Trong Lục Lạp Chất Diệp Lục Và Các Enzim Quang Hợp Neo đậu ở Vi Trí ...

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 32: Ôn tập phần một và phần hai (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 32 trang 107 : Hãy viết sơ đồ liệt kê các cấp tổ chức của sinh giới và cho biết các cấp nào là cấp tổ chức cơ bản? Vì sao?

Lời giải:

Các cấp tổ chức chính của hệ thống sống:

Tế bào ⇒ Cơ thể ⇒ Quần thể – Loài ⇒ Quần xã ⇒ Hệ sinh thái – Sinh quyển.

– Tế bào: là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào.

– Cơ thể: là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường.

– Quần thể – loài : các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tạo nên cấp quần thể.

– Quần xã: là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.

– Hệ sinh thái – sinh quyển: Tập hợp tất cả các quần xã sống trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Sinh quyển bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau.

+ Hệ sinh thái: Các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tương tác với môi trường sống của chúng.

+ Sinh quyển: Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Đó là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

⇒ Cấp tổ chức sống cơ bản là tế bào vì: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 32 trang 107 : Hãy viết sơ đồ liệt kê các thành phần hóa học của tế bào và cho biết các phân tử?

Lời giải:

Nhóm Các nguyên tố có trong tế bào
Các nguyên tố chủ yếu C, H, O, N
Các nguyên tố đại lượng C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na…
Các nguyên tố vi lượng Mn, Zn, Cu, Mo…

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 32 trang 108: Hãy điền nội dung vào các bảng sau sao cho phù hợp.

Bảng 32.1. So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Dấu hiệu so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
1. Vỏ nhầy
2. Thành tế bào
3. Màng sinh chất

4. Tế bào chất:

+ Ribôxôm

+ Bào quan khác

5. Nhân:

+ Màng nhân

+ Nhân con

+ NST

Bảng 32.2. Cấu trúc và chức năng màng của các bào quan

Bào quan Cấu trúc màng Chức năng của màng
1. Ti thể
2. Lục lạp
3. Lưới nội chất trơn
4. Lưới nội chất hạt
5. Bộ máy Gôngi
6. Lizôxôm
7. Không bào
8. Ribôxôm
9. Trung thể

Bảng 32.3. Cấu trúc và chức năng của tế bào

Cấu trúc của tế bào Đặc điểm cấu trúc Chức năng
Màng sinh chất
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
Bộ máy Gôngi
Màng nhân
Ribôxôm
Nhân
Ti thể
Lục lạp
Không bào
Trung thể
Vi sợi
Vi ống

Lời giải:

Bảng 32.1. So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Dấu hiệu so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
1. Vỏ nhầy Có lông, roi, vỏ nhầy. Không có vỏ nhầy.
2. Thành tế bào Peptiđôglican. Xenlulozơ và peptiđôglican, hemixenlulozơ.
3. Màng sinh chất Có màng bao bọc vật chất di truyền. Không có màng bao bọc vật chất di truyền.

4. Tế bào chất:

+ Ribôxôm

+ Bào quan khác

+ Chỉ có một bào quan là ribôxôm.

+ Không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc

+ Ribôxôm lớn hơn.

+ Có các hệ thống phân chia tế bào thành các xoang riêng biệt, có nhiều bào quan có màng bao bọc (Gôngi, Lizôxôm…).

5. Nhân:

+ Màng nhân

+ Nhân con

+ NST

Chưa có nhân điển hình chỉ có vùng tế bào chất chưa AND Có nhân hoàn chỉnh: có màng nhân, trong nhân có chất nhiễm sắc và hạch nhân

Bảng 32.2. Cấu trúc và chức năng màng của các bào quan

Bào quan Cấu trúc màng Chức năng của màng
1. Ti thể Màng kép (hai màng bao bọc). Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang cơ thể.

Màng ngoài: bảo vệ.

Màng trong: tăng diện tích bề mặt.

2. Lục lạp Màng kép (hai màng), bên trong chứa chất nền strôma (có ADN và ribôxôm) và các hạt grana được nối với nhau bằng hệ thống màng (do các túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau – tilacôit chứa diệp lục và enzim quang hợp). Bảo vệ lục lạp và chất nền bên trong.
3. Lưới nội chất trơn Màng đơn Tổng hợp lipit, pôlisaccarit và khử độc.
4. Lưới nội chất hạt Màng đơn, trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào Tổng hợp prôtêin màng.
5. Bộ máy Gôngi Màng đơn, dẹp, chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung.

