Trong Nước | Tin Tức | 12 Loại Vacxin Cần Tiêm Cho Trẻ
Có thể bạn quan tâm
- » Công trình đã nghiên cứu
- » Đề tài, dự án đang triển khai
- » Thử nghiệm lâm sàng
- » Thủ tục biểu mẫu
- » Thông tin hợp tác
- » Danh sách các tổ chức IVAC có hợp tác
- » Các công trình hợp tác tiêu biểu
- » Văn bản quy phạm pháp luật và hành chính
- » Văn bản quản lý chất lượng
- » Văn bản nội bộ IVAC
- » Tư liệu nghiên cứu
- » Hình ảnh
- » Đoàn thể
- » Video clip
1. Vacxin ngừa viêm gan B
Bé sơ sinh cần được tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh; khoảng từ 1 – 2 tháng sau bạn nên tiêm cho bé một liều vacxin tương tự; khi bé được 6 – 18 tháng, bạn tiếp tục tiêm cho bé 1/3 so liều lượng đầu sau khi sinh. Vacxin giúp bé chống lại virus gây viêm gan B, loại virus mà bé có thể nhiễm từ mẹ (nếu người mẹ bị nhiễm virus này khi mang thai).
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi trẻ tiêm vacxin viêm gan B là sốt nhẹ hoặc sưng tấy và đau ở chỗ tiêm.
2. Vacxin DTaP
Vacxin DTaP bảo vệ trẻ tránh bệnh bạch hầu ( một loại vi khuẩn khiến cổ họng của trẻ bị xám đen), uốn ván (bệnh gây co thắt cơ bắp, làm tổn thương đến cấu trúc xương của trẻ) và ho gà (căn bệnh phổ biến, dễ lây lan, nhưng lại rất khó kiểm soát).
Bạn nên tiêm vacxin DTaP cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tháng tuổi.
Để giảm số lần tiêm, bạn có thể tiêm kết hợp DTaP trong những lần tiêm chủng cho bé. Chẳng hạn, DTaP có thể tiêm cùng vacxin ngừa viêm gan B hay vacxin phòng bại liệt…
Bệnh sởi thường gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa).
3. Vacxin MMR
Vacxin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ); quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).
Bạn nên tiêm cho trẻ liều vacxin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Đôi khi, vacxin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vacxin ngừa thủy đậu.
4. Vacxin ngăn ngừa thủy đậu
Bệnh thủy đậu là nỗi ám ảnh của khá nhiều người khi lớn. Bệnh do virus thủy đậu gây ra và có thể gây nhiễm trùng cũng như rất nhiều biến chứng khác nhau.
Tốt nhất, khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi bạn nên tiêm vacxin ngừa thủy đậu cho trẻ lần 1 và tiêm mũi thứ hai khi bé được 4 – 6 tuổi.
Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vacxin là sốt hay phát ban nhẹ.
5. Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)
Vacxin Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não – một loại bệnh thường thấy và đặc biệt nguy hiểm cho trẻ dưới 5 tuổi.
Nên tiêm vacxin Hib khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi. Tác dụng phụ thường thấy ở trẻ khi tiêm vacxin Hib là sốt, tấy đỏ hoặc sưng ở vết tiêm.
6. Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)
Vacxin phòng ngừa bệnh bại liệt là một thành công đáng kể trong y học. Trẻ có thể tử vong nếu mắc virus gây bại liệt. Chính vì vậy, cha mẹ nên tiêm vacxin phòng ngừa bại liệt khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 – 18 tháng tuổi và khi trẻ được 4 – 6 tuổi nên cho trẻ đi khám lại và tiêm mũi tiếp theo.
7. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)
Loại vacxin này được biết đến với tên gọi PCV 13 ( tên thường gọi là Prevnar 13). Vacxin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.
Với vacxin này, có tổng cộng 4 mũi tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.
Tác dụng phụ sau khi tiêm thường gặp ở trẻ là buồn ngủ, tấy sưng ở chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc trẻ cau có, khó chịu.
Tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu. (Ảnh minh họa).
8. Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm
Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.
Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vacxin phòng ngừa cúm.
Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.
