hoạt động văn nghệ bằng việc dịch và viết một số tiểu luận giới thiệu các tác phẩm văn học châu Âu như thơ Puskin, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Jules Vernes. Năm 1909, vì hoàn cảnh gia đình, Lỗ Tấn trở về Trung Quốc. Ông dạy ở trường trung học Thiệu Hưng và có làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng một thời gian. Từ 1920 đến 1925, Lỗ Tấn làm việc tại các trường Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm Bắc Kinh và Đại học nữ Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1926, ông tới Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) và làm việc tại trường Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, Lỗ Tấn đến Quảng Châu, làm trưởng phòng giáo vụ kiêm chủ nhiệm khoa văn của trường Đại học Trung Sơn. Tháng 10 năm 1927, ông rời Quảng Châu tới Thượng Hải và ở lại đây đến lúc qua đời (1936).

Sự nghiệp văn học

Lỗ Tấn rất ưa thích các tác phẩm của Nikolai Gogol. Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol. Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn. Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học thế giới ra tiếng Trung.

Từ khóa » Giới Thiệu Về Lép Tônxtôi