Bảo vệ bộ máy Gôngi. Là nơi thu nhận một số chất như prôtêin, lipit, đường…

Tạo ra các túi có màng bao bọc.

6. Lizôxôm Màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân Tiêu hóa nội bào.
7. Không bào Màng đơn, bên trong là dịch không bào. Bảo vệ và tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào.
8. Ribôxôm Không có màng bao bọc
9. Trung thể Không có màng bao bọc

Bảng 32.3. Cấu trúc và chức năng của tế bào

Cấu trúc của tế bào Đặc điểm cấu trúc Chức năng
Màng sinh chất

Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm-động được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và prôtêin. Các phân tử lipit và prôtêin có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng.

Tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào.

Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtêin khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau (dẫn truyền vật chất, tiếp nhận và truyền thông tin, enzim,…).
Lưới nội chất hạt Trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào Tổng hợp prôtêin màng.
Lưới nội chất trơn Có nhiều loại enzim. Tổng hợp lipit, pôlisaccarit và khử độc.
Bộ máy Gôngi Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng cách nhau, theo hình vòng cung. Là nơi thu nhận một số chất như prôtêin, lipit, đường rồi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó đóng gói và gửi đến nơi cần thiết trong tế bào hay để xuất bào.
Màng nhân Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài thường nối với mạng lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80 nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân. Bảo vệ nhân, cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
Ribôxôm Là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Thành phần hóa học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.
Nhân Nhân phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5μm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc. Là kho chứa thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.
Ti thể Ti thể có màng kép, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào phía trong chất nền tạo ra những mào trên đó có nhiều loại enzim hô hấp. Cung cấp năng lượng dưới dạng dễ sử dụng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào.
Lục lạp Mỗi lục lạp bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu (chất nền strôma) và các hạt nhỏ (grana). Mỗi hạt grana gồm các túi dẹp (tilacôit), trên mặt của màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim, tạo ra vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10-20nm là các đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa ADN và ribôxôm, nên có khả năng tổng hợp prôtêin cần thiết cho bản thân. Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
Không bào

Bào quan có cấu trúc màng đơn, có chứa nhiều chất hữu cơ và các ion khoáng.

Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi.

Có nhiều chức năng khác nhau tuỳ loại tế bào: chứa các chất dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố…
Trung thể Gồm 2 trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. Trung tử là ống hình trụ, rỗng, dài, có đường kính khoảng 0,13μm, gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng. Tham gia vào sự phân chia tế bào.
Vi sợi Là các ống prôtêin.

Là nơi neo giữ các bào quan và duy trì hình dạng.

Thành phần cấu tạo nên roi của tế bào.

Vi ống Là các ống prôtêin.

Là nơi neo giữ các bào quan và duy trì hình dạng.

Tạo nên bộ thoi vô sắc, thành phần cấu tạo nên roi của tế bào.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 32 trang 109 : Hãy viết sơ đồ tổng quát quá trình quang hợp. Cho biết trong tế bào sống, ATP được tạo ra và sử dụng như thế nào?

Lời giải:

– Sơ đồ quá trình quang hợp:

– Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron. Mỗi giai đoạn đều giải phóng ATP nhưng ở giai đoạn cuối là giải phóng nhiều ATP nhất (34 ATP).

– Sử dụng năng lượng ATP trong tế bào:

+ Tổng hợp nên chất hóa học cần thiết cho tế bào.

+ Vận chuyển các chất qua màng, đặc biệt là vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng.

+ Sinh công cơ học đặc biệt sự co cơ, họat động lao động.

Lời giải:

Vai trò:

– Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh.

– Nước là dung môi phổ biến nhất, là môi trường phân tán và môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào.

– Nước còn là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Do có khả năng dẫn nhiệt, toả nhiệt và bốc hơi cao nên nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung.

– Nước liên kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc tế bào.

