Trọng Lượng Riêng Thuỷ Ngân Là Bao Nhiêu? Tìm Hiểu Về Thuỷ Ngân?

Thuỷ ngân có lẽ là kim loại không còn xa lạ trong đời sống con người. Nó là dạng kim loại duy nhất có thể duy trì dạng lỏng ở trạng thái nhiệt độ phòng. Vậy thuỷ ngân là gì? Trọng lượng riêng của thuỷ ngân là bao nhiêu và kim loại này có những ảnh hưởng gì tới đời sống? Tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết tại thietbimaycongnghiep.net nhé.

trọng lượng riêng của thủy ngân
Thuỷ ngân là gì? Trọng lượng của thuỷ ngân là bao nhiêu?

Contents

Thuỷ ngân là gì?

Thuỷ ngân là một nguyên tố hoá học thuộc nhóm kim loại nặng, ký hiệu là Hg cùng số nguyên tử là 80. Đối với dạng thuỷ ngân trong tự nhiên thì chúng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: nguyên tố kim loại, dạng hữu cơ và dạng vô cơ. 

Thuỷ ngân có màu ánh bạc và nóng chảy ở nhiệt độ 38,9 độ C và sôi ở 357 độ C, đây là thứ kim loại duy nhất có thể ở trạng thái lỏng trong nhiệt độ bình thường, trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136000N/m3, còn khối lượng riêng của thủy ngân khi ở trạng thái 0 độ C là 13600kg/m3. Tưởng nó mềm mại thế thôi chứ trọng lượng riêng thuộc hàng nặng nhất trong các kim loại đấy.

Thuỷ ngân là một kim loại duy nhất ở dạng lỏng
Thuỷ ngân là một kim loại duy nhất ở dạng lỏng

Thuỷ ngân có thể di chuyển linh động và kết hợp với các kim loại khác nhau như vàng, đồng, thiếc để tạo ra hợp kim Amalgam. Thuỷ ngân không bị phân huỷ khi thải ra ngoài môi trường mà tuần hoàn trong không khí, đất, nước, biến đổi thành những hợp chất phức tạp.

Thuỷ ngân nguyên tố có lẽ là dạng phổ biến nhất của thuỷ ngân khi ra ngoài không khí, con người có thể tiếp xúc với thuỷ ngân ở bất cứ lúc nào thông qua nhiều trường hợp khác nhau như tai nạn trong quá trình làm việc, cá hoặc những động vật có chứa thuỷ ngân… Quá trình nấu nướng và chế biến đồ ăn cũng không thể giúp bạn loại bỏ thuỷ ngân ở thực phẩm.

Thuỷ ngân là chất được tìm thấy tự nhiên trong lớp vỏ trái đất và giải phóng thông qua các hoạt động tự nhiên như phun núi lửa, phong hoá đá và các tác động từ hoạt động sản xuất của con người. 

trọng lượng riêng của thủy ngân trong nhiệt kế
Thuỷ ngân được sử dụng cả trong nhiệt kế

Ảnh hưởng của thuỷ ngân đối với cuộc sống con người

Thuỷ ngân là một chất độc, tuy rằng bình thường chúng ta đều có khả năng tiếp xúc với thuỷ ngân thế nhưng ở nồng độ không đáng kể và không tiếp xúc trong thời gian dài. Thế nhưng với những người  không may tiếp xúc phải thuỷ ngân nồng độ cao sẽ dễ mắc phơi nhiễm thuỷ ngân cấp tính trong các tai nạn nghề nghiệp hay cháy kho sản xuất…

Để xác định độc tố thuỷ ngân đối với con người là nặng hay nhẹ thì bạn có thể xác định qua các yếu tố sau:

  • Loại thuỷ ngân tiếp xúc
  • Liều lượng cùng nồng độ thuỷ ngân đã tiếp xúc
  • Độ tuổi cũng như giai đoạn phát triển của nạn nhân tiếp xúc với thuỷ ngân (đối tượng thai nhi dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất).
  • Thời gian đã tiếp xúc với thuỷ ngân.
  • Đường tiếp xúc của thuỷ ngân (chạm, hít, uống, ăn….)

Đối với đối tượng dễ bị tổn thương như thai nhi và các trường hợp nhiễm độc thuỷ ngân cấp tính sẽ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe như thị giác, thính giác, còn làm giảm khả năng nhận thức, trí nhớ, tư duy, khả năng ngôn ngữ…

Hơi của thủy ngân sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, vùng ngoại biên, lá phổi, thận, da, và mắt… Thuỷ ngân cũng các ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống miễn dịch, gây đột biến hệ thống.

tác hại của thuỷ ngân
Thuỷ ngân gây nhiều biến chứng nguy hiểm với thai nhi, gây dị dạng

Những loại nhiễm độc thuỷ ngân

Nhiễm độc cấp tính: Thường xảy ra trong trường hợp hít phải một lượng lớn thuỷ ngân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và mắc các biến chứng như viêm thận, đạm huyết tăng…. Nếu không được chữa trị kịp thời, nạn nhân sẽ dần khó thở, mê sảng, cơ bị giật và có thể tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.

Nhiễm độc lâu dài:

Kể ra bạn có tiếp xúc thuỷ ngân với nồng độ thấp nhưng nếu kéo dài vẫn gây những ảnh hưởng không nhỏ như:

  • Các bệnh về dạ dày, đường ruột liên quan đến đường tiêu hoá, biểu hiện rõ nhất là có đường viền màu xanh thuỷ ngân ở lợi.
  • Các triệu chứng liên quan đến thần kinh: run tay thường xuyên, hay quên, chức năng liên quan đến vận động suy giảm.
  • Các vấn đề liên quan đến thị giác: Viêm màng tiếp hợp, rối loạn thị giác hay run mí mắt…thường là những triệu chứng hay gặp nhất vì nhiễm độc thuỷ ngân.
  • Nặng hơn nữa, tiếp xúc thuỷ ngân trong thời gian quá dài sẽ gây ra bệnh ung thư, thai bị dị dạng hay biến đổi gen.
ngộ độc thuỷ ngân
Một số cách giải độc thuỷ ngân

Cách giảm tiếp xúc với thuỷ ngân

Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn hạn chế cũng như giảm tiếp xúc với thuỷ ngân.

  • Sử dụng các nguồn năng lượng sạch. 
  • Hạn chế việc khai thác cũng như sử dụng các chất thuỷ ngân trong khai thác vàng.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm liên quan đến thuỷ ngân khi không cần thiết. Điển hình như nhiệt kết, đèn pin, một số dược phẩm, công tắc và rơ le trong thiết bị điện, bóng đèn hoặc một số mỹ phẩm…

Thông qua bài viết, thietbimaycongnghiep.net hy vọng bạn đã hiểu thêm về thuỷ ngân, biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là bao nhiêu cũng như những ảnh hưởng của kim loại này đến đời sống con người. Nhớ học cách phòng tránh để giảm thiểu việc tiếp xúc với thuỷ ngân bạn nhé.

Continue Reading

Previous: Xe lướt là gì? Ưu nhược điểm của xe lướt và sự khác biệt với xe cũ?Next: Đội hình mạnh Cờ liên quân – Top những đội hình bá đạo nhất

Từ khóa » Khối Lượng Riêng Của Thủy Ngân