Trong Năm 2011, Ngành Chăn Nuôi Thành Phố Vẫn Tiếp Tục Phát Triển ...

Bỏ qua nội dung chính
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
/chuyennganh/lists/posts/post.aspx
  • Trang chủ
  • Sitemap
  • Góp ý
  • Liên hệ
  • Hộp thư điện tử
Tìm kiếm
Kết quả giải quyết Thủ tục hành chính trong năm 2024 * Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định bãi bỏ Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố * Kết luận thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp *

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

LIÊN KẾT WEB
Trang web liên kết Hồ Chí Minh city web Bộ nông nghiệp và PTNT Agroviet Cục thú y Viện chăn nuôi Kiểm lâm Việt Nam Cục bảo vệ thực vật Cục hợp tác xã và PTNT Trung tâm Khuyến nông Quốc gia KHCN NN - PTNT Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Viện lúa đồng bằng sông C.Long Viện QH và Thiết kế NN Triển lãm NN - PTNT Bộ thủy sản Tổng cục thống kê Hội nông dân Việt Nam Đại học nông lâm TPHCM Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn Chim-cá-cây cảnh-thủy sản Rau-hoa-quả Việt Nam

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
6
2
3
9
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 06 Tháng Giêng 2012 8:50:00 CH

Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi năm 2011 và kế hoạch thực hiện năm 2012

Trong năm 2011, ngành chăn nuôi thành phố vẫn tiếp tục phát triển ổn định, với khuynh hướng dịch chuyển về các huyện ngoại thành, tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng; các cơ sở chăn nuôi đang giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước hình thành chăn nuôi tập trung, trang trại theo hướng an toàn sinh học, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:     Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai các chương trình, dự án giai đoạn 2011 – 2015 của ngành nông nghiệp như chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa; đề án chiến lược phát triển chăn nuôi…        Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong năm 2011 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó ngành chăn nuôi tăng 6,9% so với cùng kỳ, chiếm 47,8% về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.     Ngành chăn nuôi thành phố vẫn tiếp tục phát triển ổn định, với khuynh hướng dịch chuyển về các huyện ngoại thành, tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng; các cơ sở chăn nuôi đang giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước hình thành chăn nuôi tập trung, trang trại theo hướng an toàn sinh học, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.     Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp phải một số khó khăn như:     - Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, đã có 18 tỉnh bùng phát dịch cúm gia cầm, 37 tỉnh có dịch Lở mồm long móng (LMLM) và 12 tỉnh xảy ra dịch PRRSS; đặc biệt tình hình dịch bệnh PRRS bùng phát trên diện rộng tại các tỉnh giáp ranh với thành phố như Long An, Tây Ninh, Tiền Giang từ tháng 9 – 11/2011.     - Tình hình thời tiết bất thường, bão lụt tại các tỉnh miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long khiến người dân có xun hướng bán chạy gia súc, tránh lũ từ các tỉnh về thành phố tiêu thụ; đe dọa đến tình hình dịch tễ của đàn gia súc thành phố     - Giá cả nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, con giống vẫn có chiều hướng tăng cao, nhất là giá con giống tăng mạnh nhưng giá thành sản phẩm không tăng tương xứng, ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng tái đầu tư sản xuất của người chăn nuôi. II. CÁC VĂN BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM 1. Các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố:     - Quyết định số 313/QĐ-UBND, ngày 20/1/2011 về việc Phê duyệt Phương án “Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015”.     - Quyết định số 446/QĐ-UBND, ngày 27/01/2011 về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp  - nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.     - Chỉ thị số 07/2011/CT-UBND, ngày 01/3/2011 về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. .     - Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND, ngày 9/3/2011 về việc phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015     - Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, ngày 10/6/2011 về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015.     - Quyết định số 3178/QĐ-UBND, ngày 22/6/2011 về quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố đến 2020 định hướng đến năm 2025.     - Quyết định số 4320/QĐ-UBND, ngày 12/9/2011 về Phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015.             - Quyết định 5997/QĐ-UBND, ngày 09/12/2011về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.     - Công văn số 4165/UBND-CNN, ngày 22/8/2011 về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố    .    2. Các văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:     - Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến cáo mạnh dạn loại thải, chọn lọc thay thế đàn có năng suất thấp, kém hiệu quả; tập trung xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông đồng bộ, gắn kết đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi. Tổ chức tuyên truyền để người dân biết về các nguyên nhân gây biến động giá sản phẩm chăn nuôi, không bán gia súc gia cầm chưa đến tuổi giết thịt. Khuyến cáo người chăn nuôi yên tâm sản xuất, thường xuyên tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường chăn nuôi, tái cấu trúc đàn, mạnh dạn loại thải, chọn lọc thay đàn, giữ lại những con có năng suất cao nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.     - Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm theo Chỉ thị số 365/CT-TTg ngày 10/4/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm trên phạm vi cả nước;         - Công văn số 1228/SNN-NN, ngày 18/8/2011 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố.     - Công văn số 1445/SNN-NN, ngày 29/9/2011 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch heo tai xanh trên địa bàn thành phố.     - Kế hoạch số 1635/KH-SNN-NN, ngày 01/11/2011 về triển khai chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015. III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NĂM 2011 1. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố:     Tổng đàn gia súc, gia cầm của thành phố đến ngày 15/12/2011 gồm (Bảng 1):     - Tổng đàn heo là 332.515 con heo (tăng 9,69% so với cùng kỳ năm 2010), trong đó đàn nái 45.842 con, đàn thịt 200.737 con, được nuôi tại 9.654 hộ chăn nuôi (9.651 hộ dân và 3 trang trại quốc doanh). Đàn heo tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Củ Chi (chiếm 46,7%), Bình Chánh (14,7%), Hóc Môn (12,8%).     - Tổng đàn trâu bò là 111.595 con (tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2010), được nuôi tại 14.219 hộ chăn nuôi (14.217 hộ dân, 1 trại quốc doanh và 1 trại có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó đàn trâu 5.645 con, đàn bò sữa là 82.281 con.     - Tổng đàn gia cầm là 221.045 con (tăng 38,49% so với cùng kỳ năm 2010)  được nuôi tại 5 cơ sở chăn nuôi khép kín, đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, thực hiện tốt vệ sinh thú y trong chăn nuôi.     Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được tăng lên:     - Bình quân quy mô chăn nuôi heo là 39,95 con/hộ, tăng 4,8 con/hộ (tăng 13,66% so với cùng kỳ năm 2010), trong đó chăn nuôi dưới 20 con/hộ chiếm 57,23%, giảm 13,20% so với năm 2010; quy mô chăn nuôi trên 200 con/hộ chiếm 1,12%, tăng 38,89% so với năm 2010 (Bảng 2).     - Bình quân chăn nuôi bò sữa là 10,13 con/hộ, tăng 10,91% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó chăn nuôi dưới 10 con/hộ chiếm 64,68%, giảm 6,60% so với năm 2010; quy mô chăn nuôi trên 50 con/hộ chiếm 0,67%, tăng 5,65% so với năm 2010 (Bảng 3).     - Trong năm, thành phố đã sản xuất và cung cấp ra thị trường từ bình quân trên 920.000 heo con giống các loại và 9.700 con giống bò sữa.     - Sản lượng chăn nuôi tăng 21,67% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó sản lượng thịt heo đạt 62.000 tấn (tăng 1,64%), thịt trâu bò đạt 10.800 tấn (tăng 6,4%), thịt gia cầm đạt 1.379 tấn (tăng 77,09%), sữa tươi nguyên liệu đạt 224.475 tấn (tăng 1,55%). 