Lời giải:

STT Các hợp chất Cấu trúc Chức năng
1 Cacbonhiđrat

– Mônôsaccarit : có từ 3-7 nguyên tử cacbon, hexôzơ (6C), pentôzơ (5C).

– Disaccarit: do 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau (loại bỏ 1 phân tử nước). Chúng có các công thức cấu tạo phân tử khác nhau.

– Pôlisaccarit: do nhiều phân tử đường đơn kết hợp với nhau tạo thành phân tử mạch thẳng (xenlulôzơ) hoặc mạch phân nhánh (tinh bột, glicôgen).

Saccarit là nhóm chất hữu cơ thường có lượng lớn và là nguyên liệu giải phóng năng lượng dễ dàng nhất (đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng, phổ biến nhất là glucôzơ).

Saccarit cũng là thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bào (ví dụ xenlulôzơ là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật).

Một số pôlisaccarit kết hợp với prôtêin có vai trò vận chuyển các chất qua màng sinh chất và góp phần “nhận biết” các vật thể lạ lúc qua màng. Glicôgen ở tế bào động vật và tinh bột ở tế bào thực vật đóng vai trò là nguổn dự trữ năng lượng

2 Lipit Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau. Lipit đơn giản được tạo từ glixêrol và axit béo nhờ liên kết este. Các lipit phức tạp ngoài thành như các lipit đơn giản còn có thêm các nhóm khác. Lipit có vai trò đặc biệt quan trọng cấu trúc nên hệ thống các màng sinh học (phôtpholipit, côlestêrôn). Ngoài ra, lipit còn là những nguyên liệu dự trữ năng lượng (mỡ và dầu), dự trữ nước rất tốt và tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác (các loại hoocmôn có bản chất là sterôit như estrôgen, các loại sắc tố như diệp lục, một số loại Vitamin A, D, E, K cũng là một dạng lipit).
3 Prôtêin Prôtêin là đại phân tử sinh học được cấu tạo nên từ các axit amin theo nguyên tắc đa phân nhờ các liên kết peptit bền vững. Prôtêin có nhiều bậc cấu trúc khác nhau tùy loại, trong đó cấu trúc bậc 1 quy định cấu trúc bậc 2, cấu trúc bậc 2 lại quy định cấu trúc bậc 3. Cấu hình không gian ba chiều quy định chức năng sinh học của prôtêin. Prôtêin là một đại phân tử sinh học có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào. Có thể tóm tắt chức năng của prôtêin như sau : cấu trúc, trao đổi chất, điều hoà sinh trưởng, vận động, bảo vệ, giá đỡ, thụ thể,…
4 Axit nuclêic

– ADN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (A, T, G, X). Các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết este phôtphat tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit theo chiều 5′ → 3′. Các nuclêôtit ở hai chuỗi của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T nhờ 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X nhờ 3 liên kết hiđrô.

– ARN là axit ribônuclêic được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. Có 4 loại đơn phân tham gia cấu trúc nên ARN là A, U, G, X. Có 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN.

– ADN đảm nhận chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật. Trình tự nuclêôtit trên các mạch pôlinuclêôtit chính là thông tin di truyền, nó quy định trình tự các ribônuclêôtit trên ARN cũng như trình tự các axit amin trên phân tử prôtêin.

– Mỗi loại ARN có chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin.

Lời giải:

Vì mỗi tế bào sẽ duy trì được sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả.

Ví dụ: Nhân truyền đến tất cả các bộ phận của tế bào, nếu tế bào có kích thước lớn thì phải mất nhiều thời gian các tín hiệu điều khiển mới tới được vùng ngoại biên. Mặt khác kích thước tế bào nhỏ sẽ ưu việt hơn về tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích. Vậy nhiều tế bào nhỏ tốt hơn là có ít tế bào lớn, vì các tế bào nhỏ có thể được điều khiển có hiệu quả hơn và có diện tích bề mặt tương đối của chúng lớn hơn, có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn.

Lời giải:

* Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:

– Cấu trúc : Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm-lỏng được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và prôtêin. Các phân tử lipit và prôtêin có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng.

Tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào.

– Chức năng : Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtêin khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau (dẫn truyền vật chất, tiếp nhận và truyền thông tin, enzim,…).

