Trồng Ngô Sinh Khối Tạo Nguồn Nguyên Liệu Thức ăn Cho Chăn Nuôi
Có thể bạn quan tâm
- Thứ năm, 19/12/2024 | 4:05:33 Chiều
(HBĐT) - Trong chăn nuôi trâu, bò, ngoài thức ăn được chế biến từ các nhà máy thì thức ăn thô xanh có vị trí quan trọng, chiếm đến 80% khẩu phần ăn hàng ngày. Nắm bắt được nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt, nông dân một số địa phương trong tỉnh chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô năng suất thấp, trồng cây ăn quả có múi đã hết chu kỳ thu hoạch sang trồng ngô lấy thân (ngô sinh khối) để làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
Người dân xã Tây Phong (Cao Phong) chuyển đổi diện tích trồng cam hết chu kỳ thu hoạch sang trồng ngô sinh khối. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 2.000 - 3.000 ha ngô sinh khối (NSK). Một số địa phương trồng nhiều là thị trấn Cao Phong, xã Tây Phong, Dũng Phong (Cao Phong) do có diện tích đất trồng cam đã hết chu kỳ thu hoạch nên chuyển sang trồng NSK để cải tạo đất. Ngoài ra, một số xã tại các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc và TP Hòa Bình chuyển đổi từ diện tích đất trồng mía, trồng cây màu, cây lương thực kém hiệu quả để trồng NSK. Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), trồng NSK có nhiều ưu điểm hơn so với trồng ngô lấy hạt thông thường. Thời gian bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch chỉ khoảng 80 - 85 ngày, ngắn hơn trồng ngô lấy hạt thường từ 25 - 30 ngày. Năng suất thu được trung bình đạt khoàng 50 tấn cây tươi/ha. Giá bán từ 700 - 1.000 đồng/kg cây tươi; lợi nhuận từ 35 - 45 triệu đồng/ ha/vụ. Chất lượng cây ngô xanh khi thu hoạch vào giai đoạn chín sáp có dưỡng chất đầy đủ và cao nhất, nên khi trâu, bò thịt hoặc bò sữa ăn sẽ cho chất lượng thịt tốt. Anh Đinh Công Si, xóm Báy, xã Phú Cường (Tân Lạc) chia sẻ: Vài năm gần đây, dưới sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi 2.000 m2 đất cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng NSK. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn giúp tôi cùng các thành viên trong gia đình có kỹ thuật trồng, chăm sóc NSK. NSK dễ trồng, khả năng chống sâu bệnh tốt nên sau 2 tháng trồng đã được thu hoạch. Thị trường tiêu thụ NSK tươi ổn định. Đến kỳ thu hoạch, công ty sữa Mộc Châu tới thu mua tận vườn. Giá bán từ 10.000 - 11.000 đồng/kg cây tươi. Hiệu quả kinh tế từ trồng NSK cao hơn nhiều so với trồng lúa, trồng ngô lấy hạt. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng NSK. Theo thống kê, tổng đàn trâu toàn tỉnh hiện có trên 115.700 con, bò 85.890 con nên nhu cầu thức ăn xanh rất cao, đặc biệt là nguồn thức ăn dự trữ trong mùa đông. Công ty CP T&T có 2 trang trại nuôi bò với tổng đàn 5.000 con tại TP Hòa Bình và huyện Lạc Sơn, nhu cầu thức ăn cho đàn bò rất lớn. Trung bình mỗi ngày, công ty cần trên 100 tấn thức ăn thô xanh. Công ty đang liên kết thu mua thức ăn thô xanh tại các địa phương trồng NSK trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam… Dự kiến, từ nay đến cuối năm, tổng đàn bò thịt tăng gấp đôi, vì vậy nhu cầu thức ăn thô xanh cần rất nhiều. Công ty CP T&T 159 đã có cơ chế hỗ trợ nông dân, đầu tư 100% phân bón, giống ứng trước cho bà con trồng, sau khi thu hoạch công ty sẽ đối trừ. NSK không chỉ tạo nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi tại các trang trại, gia trại, công ty trên địa bàn tỉnh mà còn được nhiều công ty tại các địa phương khác như Sơn La, Vĩnh Phúc thu mua. Để phát triển bền vững cây NSK, tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi, Sở NN&PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, liên kết với các công ty, chính quyền địa phương và các HTX xây dựng những vùng sản xuất tập trung, chuyên sản xuất cây NSK phục vụ cho chăn nuôi. Vận động bà con chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng NSK. Khuyến khích bà con sử dụng các giống NSK phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, năng suất, chất lượng cao; áp dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản để NSK trở thành nguồn thức ăn thô xanh chủ động, chất lượng cao, an toàn cho đàn vật nuôi. Thu Thủy
Phát huy vai trò của tổ tiết kiệm và vay vốn Huyện Tân Lạc: Giữ mạch vùng xanh, chủ động kết nối, tiêu thụ nông sản Gói miễn, giảm thuế 21.300 tỷ đồng - Liều thuốc “tăng sức đề kháng” cho doanh nghiệp Ngăn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lao độngLãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn FPT xúc tiến đầu tư kết nối tiêu thụ rau an toàn
(HBĐT) - Ngày 21/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản (TTNS) giữa tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn FPT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Lương Sơn phục hồi sản xuất sau giãn cách xã hội
Tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp
(HBĐT) - Ngày 21/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến "Tập trung tháo gỡ và giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp, hợp tác xã (DN, HTX); thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh". Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự hội nghị. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Bộ KH&ĐT; lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng hơn 30 DN dự tại điểm cầu của tỉnh...
Gỡ khó triển khai các dự án nhà ở thương mại
(HBĐT) - Những năm gần đây, đô thị trung tâm TP Hòa Bình và các thị trấn được đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng theo tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật đô thị. Nhiều dự án khu dân cư (KDC), nhà ở thương mại phát triển nhanh, được quản lý chặt chẽ theo quy định. Có dự án đã đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của người dân, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị.
Năm 2021, đăng ký 3 sản phẩm OCOP
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lạc Thủy đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ, tư vấn, định hướng xây dựng các sản phẩm OCOP. Hiện, huyện quản lý, phát triển 4 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có 1 nhãn hiệu tập thể là "Cam Lạc Thủy”; 3 nhãn hiệu chứng nhận: "Gà Lạc Thủy”, "Na Lạc Thủy”, "Dê Lạc Thủy”. Đồng thời quản lý, phát triển 10 sản phẩm
Người chăn nuôi lao đao vì giá lợn tiếp tục giảm sâu
(HBĐT) - Giá lợn tiếp tục giảm sâu xuống dưới mức 40 nghìn đồng/kg khiến nhiều người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bị thua lỗ nặng. Không chỉ giá bán sụt giảm mà việc tiêu thụ cũng gặp khó, người chăn nuôi như ngồi trên đống lửa.