2. Giá cả con giống, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi:     - Giá con giống tăng bình quân 36,13% so với năm 2011 (Bảng 5), trong đó:         + Giá heo con thương phẩm tăng 45,14%, heo hậu bị 80 kg tăng 20%         + Giá bê cái bò sữa tăng 22,22%, bò cái chửa lứa 1 tăng 57,14%     - Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tăng bình quân 15,82% so với cùng kỳ năm 2010 (Bảng 4), trong đó:         + Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho heo tăng bình quân 10,42% so với năm 2010, giá thức ăn cho heo tăng 21,55% so với năm 2010.     + Giá thức ăn cho bò sữa tăng bình quân 14,96% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó thức ăn tinh tăng 36,79%, hèm bia tăng 8,38%, xác mì tăng 29,63%.     - Giá sản phẩm chăn nuôi tăng bình quân 47,65% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó giá heo hơi tăng 61,03%, giá bò loại thải tăng 50%, giá sữa tươi nguyên liệu tăng 31,91%. 3. Công tác quản lý và kiểm định giống vật nuôi: 3.1. Công tác giống bò sữa:     - Tổng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố là 82.281 con, tăng 3,11% so với năm 2010, trong đó tổng đàn bò cái vắt sữa là 41.000 con, chiếm 49,83% tổng đàn bò sữa. Năng suất sữa đạt 5.475 kg/con/năm, tăng 1,69% so với cùng kỳ năm 2010. Sản lượng sữa hàng hóa ước đạt 224.475 tấn (tăng 1,55% so với năm 2010).     - Tổ chức giám định, bình tuyển 6.025 con bò sữa; khảo sát và theo dõi khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa 4.000 con; đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa 2.145 con bê; giám định ngoại hình 2.250 con bò sữa. Qua bình tuyển cũng đã xác định được 18,22% đàn bò có năng suất sữa trên 4.600 kg/chu kỳ (ngoại lệ đạt 5.200 kg/chu kỳ). Đây là đàn giống tốt sẽ được tiếp tục kiểm tra năng suất cá thể và giám định ngoại hình, thể chất, để làm cơ sở xây dựng đàn bò sữa hạt nhân của thành phố trong những năm tới.     - Các hộ, trại đã từng bước nâng cao trình độ chăn nuôi; thực hiện các biện pháp chọn lọc, cải thiện cơ cấu đàn; tăng tỷ lệ đàn sinh sản và vắt sữa góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Cơ cấu đàn bò sữa năm 2011 là đàn sinh sản là 69,69%, trong đó đàn vắt sữa 49,83% (Bảng 6).     - Đàn bò sữa thành phố đã có cải thiện trên một số chỉ tiêu kỹ thuật so với năm 2010, bao gồm         + Tuổi phối giống lần đầu đạt 479 ngày, giảm 7 ngày so với năm 2010;         + Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 436 ngày, giảm 8 ngày so với năm 2010.         + Hệ số phối là 3,42 liều/con đậu thai, giảm 0,14 liều tinh/con so với năm 2010.          + Trọng lượng bê sơ sinh 35,62 kg, tương đương với năm 2010         + Trọng lượng bò phối giống lần đầu đạt 273 kg, tăng 3,54% so với năm 2010.     - Các đơn vị kinh doanh đã cung cấp 119.365 liều tinh bò sữa có nguồn gốc từ Mỹ, Canada, Newzeland, Israel... để nâng cao năng suất sữa của đàn bò.     - Dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại của Chính phủ Israel gói dự án đầu tư trại bò sữa công nghệ cao (DDEF): Tháng 7/2011, khởi công xây dựng với 04 gói thầu (gói san lấp đạt 90%; gói xây dựng chuồng trại, giao thông ) đến nay ước đạt 65%. Theo kế hoạch sẽ hoàn tất vào cuối tháng 12 và đưa vào vận hành đầu năm 2012. Công tác giải ngân, tính từ đầu năm đến nay đã giải ngân 21,374 tỷ đồng, đang chờ bổ sung vốn đợt III. 3.2. Công tác giống heo:     - Tiếp tục thực hiện thu thập số liệu các chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng, độ dày mỡ lưng… trên đàn heo giống các trại chăn nuôi quốc doanh, nhằm hướng đến chứng nhận thí điểm đánh giá chất lượng heo giống theo phương pháp BLUP. Trong năm 2011 đã tổ chức thu thập số liệu 4 đợt, với hơn 5.700 con heo giống của các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV. Kết quả cho thấy số lứa đẻ/nái/năm tăng 10%, trọng lượng heo đạt 90 kg là 155 ngày, giảm bề dày mỡ lưng xuống còn 10,98 mm. Bên cạnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng hoàn chỉnh, triển khai chứng nhận chất lượng giống heo cho Xí nghiệp chăn nuôi heo Cấp I và đang mở rộng chứng nhận cho các xí nghiệp chăn nuôi heo khác thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn     - Giám định 657 con heo đực giống khai thác thụ tinh nhân tạo (tăng 64% so với cùng kỳ năm 2010) tại các xí nghiệp chăn nuôi heo trong và ngoài quốc doanh. Năm 2011, các trại heo đực giống của thành phố cung cấp trên 1 triệu liều tinh cho thị trường thành phố và các tỉnh lân cận. 4. Công tác khuyến nông: 4.1. Trên bò sữa:     - Trung tâm Khuyến nông tổ chức 07 lớp tập huấn, bao gồm 05 lớp chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGAHP cho nông dân xã Trung Lập Thượng, Tân Thạnh Tây, An Nhơn Tây, huyện Củ Chi và xã Xuân Thới Đông, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn; 01 lớp trồng cỏ VA06 cho nông dân xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi; 01 lớp chăn nuôi bò thịt tại quận 9; 03 chuyến tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh và mô hình trồng cỏ VA06 tại Củ Chi; 01 cuộc hội thảo về định hướng phát triển nghề chăn nuôi bò sữa trên địa bàn quận12.     - Xây dựng 09 mô hình trình diễn về trồng cỏ VA06 thâm canh (1 ha, 5 hộ) tại huyện Củ Chi; 08 mô hình hỗ trợ máy vắt sữa cho 30 hộ (40 máy, 4 máy thái cỏ) tại quận 12, Hóc Môn, Củ Chi; 03 mô hình chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh (hỗ trợ đầu tư hệ thống làm mát chuồng trại) tại huyện Củ Chi, Bình Chánh.     - Tổ chức Hội thi triển lãm bò sữa thành phố lần thứ 3, trong đó đã trao giải cho 18 con bò sữa giống tốt (1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 13 giải khuyến khích), 5 mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả bền vững. 4.2. Trên heo:     - Chi cục Thú y đã tổ chức 115 buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống dịch cúm gia cầm, LMLM, PRRS, bệnh dại… với 6.848 lượt người tham dự.     - Cấp phát 29.600 tờ bướm, 48 đĩa CD và 8.160 lượt phát thanh tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.     - Xây dựng 13 mô hình nuôi heo hướng nạc và nái đảm bảo VSMT (123 hộ, 273 con), huyện Củ Chi; Nhà Bè (5 hộ, 30 con); Bình Chánh; (trong đó có 04 hộ XĐGN); 08 mô hình nuôi heo nái sinh sản hướng nạc đảm bảo VSMT (71 hộ - 2.340 con nái) tại huyện Củ Chi; Bình Chánh và Quận 9.        - Xây dựng 01 mô hình nuôi heo rừng lai (20 con, 2 hộ) tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. 4.3. Vật nuôi khác:     - Xây dựng 06 mô hình nuôi thỏ sinh sản 27 hộ nuôi 468 con tại các địa bàn quận 9, 12, Gò Vấp, Cần Giờ; Bình Chánh, Hóc Môn; 01 mô hình heo rừng lai 2 hộ nuôi 20 con tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.     - Tổ chức 1 cuộc hội thảo về hướng phát triển ngành chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn; 1 cuộc hội thảo liên kết phát triển sản xuất nuôi heo rừng lai tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.     - Thẩm định điều kiện địa điểm chăn nuôi gia cầm của 31 hộ đăng ký, đã xác nhận 21 hộ đủ điều kiện về địa điểm phù hợp với quy hoạch của địa phương. Đến nay, có 4 cơ sở chăn nuôi gia cầm hoàn tất xây dựng, đảm bảo điều kiện sinh hoạt chuẩn bị chăn nuôi trong thời gian tới.     - Phối hợp với Cục Chăn nuôi tổ chức lớp tập huấn và cấp giấy chứng nhận đào tạo VietGAHP trong chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm cho cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và PTNT, tiến tới chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. II. CÔNG TÁC THÚ Y VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM 1. Trên gia cầm:     - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố về việc phân công tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố tại Công văn số 563/VP-CNN ngày 22/01/2010 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, 4 đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã có buổi làm việc trực tiếp với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các quận huyện: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè; đồng thời kiểm tra tình hình thực tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn, với các nội dung tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định trong công tác phòng chống dịch, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm.     - Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố; hướng dẫn áp dụng các biện pháp chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học; tuyên truyền cho người dân các biện pháp cảnh báo sớm khi phát hiện gia cầm chết trên địa bàn, nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.     - Kiểm soát chặt chẽ nguồn gia cầm sống và sản phẩm gia cầm tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, đảm bảo có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ. Đồng thời, tăng cường công tác tiêu độc sát trùng trên các phương tiện vận chuyển gia cầm sống và sản phẩm gia cầm tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông.     - Chủ động phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành thành phố tăng cường kiểm tra các điểm nóng kinh doanh gia cầm trái phép còn tồn tại, chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn và các khu vực giáp ranh các quận – huyện. Các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã tổ chức 729 lượt kiểm tra, phát hiện 1.190 trường hợp vi phạm, xử lý tiêu hủy 8.273 con gia cầm sống, 15 con và 5.416 kg thịt gia cầm làm sẵn, 7.681 con chim, 17.327 quả trứng gia cầm các loại; các đoàn kiểm tra liên ngành quận huyện đã phát hiện và xử lý 5.678 trường hợp kinh doanh gia cầm sống và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.     - Chi cục Thú y thành phố đã xét nghiệm 5.058 mẫu gồm 4.449 mẫu máu, 591 mẫu swab và 12 mẫu bệnh phẩm trên gà, vịt, cút, heo và các mẫu từ các tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Đồng nai, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh gửi về, trong đó:         + Đối với các cơ sở chăn nuôi gà trên địa bàn thành phố: không phát hiện virus cúm gia cầm và mức độ bảo hộ đàn gà là 84,62%.         + Khảo sát tại các cơ sở giết mổ: có 4 đàn không tiêm phòng với 55 mẫu cho kết quả âm tính về huyết thanh học và giám sát virus; có 60 đàn tiêm phòng vacxin vô hoạt cho kết quả 171/550 mẫu có kháng thể bảo hộ đạt tỷ lệ 31,09% cao hơn 2010 (20,26%) và 16/55 đàn đạt tỷ lệ bảo hộ 26,67% cao hơn năm 2010 (21,28%). 2. Trên gia súc:     - Thực hiện Chỉ thị số 07/2011/CT-UBND về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, Chi cục Thú y đã tăng cường công tác kiểm tra dịch tễ tại các hộ chăn nuôi nhập cư, các khu vực giáp ranh, ổ dịch cũ…; quản lý tình hình nhập xuất đàn gia súc; thống kê, cập nhật số liệu đàn gia súc, tiêm phòng và kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng; phối hợp với các ban ngành tăng cường công tác chống giết mổ gia súc, gia cầm trái phép…     - Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện tổ chức các đợt tiêm phòng cho đàn gia súc và thường xuyên tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi theo đúng quy định của ngành thú y. Kết quả tiêm phòng 2 đợt đạt tỷ lệ khá cao trên 80% (Bảng 8).        - Thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các đoàn liên ngành về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thành phố và các quận, huyện kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc trên địa bàn, tại các tuyến đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, các cửa ngõ ra vào thành phố và vùng giáp ranh với các tỉnh. Phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật không đúng quy định, không rõ nguồn gốc. Các đoàn liên ngành thành phố đã phát hiện tiêu hủy 32 con heo sống, 354 kg thịt heo, 690 kg mỡ động vật hư hỏng; các đoàn kiểm tra liên ngành quận huyện đã phát hiện 403 trường hợp kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc không đảm bảo tiêu chuẩn, xử lý 34 trường hợp giết mổ heo trái phép và 4 trường hợp giết mổ heo trái phép có heo mắc bệnh truyền nhiễm phải công bố dịch (3 trường hợp heo bị PRRS, 1 trường hợp heo bị LMLM) tại quận Bình Tân.     - Chi cục Thú y đã ký kết hợp tác trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật và nâng cao chất lượng sản phẩm động vật nhập về thành phố với Chi cục Thú y các tỉnh giáp ranh như Bình Dương, Tây Ninh, Long An. Đồng thời, các trạm Thú y giáp ranh với các tỉnh đã ký kết hợp tác để phối hợp trong công tác phòng chống dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật với các trạm Thú y Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh, Dầu Tiếng, Bến Cát, Dĩ An – tỉnh Bình Dương, Cần Giuộc – tỉnh Long An.     - Kiểm soát chặt chẽ nguồn gia súc và sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, đảm bảo có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ, lưu ý các nguồn từ các tỉnh, thành đang xảy ra dịch. Đồng thời, tăng cường công tác tiêu độc sát trùng trên các phương tiện vận chuyển gia súc và sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông. Xử lý các phương tiện vận chuyển gia súc để rơi vãi chất thải gia súc trong quá trình vận chuyển. Năm 2011, Chi cục Thú y đã thực hiện kiểm dịch 277 ngàn con trâu bò, 3,2 triệu con heo, 38,4 triệu con gia cầm và 1.204 triệu trứng gia cầm các loại vào thành phố để giết mổ và tiêu thụ.     - Thành phố hiện còn 24 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 1 cơ sở giết mổ gia cầm, 23 cơ sở giết mổ gia súc. Số lượng giết mổ bình quân trên heo 6.500 – 7.000 con/ngày; gia cầm 37.000 – 40.000 con/ngày. Trong năm 2011, Chi cục Thú y đã kiểm soát giết mổ 9.460 con trâu bò, 2,3 triệu con heo và 17,7 triệu con gia cầm.     - Tổ chức thực hiện xét nghiệm 2.317 mẫu đánh giá sự lưu hành virus PRRS, trong đó có 973 mẫu (57,59% ) có kháng thể kháng virus PRRS. Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm virus PRRS năm 2011 thấp hơn năm 2010, nhưng có 4,83% mẫu có sự nhiễm ghép virus PRRS và dịch tả heo.     - Triển khai đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh năm 2011 với 12 cơ sở mới (01 bò sữa, 10 heo, 1 dê) trên địa bàn Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức; và tái công nhận 29 cơ sở chăn nuôi đăng ký gia hạn (3 gia cầm, 21 heo, 5 bó sữa). Kết quả có 10/12 cơ sở đủ điều kiện xây dựng an toàn dịch bệnh (1 cơ sở heo tại Nhà Bè và 1 cơ sở bò sữa tại Hóc Môn chưa đạt điều kiện) và đã tiến hành hoàn tất hồ sơ trình Cục Thú y công nhận. Lũy kế tính từ năm 2003, có 50 cơ sở chăn nuôi được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó có 09 cơ sở chăn nuôi bò sữa, 38 cơ sở chăn nuôi heo, 03 cơ sở chăn nuôi gia cầm.     - Tuy nhiên, trong năm 2011 Chi cục Thú y đã phát hiện và xử lý kịp thời tại các hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố có dấu hiệu bệnh LMLM, PRRS:         + Tại hộ chăn nuôi: phát hiện và xử lý triệt để 59 hộ chăn nuôi heo tạm cư bị bệnh LMLM trên địa bàn huyện Bình Chánh và Bình Tân, xử lý tổng cộng 1.621 con; bệnh PRRS tại 5 hộ chăn nuôi heo tại Bình Chánh (1 hộ), Hóc Môn (3 hộ), quận 12 (1 hộ), xử lý tổng cộng 138 con. Nguyên nhân chủ yếu do mua heo từ vùng có dịch, không khai báo kiểm dịch,không chấp hành tiêm phòng, chăn nuôi không hợp vệ sinh, tận dụng thu gom thức ăn để chăn nuôi…         + Tại cơ sở giết mổ: phát hiện và tiêu hủy 220 con heo bệnh LMLM và 45 con heo bệnh PRRS có nguồn gốc từ các tỉnh Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang.         + Toàn bộ các trường hợp xảy ra dịch bệnh đều đã được xử lý triệt để, không để lây lan trên diện rộng. 3. Trên bò sữa:     - Trong năm 2011, các Trạm thú y quận huyện tiếp tục cấp mới và đổi sổ quản lý dịch tễ tại các hộ được kiểm soát theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Thực hiện bấm 91.981 thẻ tai cho bò sữa; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp thu mua sữa, hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Xác nhận 3.701 hợp đồng thu mua sữa của Công ty Vinamilk với nội dung chấp hành quy định tiêm phòng, áp dụng các biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi và khai thác sữa.     - Các quận, huyện tổ chức triển khai tiêm phòng miễn phí bệnh lỡ mồm long móng, tụ huyết trùng trên đàn bò sữa ngay từ đầu năm, vì vậy không để xảy ra dịch bệnh trên đàn bò sữa. Kết quả 2 đợt tiêm phòng năm 2011 đạt 90,44% đối với LMLM và 90,47% đối với tụ huyết trùng.     - Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Chi cục Thú y và tổ chức Thú y Đông Tây (CEVEO - trường Đại học Nông Lâm và Đại học Lyon - Pháp) giai đoạn 2011-2013, thực hiện chương trình hợp tác thú y với nội dung tập huấn và hỗ trợ điều trị bệnh cho bò sữa (từ 19 – 26/6 đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng thú y cho 22 CBTY và BS thú y tư nhân; lớp điều trị bệnh bệnh trên bò sữa cho 12 CBTY và mạng lưới thú y viên), góp phần nâng cao tay nghề cho lực lượng thú y về chăm sóc và điều trị cho bò sữa phù hợp với tốc độ phát triển, kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi.     - Tổ chức lấy 606 mẫu máu kiểm tra bệnh Lao và Brucellose, 586  mẫu sữa kiểm tra kháng sinh tồn dư; 20 mẫu sữa thử CMT. Kết quả cho thấy, không phát hiện bệnh Lao và Brucellose trên bò sữa và tồn dư kháng sinh trong sữa; tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn vẫn ở mức cao 80%, trong đó tỷ lệ từ 3+ trở lên là 34,44%.     - Chi cục Thú y đã thực hiện ký hợp đồng trách nhiệm đối với 04 hộ tham gia xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò sữa (Củ Chi: 02 mô hình và Hóc Môn: 02 mô hình). Mô hình được chọn chủ yếu được tập trung tại xã xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, để đánh giá tình hình dịch bệnh và hiệu quả của việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa điểm, tất cả các hộ mô hình chăn nuôi điểm xây dựng từ năm 2006 - 2010 (tổng cộng 38 mô hình tại Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh) được lấy mẫu xét nghiệm về Leptospirosis, ký sinh trùng, CMT và LMLM. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm Leptospirosis là 7,97%, tỷ lệ bảo hộ FMD-O là 91,59%, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu là 14,22%, tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn là 52,8%, trong đó tỷ lệ nhiễm trên 3+ là 12,62%. III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 1. Triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi, tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá:     Tiếp tục thực hiện Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND, ngày 24/10/2008 về Đề án chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh, tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015, các sở ngành và doanh nghiệp tham gia chương trình đã tổ chức liên kết với các tỉnh, liên kết với các trường giáo dưỡng của Lực lượng Thanh niên Xung phong, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức sản xuất, góp phần cung cấp nguồn thực phẩm cho thành phố.     Hiện nay có 9 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường và Đề án chiến lược phát triển chăn nuôi, đến năm 2015, với tổng năng lực sản xuất là:     - Chăn nuôi heo: có 23 trại chăn nuôi heo với tổng đàn 75.835 con, trong đó đàn nái là 11.195 con, 42.940 con heo thịt, cung ứng 250.000 con heo thương phẩm, tương ứng 22.500 tấn thịt heo hơi/năm, đáp ứng 10,85% nhu cầu thịt tiêu dùng thịt heo của thành phố.     - Chăn nuôi gia cầm:          + Gà thịt: có 86 trại chăn nuôi gia cầm thịt, bao gồm 26 trại gà với tổng đàn 778.000 con gà thịt; đồng thời liên kết hợp tác với 60 trại vịt với tổng đàn 300.000 con vịt thịt, cung cấp 13.500 tấn thịt gia cầm hơi/năm, đáp ứng 10,95% nhu cầu thịt gia cầm của thành phố.         + Gà trứng: có 242 trang trại chăn nuôi gia cầm trứng với tổng đàn 1,5 triệu con gà đẻ và 620.000 con vịt đẻ, trong đó đầu tư xây dựng 17 trại gà, 25 trại vịt với tổng đàn với 405.000 con gà đẻ và 120.000 con vịt đẻ liên kết với 150 trại gà và 50 trại vịt tại các tỉnh, cung cấp 495 triệu quả trứng/năm và 69.500 con gia cầm đẻ trứng loại thải, đáp ứng 34,27% nhu cầu trứng gia cầm của thành phố. 2. Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm     Thực hiện bản thoả thuận về việc thực hiện mô hình thí điểm áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GPPs) trong chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh thịt heo và gà an toàn giữa Dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” và  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2011, trong đó chuỗi ngành hàng thịt heo thực hiện tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh; chuỗi ngành hàng thịt gà thực hiện tại hệ thống các cơ sở của Công ty TNHH Phạm Tôn gồm chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai, giết mổ tại Bình Dương và kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh.     Các tổ công tác ngành hàng thịt heo và thịt gà đã tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện thực tế sản xuất tại các mô hình điểm tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh tham gia mô hình thí điểm; triển khai hướng dẫn áp dụng Quy trình thực hành sản xuất tốt (GPPs) tại các mô hình thí điểm; hỗ trợ nâng cấp các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ; thanh, kiểm tra lấy mẫu đánh giá việc thực hiện Quy trình thực hành sản xuất tốt (GPPs) tại các mô hình thí điểm từ trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ và điểm kinh doanh và tổ chức đánh giá tổng kết giai đoạn 1 của Dự án.     