Trồng Niễng - Nghề "làm Chơi, ăn Thật" ở Nam Định
Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations
Thông tin tra cứu
Chuyên Mục
- Liên hệ
- Thư điện tử
- Văn phòng điện tử
- Lịch làm việc
- Sơ đồ cổng
- Liên kết website
- English
Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệuCơ cấu tổ chứcChức năng & Nhiệm vụPhân công công tác Lãnh đạo BộDanh bạ điện thoạiCSDL Lãnh đạo BộCác sở nông nghiệp
- Tin tức, sự kiện
- Tin hoạt độngTin chuyên ngànhTin địa phươngTin video
- Hệ thống văn bản
- VB chỉ đạo điều hànhVB quy phạm pháp luật
- Chiến lược - Kế hoạch
- Kế hoạch hàng nămKế hoạch trung hạnChiến lượcQuy hoạchĐiều tra cơ bảnCSDL Đầu tư
- Hợp tác quốc tế
- Hội nhập quốc tếQuan hệ song phươngCác dự án ODA
- Công nghệ thông tin
- Khoa học công nghệ
- Số liệu, báo cáo
- Báo cáo thống kêKết quả điều tra
(Mard-4/11/2010): Những năm gần đây, nhờ nhanh nhạy phát triển, mở rộng diện tích trồng cây niễng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thực khách khó tính chốn thị thành, gần 100 hộ nông dân ở xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đã có chút ít "đồng ra, đồng vào".
Page ContentLoại cây trồng ít bị sâu bệnh và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt này mỗi năm có thể mang lại cho người trồng thu nhập lên đến 4 triệu đồng/sào, cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa. Cây niễng có tên khoa học là Zazania dahnricaea và thường được dân địa phương gọi là "lúa bắp". Đây là loại cây không phổ biến, trông giống lau, sậy và thường mọc hoang ở vùng đất nhiều bùn như hồ, ao, đầm nước hoặc những bãi bồi ven sông tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Cây niễng không phát triển được ở những vùng nước mặn, nước lợ, hay những chân ruộng cao thiếu nước. Thân cây cao khoảng 1m, phần dưới gốc phình to gọi là củ. Củ niễng có màu trắng, dài khoảng 8-12 cm, đường kính 2-3 cm và nom khá giống củ sả. Về mặt thực phẩm, củ niễng được các nhà hàng và các bà nội trợ địa phương nhớ đến "đầu sổ" khi muốn thực hiện các món xào với lòng gà vịt, thịt ba chỉ, thịt bò, hay các loại nghêu, hàu, ốc. Tuy nhiên, thông dụng nhất và cũng ngon nhất là xào với rươi - một món đặc sản được kết hợp hoàn hảo từ 2 thứ thực phẩm đi với nhau "như hình với bóng, như trai với gái phải lòng nhau". Củ niễng rất mát, bổ dưỡng, giàu chất đạm, nhiều tinh bột, giàu chất xơ. Củ niễng ăn sống ngọt, mát ruột và thường được dân "bợm nhậu" địa phương nhắm với rượu đế để giải "hơi men". Các món chế biến từ củ niễng thường ít khi vắng bóng trong các cỗ bàn giỗ chạp tại địa phương. Các bà mẹ chồng "chiều con dâu" thường hầm củ niễng với chân giò lợn để có nhiều sữa cho cháu. Còn các thầy thuốc Đông y thường dùng củ niễng để chế tác các thang thuốc chữa trị xơ gan, đái tháo đường, bổ thận, bệnh tim, đau bụng do viêm kết đại tràng, hay táo bón, kiết lỵ, sưng lợi... Theo ông Mai Văn Vĩnh, trưởng thôn 8, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực: loại cây "đặc sản" này có 2 giống là niễng củ trắng của huyện Nam Trực và niễng củ tím của huyện Hải Hậu. Giống niễng củ tím có nhiều xơ, do vậy không được người tiêu dùng ưa chuộng bằng giống niễng củ trắng. Cây niễng đã được trồng tại xã Nghĩa An cách đây gần 100 năm. Lúc đầu, người dân địa phương thường trồng niễng tại các bãi bờ sông và chủ yếu để tự cung tự cấp. Từ năm 2000, một số hộ dân bắt đầu trồng niễng theo mô hình sản xuất hàng hóa. Hiện nay, theo thống kê của trưởng thôn Vĩnh, chỉ riêng tại thôn 8 đã có gần 100 hộ trồng loại cây này với tổng diện tích khoảng 10 ha. Mỗi năm niễng cho thu hoạch một lần và kéo dài khoảng 30-40 ngày bắt đầu từ khoảng đầu tháng 10 dương lịch. Tổng mức thu nhập đạt khoảng 3-4 triệu đồng/sào. Sau khi trừ chi phí phân bón, phí dịch vụ phải trả cho hợp tác xã..., người trồng còn lại khoảng hơn 3 triệu đồng tiền lãi. Trong khi đó, nếu trồng các giống lúa đặc sản, người dân cũng chỉ lãi được khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Hơn nữa, cây niễng không đòi hỏi chế độ chăm sóc "kỹ tính" như cây lúa và có thể cho thu hoạch trong vòng 3 năm. Hết vụ thứ 3 người dân phải trồng lại để niễng cho bắp to, bán được giá hơn. Người trồng hoàn toàn chủ động về cây giống và mỗi năm chỉ phải róc lá 1-2 lần để cây phát triển tốt hơn. Ngoài công việc đơn giản đó ra, người trồng hầu như không phải ngó ngàng đến ruộng niễng của mình. Thời điểm trồng niễng là vào vụ Thu Đông giống như cây lúa. Cây niễng giống được cắm xuống bùn theo từng khóm gồm 5-7 nhánh, hàng cách hàng khoảng 70 cm và khóm cách khóm khoảng 55-60 cm. Hầu như cây niễng không bị các loại dịch bệnh như lùn vàng xoắn lá, đạo ôn hay chuột bọ đe dọa. Một điều "ưu việt" khác