Thành tế bào có tác dụng bảo vệ tế bào đồng thời xác định hình dạng, kích thước tế bào, chất nền ngoại bào, giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô.

* Dựa vào đặc tính cấu trúc phân tử của màng, người ta nói màng sinh chất có cấu trúc khám lỏng. Cấu trúc phân tử của màng gồm các prôtêin phân bố “khảm” (rải rác xen kẽ) trong khung lipit. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit có đặc tính rất linh hoạt làm cho màng luôn luôn linh hoạt, mềm dẻo (màng có mô hình khảm lỏng).

Lời giải:

– Cấu trúc: là bào quan nhỏ không có màng giới hạn. Ribôxôm có kích thước từ 15-25nm. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng trăm triệu ribôxôm. Thành phần hóa học chủ yếu là ARN (40-60%) và prôtêin (50-60%). Ngoài ra còn gặp các cation như Ca2+, Mg2+ ở dạng liên kết trong cấu trúc của ribôxôm. Một số lượng nhỏ ribôxôm ở trạng thái tự do trong cơ chất của tế bào (gắn với khung tế bào), còn phần lớn ribôxôm ở dạng liên kết trên hệ thống màng (mạng lưới nội chất hạt, lục lạp, ti thể) và tập trung trong nhân con.

– Chức năng: là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.

Lời giải:

* Cấu trúc:

– Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5μm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.

– Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài thường nối với mạng lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80 nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.

– Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc trải qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng NST trong mỗi tế bào nhân chuẩn mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: tế bào xô ma ở người có 46 NST, ở ruồi giấm có 8 NST, ở đậu Hà Lan có 14 NST, ở cà chua có 24 NST,…

– Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt mầu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80-85%) và rARN. Nhân con không có màng riêng, chúng bị phân huỷ và mất đi khi tế bào phân chia. Nhân con chỉ được hình thành lại khi tế bào con được tách ra nhờ phân bào.

* Chức năng:

Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

Lời giải:

* Trong tế bào thực vật có hai loại bào quan tổng hợp ATP. Đó là ti thể và lục lạp.

* So sánh ti thể và lục lạp:

Ti thể Lục lạp
Giống nhau

+ Là những bào quan có màng kép (2 màng).

+ Có nguồn gốc cộng sinh.

+ Có chức năng chuyển hoá năng lượng.

Khác nhau Có mào răng lược, hô hấp hiếu khí (chuyển hoá năng lượng trong chất dinh dưỡng thành năng lượng ATP). Có hạt chứa tilacôit, quang hợp (chuyển hóa quang năng thành hoá năng trong chất dinh dưỡng).

Lời giải:

Lưới nội chất Bộ máy Gôngi
Cấu trúc

Là một hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất.

Có hai loại lưới nội chất : lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng cách nhau, theo hình vòng cung.
Chức năng Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin tạo nên màng tế bào. Gắn nhóm tiền tố cacbonhiđrat vào prôtêin (được tổng hợp ở lưới nội chất), tổng hợp một số hoocmôn.

Lời giải:

Hóa tổng hợp Quang tổng hợp
Giống nhau Đều tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể từ các chất vô cơ.
Khác nhau Đồng hoá CO2 nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hoá để tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng do các sắc tố quang hợp hấp thu, được chuyển hoá và tích luỹ ở dạng năng lượng hóa học tiềm tàng trong các hợp chất hữu cơ của tế bào.

Lời giải:

* Mối liên quan:

– Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia.

– Cùng chung nhiều sản phẩm trung gian, nhiều hệ enzim.

– Nguồn năng lượng ở dạng ATP tạo ra trong quá trình này được sử dụng cho quá trình kia.

* Sự khác nhau:

Hô hấp Quang hợp

– Tạo ra CO2 và H2O.

– Giải phóng năng lượng.

– Là quá trình ôxi hoá (ưu thế).

– Là quá trình phân giải.

– Xảy ra ở ti thể của tế bào, ở mọi lúc.

– Đòi hỏi CO2 và H2O.

– Hấp thu năng lượng ánh sáng.

– Là quá trình khử.

– Là quá trình tổng hợp.

– Xảy ra ở lục lạp của tế bào có diệp lục, có ánh sáng.

Lời giải:

– Quá trình phân giải glucôzơ xảy ra trong chất tế bào.

– Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được 2 phân tử axit piruvic (đây là một hợp chất có 3 cacbon), 2 phân tử ATP (thực ra đường phân tạo ra 4 phân tử ATP nhưng trong giai đoạn đầu của đường phân 2 phân tử ATP đã được sử dụng để hoạt hóa phân tử glucôzơ) và 2 phân tử NADH (nicôtinamit ađêmin đinuclêôtit).

Lời giải:

– Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp. – Thời gian của chu kì tế bào tuỳ thuộc từng loại tế bào trong cơ thể và tuỳ thuộc từng loài. Ví dụ: chu kì của các tế bào ở giai đoạn sớm của phôi chỉ 15-20 phút trong khi đó tế bào ruột cứ một ngày phân bào 2 lần, tế bào gan phân bào 2 lần trong một năm, còn tế bào nơron ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào. Thông thường chu kì của đa số tế bào kéo dài trên 20 giờ. Khi các tế bào chuyển sang trạng thái phân hoá sớm (tế bào thần kình, tế bào sợi cơ vân), chúng mất khả năng phân chia. Chu kì tế bào diễn ra qua các quá trình sinh trưởng phân chia nhân, phân chia chất tế bào mà kết thúc là sự phân chia tế bào. Một chu kì tế bào có hai thời kì rõ rệt là chu kì trung gian (gian kì) và phân bào. ⇒ Sự chuyển biến vật chất trong tế bào, chủ yếu là vật chất di truyền ở các pha trong chu kì tế bào khác nhau mà thời gian của mỗi pha cũng khác nhau.

Lời giải:

Nguyên phân Giảm phân
Giống nhau

– Đều có thoi phân bào.

– Lần phân bào II của giảm phân diễn ra giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (ở kì giữa) và tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực tế bào (ở kì sau).

Khác nhau

– Xảy ra ở tất cả các dạng tế bào.

– Một lần phân bào.

– Không có tiếp hợp và hoán vị gen.

– Kết thúc nguyên phân tạo ra 2 tế bào có số lượng NST giống tế bào mẹ (2n).

– Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục giai đoạn chín.

– Hai lần phân bào.

– Có tiếp hợp và hoán vị gen.

– Các NST kép ở kì giữa I xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo, phân li độc lập và tổ hợp tự do đi về 2 cực tế bào (ở kì sau), hình thành 2 tế bào con (ở kì cuối) mang số lượng n NST kép.

– Kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa (n).

14.1 Vai trò của lục lạp trong tế bào thực vật :

a) Làm cho cây có màu xanh.

b) Thực hiện quá trình quang hợp.

c) Thực hiện quá trình hô hấp.

d) Cả a và b đúng.

14.2. Mô tả nào sau đây về cấu trúc của ribôxôm là đúng :

a) Là một thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và prôtêin đặc hiệu.

b) Gồm hai tiểu phần hình cầu kết hợp lại.

c) Gồm hai tiểu phần hình cầu lớn và bé kết hợp lại mà thành, mỗi tiểu phần được hình thành từ sự kết hợp giữa rARN và các prôtêin đặc hiệu.

d) Ribôxôm là một túi hình cầu, bên trong chứa các enzim thuỷ phân.

14.3. Việc phân biệt lưới nội chất (LNC) hạt và trơn dựa vào đặc điểm :

a) LNC hạt hình túi còn LNC trơn hình ống.

b) LNC hạt có ribôxôm bám ở trong lưới còn LNC trơn không có ribôxôm bám.

c) LNC hạt có ribôxôm bám ở trong lưới còn LNC trơn có ribôxôm bám ở mặt ngoài.

d) LNC hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân còn LNC trơn nối thông với màng sinh chất

Lời giải:

14.1 Vai trò của lục lạp trong tế bào thực vật :

a) Làm cho cây có màu xanh.

b) Thực hiện quá trình quang hợp.

c) Thực hiện quá trình hô hấp.

d) Cả a và b đúng.

14.2. Mô tả nào sau đây về cấu trúc của ribôxôm là đúng :

a) Là một thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và prôtêin đặc hiệu.

b) Gồm hai tiểu phần hình cầu kết hợp lại.

c) Gồm hai tiểu phần hình cầu lớn và bé kết hợp lại mà thành, mỗi tiểu phần được hình thành từ sự kết hợp giữa rARN và các prôtêin đặc hiệu.

d) Ribôxôm là một túi hình cầu, bên trong chứa các enzim thuỷ phân.