Phối hợp với đoàn chuyên gia, Ban Quản lý Dự án Trung ương tiến hành đánh giá các mô hình thí điểm, xây dựng kế hoạch và tiến hành thực hiện giai đoạn 2 của Dự án. 3. Chính sách khuyến khích Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố     Triển khai thực hiện Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên đại bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, các quận huyện đã triển khai nhận hồ sơ vay vốn cho người dân, doanh nghiệp…     Năm 2011 đã phê duyệt được 222 quyết định, tổng số hộ vay là 1.280 hộ, tổng vốn đầu tư theo các phương án được phê duyệt là 639 tỷ đồng, trong đó vốn vay có hỗ trợ lãi suất là 400 tỷ đồng.     Đối với lĩnh vực chăn nuôi, đã có 64 hộ chăn nuôi (42 hộ chăn nuôi heo và 22 hộ chăn nuôi bò sữa) được vay vốn với tổng vốn đầu tư là 37.682,36 triệu đồng, trong đó vốn vay có hỗ trợ lãi suất là 21.705 triệu đồng. 4. Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap)     - Đã tổ chức truyền thông đến các hộ chăn nuôi tại 4 vùng GAHP (các xã An Phú, Phú Hòa Đông, Tân Thông Hội, Nhuận Đức, Tân Thạnh Đông - huyện Củ Chi) về các tiêu chí vùng GAHP, xây dựng biogas, các hạng mục đầu tư của Dự án. Đồng thời, tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài tiếng nói nhân dân thành phố, Báo Sài Gòn giải phóng, website của Sở Nông  

Số lượt người xem: 11800

TIN MỚI HƠN

  • Tình hình phát triển chăn nuôi và giá cả thức ăn chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (04/07/2012)
  • Tình hình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến tháng 6 năm 2012 (28/06/2012)
  • Tình hình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến tháng 3 năm 2012 (05/06/2012)
  • Kết quả hợp tác về kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu thụ hàng hóa nông sản giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh (28/04/2012)
  • Kết quả kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phục vụ tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012 và triển khai thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2012. (01/03/2012)
  • Chương trình quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 (05/02/2012)
  • Kết quả thực hiện chương trình rau an toàn năm 2011 và kế hoạch năm 2012. (11/01/2012)
  • Tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2011 và kế hoạch năm 2012 (09/01/2012)
  • Tổng kết tình hình phát triển cá cảnh 2011 và kế hoạch triển khai năm 2012 (09/01/2012)
  • Tình hình phát triển cá cảnh 2011 và kế hoạch năm 2012 (09/01/2012)

TIN ĐÃ ĐƯA

  • Kết quả thực hiện chương trình phát triển hoa, cây kiểng năm 2011 và kế hoạch năm 2012 (04/01/2012)
  • Mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (02/01/2012)
  • Kết quả tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi năm 2011 (28/12/2011)
  • Công tác quản lý chất lượng, VSATTP năm 2011 và Kế hoạch thực hiện công tác quản lý chất lượng VSATTP năm 2012. (26/12/2011)
  • Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất chăn nuôi năm 2011 và chương trình công tác năm 2012 (26/12/2011)
  • Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toànth ực phẩm năm 2011, kế hoạch năm 2012. (22/12/2011)
  • Kế hoạch kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Nhìn 2012 (20/12/2011)
  • Kết quả công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tháng 11 và nhiệm vụ, kế hoạch công tác tháng 12 năm 2011 (02/12/2011)
  • Kết quả thực hiện chương trình rau an toàn 10 tháng và kế hoạch 2 tháng cuối năm 2011. (10/11/2011)
  • Tình hình chăn nuôi tháng 10 năm 2011 (08/11/2011)
Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tin mới nhất
Kết quả giải quyết Thủ tục hành chính trong năm 2024 (19/12)
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định bãi bỏ Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố (18/12)
Kết luận thanh tra chuyên ngành các cơ sở hành nghề dịch vụ thú y (17/12)
Kết luận thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (17/12)
Kết luận thanh tra chuyên ngành các cơ sở hành nghề dịch vụ thú y (17/12)

THƯ VIỆN VIDEO

THƯ VIỆN VIDEO
  • Không tiêu đề
TRANG CHỦ LIÊN HỆ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Địa chỉ liên lạc: 176 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Điện Thoại: (84-08) 38.297.614 - 38. 297. 611 - Fax: (94-08) 38. 294. 764 - Email: snn@tphcm.gov.vn
Danh sách Này: Bài đăng Trang web Này: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tìm kiếm

Từ khóa » Xí Nghiệp Chăn Nuôi Gà Củ Chi