9. Vacxin phòng ngừa virus Rota (RV)
Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, ói mửa ở trẻ em. Trước khi vacxin phòng ngừa virus này được nghiên cứu thành công năm 2006 thì mỗi năm có khoảng 55.000 trẻ em Mỹ phải nhập viện vì nhiễm virus này.
Vacxin ngừa virus Rota được sản xuất dưới dạng chất lỏng có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nôn mửa hoặc tiêu chảy nhẹ sau khi sử dụng.
10. Vacxin phòng ngừa viêm gan A
Ăn, uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây viêm gan A ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể viêm gan, sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn… khi nhiễm virut gây viêm gan A.
Thông thường, trẻ nên được tiêm mũi đầu ngừa viêm gan A khi 12 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ được 23 tháng tuổi.
Tình trạng đau ở chỗ tiêm, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi… là hiện tượng thường thấy sau khi trẻ tiêm vacxin.
11. Vacxin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)
Vacxin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bênh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống.
MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi tiêm vacxin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.
12. Human papillomavirus (HPV) – Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Vacxin HPV được chia thành 3 lần tiêm cho trẻ trên 6 tháng. Vacxin có tác dụng tốt nhất cho các em gái ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.
Loại vắc xin này bảo vệ trẻ khỏi 2 virus lây truyền qua đường tình dục , gây ung thư cổ tử cung.
Các bài viết khác Cao Bằng: Xuất hiện ca dương tính với bệnh bạch hầu đầu tiên GẶP MẶT 46 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y ... Hơn 3.200 trẻ em 7 tuổi sẽ được tiêm phòng vắc xin uốn ván, bạch ... TP.HCM: Nhiều trẻ mắc bệnh sởi nhập viện vì phụ huynh không cho tiêm vắc ... WHO triệu tập cuộc họp khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh ... Việt Nam phấn đấu loại trừ viêm gan vào năm 2030: Cần sự hợp tác ... Một tháng 9 ổ dịch bệnh dại, tỉnh Quảng Nam buộc lãnh đạo huyện phải ... Việt Nam loại bỏ bệnh mắt hột khỏi vấn đề sức khoẻ cộng đồng Video/Clip Phát hiện mới về con đường lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ Xem tất cả » VĂN BẢN Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 về công tác văn thư Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 về quy định chi tiết một số điều của Nghị định số ... Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao ... Xem tất cả » LIÊN KẾT WEBSITE Copyright © 2012 - VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ Trưởng Ban biên tập : TS. Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế. Địa chỉ: Số 9 Pasteur – Nha Trang Website: ivac.com.vn Email: ivac@ivac.com.vn | Designed and Maintained by |
Từ khóa » Các Loại Vaccine Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Các Loại Vắc Xin Cần Tiêm Cho Bé Từ 1-2 Tháng Tuổi | Vinmec
-
Lịch Tiêm Phòng đầy đủ Cho Trẻ Từ 0 - 24 Tháng Tuổi
-
Lịch Tiêm Chủng đầy đủ Nhất Cho Trẻ Theo Từng Tháng Tuổi - VNVC
-
Danh Sách 7 Loại Bệnh được Tiêm Chủng Miễn Phí Cho Trẻ Em
-
TIÊM CHỦNG CHO TRẺ TỪ 0 -12 THÁNG TUỔI NHỮNG ĐIỀU CHA ...
-
Tổng Hợp Các Loại Vắc Xin Dành Cho Trẻ Sơ Sinh - DSCare
-
Lịch Tiêm Phòng Cho Trẻ Sơ Sinh Cha Mẹ Cần Biết
-
Lịch Tiêm Phòng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Hello Bacsi
-
[PDF] Chủng Ngừa Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Từ 0–10 Tuổi
-
Lịch Tiêm Chủng Cho Bé Từ 0-10 Tuổi Bố Mẹ Cần Lưu ý | Huggies
-
CÓ NÊN TIÊM HAY KHÔNG TIÊM VẮC XIN CHO TRẺ SƠ SINH
-
Nuôi Dạy Và Giáo Dục Trẻ Em - 大阪市
-
Lịch Tiêm Chủng, Tiêm Phòng Cho Trẻ Sơ Sinh Trẻ Nhỏ 2021 - CarePlus