Trong Ngôn Ngữ Lập Trình Pascal Hàm Căn Bậc 2 Cho Kiểu Kết Quả Là Gì

Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6 (có đáp án): Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

Trang trước Trang sau

Câu 1: Hãy chọn phương án đúng. Biểu thức: 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :

Nội dung chính Show
  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6 (có đáp án): Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
  • 1. Lệnh gán:
  • 2. Lệnh đọc dữ liệu từ bàn phím.
  • 3. Xuất dữ liệu ra màn hình:
  • Mục lục
  • Lịch sửSửa đổi
  • Những nỗ lực ban đầuSửa đổi
  • PascalSửa đổi
  • Object Pascal?Sửa đổi
  • Video liên quan

A. 8.0;

B. 15.5;

C. 15.0;

D. 8.5;

Hiển thị đáp án

Trả lời:

+ Trong Pascal phép Mod là phép chia lấy phần dư, phép (/) là phép chia, (*) là phép nhân trong toán học.

+ Thứ tự thực hiện: Trong ngoặc trước, nếu không có ngoặc thực hiện nhân, chia, lấy phần nguyên (div), lấy phần dư (mod) thực hiện trước và cộng, trừ thực hiện sau.

Vậy giá trị của biểu thức là:

25 mod 3 + 5 / 2 * 3 = 1 + 2.5 x 3= 1+ 7.5 = 8.5

Đáp án: D

Câu 2: Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?

A. ( 20 > 19 ) and ( ‘B’ < ‘A’ );

B. ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 >= 4 div 2 );

C. ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 );

D. 4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4 ;

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Trong pascal phép and, or, not có nghĩa là phép và, hoặc, phủ định trong toán học. vì vậy phép toán 4 > 2→ đúng

Phép toán not( 4 + 2 < 5 ) nghĩa là phủ định của 6 5 → đúng.

Phép toán ( 2 >= 4 div 2 ) nghĩa là 2>=2→ đúng

⇒ Biểu thức có giá trị TRUE (đúng) là ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 >= 4 div 2 );

Đáp án: B

Câu 3: Biểu thức nào sau kiểm tra "n là một số nguyên dương chẵn"?

A. (n>0) and (n mod 2 = 0)

B. (n>0) and (n div 2 = 0)

C. (n>0) and (n mod 2 0)

D. (n>0) and (n mod 2 0)

Hiển thị đáp án

Trả lời:

N là một số nguyên dương chẵn → n>0 và n chia hết cho 2 hay số dư bằng 0. Tương đương với phép mod trong Pascal ( n mod 2 = 0).

Đáp án: A

Câu 4: Cho biểu thức sau: (a mod 3 = 0) and (a mod 4 = 0)

Số a nhận giá trị nào sau đây để biểu thức cho kết quả là TRUE?

A. 24

B. 16

C. 20

D. 15

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Ta có: a mod 3 = 0→ phần dư bằng 0 → a chia hết cho 3

a mod 4 = 0 → Phần dư bằng 0 → a chia hết cho 4

⇒ a chia hết cho 12

Đáp án: A

Câu 5: Cho đoạn chương trình:

Begin

a := 100;

b := 30;

x := a div b ;

Write(x);

End.

Cho biết kết quả sau khi thực hiện lệnh :

A. 10

B. 33

C. 3

D. 1

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Ta có a := 100; gán cho a giá trị là 100

b:= 30; gán cho b giá trị là 30

x:= a div b=100div 30 =3 ( div là phép lấy nguyên)

Đáp án: C

Câu 6: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì ?

A. Chia lấy phần nguyên

B. Chia lấy phần dư

C. Làm tròn số

D. Thực hiện phép chia

Hiển thị đáp án

Trả lời: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng chia lấy phần dư còn phép toán DIV với số nguyên có tác dụng chia lấy phần nguyên.

Đáp án: B

Câu 7: Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X. Phép gán nào sau đây là đúng ?