14.3. Việc phân biệt lưới nội chất (LNC) hạt và trơn dựa vào đặc điểm :

a) LNC hạt hình túi còn LNC trơn hình ống.

b) LNC hạt có ribôxôm bám ở trong lưới còn LNC trơn không có ribôxôm bám.

c) LNC hạt có ribôxôm bám ở trong lưới còn LNC trơn có ribôxôm bám ở mặt ngoài.

d) LNC hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân còn LNC trơn nối thông với màng sinh chất

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Từ các hiện tượng kể trên hãy rút ra kết luận và viết phương trình phản ứng .

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Học sinh hoàn thành bảng và trả lời các câu hỏi sau:

Bảng 36. Thí nghiệm lên men êtilic.

Tên các bước Nội dung các bước
Cách tiến hành
Quan sát hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Kết luận

Lời giải:

Bảng 36. Thí nghiệm lên men êtilic.

Tên các bước Nội dung các bước
Cách tiến hành

– Dùng 3 bình thủy tinh hình trụ 2000ml:

+ Bình 1: 1500ml dung dịch nước đường 10%.

+ Bình 2: 1500ml dung dịch nước đường 10% và 20 ml dung dụch bột bánh men có thêm nước cam.

+ Bình 3: 1500ml dung dịch nước đường 10% và 20 ml dung dụch bột bánh men từ bình tam giác (đã chuẩn bị trước 48 h).

Quan sát hiện tượng

– Dung dịch trong bình bị xáo trộn như bị khuấy liên tục.

– Bọt khí sủi lên liên tục.

– Dung dịch đục nhất ở bình 3 rồi đến bình 1.

– Trên mặt dung dịch có một lớp váng dày.

– Đáy có một lớp cặn mỏng.

– Mở hé bình thấy có mùi rượu.

– Vị ngọt của dịch lên men giảm dần, có vị rượu và chua của giấm tăng lên.

– Ỏ bình 2 lít sờ tay vào thành bình thấy ấm lên so với môi trường (rõ nhất ở bình 3).

Giải thích hiện tượng

– Sự chuyển động của dịch lên men là do nấm men phân giải đường thành rượu, giải phóng ra CO2, CO2 thoát ra làm xáo trộn dung dịch trong bình.

– Chứng tỏ phản ứng lên men rượu đã xãy ra, rượu và CO2 đã được hình thành trong quá trình lên men êtilic làm giảm hàm lượng đường, tăng hàm lượng rượu.

– Lớp váng trên mặt dung dịch là xác nấm men và các chất xơ trong quả.

– Lớp cặn đáy bình là xác nấm men. Đây là phản ứng sinh nhiệt nên làm ấm bình.

Kết luận

– Biến đường saccarôzơ thành rượu êtilic và CO2:

(C6H10O5)n → C6H12O6

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 + Q

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Vang là một đồ uống quý và bổ dưỡng có đúng không? Vì sao?

Lời giải:

Vang là đồ uống quý vì nó là rượu nhẹ có tác dụng kích thích tiêu hoá (nếu không uống nhiều quá) đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin có sẵn trong dịch quả và được nấm men hình thành trong quá trình lên men.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Tại sao người ta nói vang hoặc rượu sâmpanh đã mở phải uống hết?

Lời giải:

Vang hoặc sâm-panh đã mở thì phải uống hết để hôm sau dễ bị chua, rượu nhạt đi do bị lên men axêtic.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Lời giải:

Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu bị lên men axêtic tạo thành dấm nên có vị chua để lâu nữa axit axêtic bị ôxi hoá tạo thành CO2 và nước làm cho dấm bị nhạt đi.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 36 trang 124 : Nếu sirô quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. Vì sao?

Lời giải:

Bình nhựa đựng sirô quả sau một thời gian bình có thể phồng lên vì vi sinh vật có trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí (CO2) làm căng phồng bình dù hàm lượng đường rất cao.

Từ khóa » Trong Lục Lạp Chất Diệp Lục Và Các Enzim Quang Hợp Nằm ở đâu