của cây niễng là người trồng có thể tận dụng được các chân ruộng trũng - "địa bàn" mà cây lúa không thể đạt năng suất cao và thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Thậm chí, nếu bị úng ngập, cây niễng còn cho năng suất cao hơn và thu nhập của người trồng còn khá hơn do củ niễng càng được giá khi các loại rau màu bị hư hại do mưa lũ. Do vậy, hiện nay tất cả các chân ruộng trũng trồng lúa năng suất thấp đã được người dân chuyển đổi sang trồng niễng. Củ niễng bán rất chạy và được người tiêu dùng ưa chuộng vì sản phẩm này "100% không có chất bảo vệ thực vật". Nhu cầu về loại thực phẩm an toàn này ngày càng lớn, cung thường không đủ cầu vì hiện mới chỉ có một ít diện tích trồng niễng tại huyện Nam Trực và Hải Hậu. Người trồng có thể bán ngay sản phẩm tại ruộng cho tư thương hoặc chịu khó đi chợ đêm, bán rong hay "đổ" cho các mối hàng quen trong các chợ nội thành để được giá cao hơn. Vào vụ thu hoạch, dân buôn hàng chuyến nhộn nhịp tới làng "đánh" hàng chục bao tải để chuyển đến các khu chợ hay khách sạn quen ở các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, thậm chí cả ở thành phố Hồ Chí Minh. Đầu vụ thu hoạch năm nay, củ niễng được bán buôn với giá 4.500 đồng/bó 3 củ (loại 1) hay 6.000 đồng/bó nếu bán trực tiếp tận tay người tiêu dùng. Hiện tại, mỗi bó thường được bán với giá 3.000 đồng. Tuy mang lại lợi nhuận cao, hiện cây niễng vẫn chỉ được trồng tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Theo ông Vĩnh, người trồng niễng tại địa phương không có đòi hỏi gì lớn mà chỉ mong Nhà nước hỗ trợ, giới thiệu, quảng bá để mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Mai, Chủ tịch xã Nghĩa An thừa nhận địa phương chưa có chương trình nào hỗ trợ, đầu tư cho người trồng và xác định cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ lực. Tuy vậy, chính quyền xã vẫn khuyến khích, động viên người dân mở rộng thêm diện tích trồng niễng để cải thiện thu nhập./.<div class=ExternalClass577619B37B7B4097BD39741D55288259><div>(TTXVN)</div></div>
Tin khác 742TIN MỚI
- Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Bộ NN&PTNT các dự án phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong năm...
- Hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển nông nghiệp thông minh trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt...
- Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ còn rất lớn
- Ký biên bản ghi nhớ hợp tác về phân phối thịt dê, cừu Mông Cổ tại Việt Nam
- Báo cáo tổng kết năm 2024 phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 của Đảng ủy bộ Nông nghiệp...
- Công bố Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn...
- Việt Nam – Mông Cổ nâng tầm thương mại song phương lên 500 triệu USD
- Khai mạc Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế năm 2024
- Công bố quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Võ Văn Hưng
- Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác trong nông nghiệp
Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN | Công khai ngân sách Nhà nước | Công khai giải quyết kiến nghị DN | Thi đua khen thưởng | Đào tạo bồi dưỡng | Vì sự tiến bộ của phụ nữ | Thông tin Doanh nghiệp |
Bộ Pháp điển điện tử | CSDL Thống kê | CSDL Xuất nhập khẩu | SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM | Sản phẩm xử lý chất thải CN | Thư viện Điện tử | C.Trình - Đề tài KHCN |
- Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN
- Công khai ngân sách Nhà nước
- Công khai giải quyết kiến nghị DN
- Thi đua khen thưởng
- Đào tạo bồi dưỡng
- Vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Thông tin Doanh nghiệp
- Bộ Pháp điển điện tử
- CSDL Thống kê
- CSDL Xuất nhập khẩu
- SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM
- Sản phẩm xử lý chất thải CN
- Thư viện Điện tử
- C.Trình - Đề tài KHCN
Từ khóa » Cây Bắp Niễng
-
Niễng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nam Định: Bắp Niễng Rớt Giá - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Và Nguồn Gốc Củ Niễng Với Sức Khỏe - Cooky
-
Củ Niễng, Giống Lúa đột Biến Siêu To Khổng Lồ Khiến Dân Mạng Thích Thú
-
Nam Định: Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từ Trồng Niễng | VTC16 - YouTube
-
Củ Niễng: Bán 2.000 Củ/ngày, Lãi đủ 100 Triệu | VTC16 - YouTube
-
Mùa Củ Niễng Nam Định Tươi, Non, Củ To, Ngọt, 100% đảm Bảo
-
Làm Giàu Từ Cây Niễng - Báo Nam Định điện Tử
-
Củ Niễng đặc Sản Nam Định Củ Niễng Có ở Nhiều địa Phương Của ...
-
Đặc Sản Củ Niễng ở Nam Định Khiến Thực Khách Mê Mệt - Dân Việt
-
Nam Định: Người Trồng Niễng Thất Thu Vì Rớt Giá - Báo Dân Trí
-
Củ Niễng - Công Dụng Và Cách Dùng Cây Thuốc Trị Bệnh
-
“Bắp Nặm” Nơi Rẻo Cao - Báo Tuyên Quang