A. X = 10;

B. X := 10;

C. X =: 10;

D. X : = 10;

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X là X := 10;

Cấu trúc câu lệnh gán là:

:= ;

Đáp án: B

Câu 8: Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là :

A. Sqrt(x);

B. Sqr(x);

C. Abs(x);

D. Exp(x);

Hiển thị đáp án

Trả lời: Trong Pascal :

+ Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là Sqr(x).

+ Hàm Sqrt(x) là hàm căn bậc hai

+ Hàm Abs(x) là hàm giá trị tuyệt đối

+ Hàm exp(x) là hàm lũy thừa của số e.

Đáp án: B

Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biểu thức số học nào sau đây là hợp lệ ?

A. 5a + 7b + 8c;

B. 5*a + 7*b + 8*c; (*)

C. {a + b}*c;

D. X*y(x+y);

Hiển thị đáp án

Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, không được bỏ dấu nhân (*) trong tích và chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán → loại A. C. D.

Đáp án: B

Câu 10: Biểu diễn biểu thức trong NNLT Pascal là

A. (a+b) + sqrt(a*a+2*b*c) / ( c – a / (a+b) )

B. (a+b) + sqr(a*a+2*b*c) / c – a / (a+b)

C. (a+b) + sqrt( sqr(a) + 2*b*c / c – a / (a+b)

D. (a+b) + sqr( sqrt(a) + 2*b*c) / (c – a / (a+b) )

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Thứ tự thực hiện phép toán:

+ Thực hiện trong ngoặc trước;

+ Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải, theo thứ tự nhân, chia, chia nguyên, lấy phần dư thực hiện trước và các phép cộng, trừ thực hiện sau.

Đáp án: A

Xem thêm các bài Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 chọn lọc, có đáp án khác:

  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 3: Cấu trúc chương trình
  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn
  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 5: Khai báo biến
  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

1. Lệnh gán:

Cú pháp: :=;Ví dụ: a:=5+4/3;b:=c+d/e;

  • Lưu ý:+ Khi một giá trị được gán cho biến, nó sẽ thay thế giá trị trước đó của biến đã lưu.+ Biểu thức ở bên phải và bên trái lệnh gán phải có cùng kiểu dữ liệu.

2. Lệnh đọc dữ liệu từ bàn phím.

Lệnh đọc dữ liệu là lệnh gán giá trị cho biến khi ta nhập từ bàn phím. Có 3 mẫu viết• Read(Biến1, Biến2,…, BiếnN); {có thể dùng dấu cách hoặc phím enter để lần lượt nhập dữ liệu cho các biến}• Readln(Biến1, Biến2,…, BiếnN); {phải dùng phím enter để lần lượt nhập dữ liệ cho các biến}• Readln; {Bắt máy dừng lại chờ nhấp phím enter thường để làm dừng màn hình cho ta xem kết quả}Lưu ý: Chúng ta không nên dùng lệnh read để nhập dữ liệu cho các biến mà nên nhập bằng lệnh readln vì khi nhập dữ liệu cho các biến bằng lệnh read có thể sẽ dẫn đến tình trạng trôi lệnh (tức là một số lệnh không được thực hiện).

3. Xuất dữ liệu ra màn hình:

Write(Value1,Value2,…,ValueN); { viết các mục ra, con trỏ nằm ở cuối dòng}• Writeln(Value1,Value2,…,ValueN); { viết các mục ra, con trỏ nằm ở đầu dòng tiếp theo}• Writeln; { chỉ đưa con trỏ xuống dòng tiếp theo} trong đó: các value là các biến, hằng, giá trị hay chuỗiký tự (phải đặt trong cặp nháy đơn). {riêng dấu ‘ ta xuất bằng cách ghi 2 dấu ”}

  • Viết có quy cách:
    • Đối với kiểu số thực:::;Ví dụ: write(a:4:5);
    • Đối với các kiểu dữ liệu khác::;Ví dụ: write(b:4);{với b là số nguyên}Lưu ý: Khi số chữ số của biến nhiều hơn với độ rộng thìsố đó sẽ được xuất ra toàn bộ.Ví dụ: b có giá trị là 12345.Khi ta viết lệnh write(b:4);12345

Mục lục

Từ khóa » Viết Căn Bậc 2 Trong Pascal