Trồng Răng Cửa Giá Bao Nhiêu Tiền? Có đau Không? Mất Bao Lâu?

Mất răng cửa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn gây ra nhiều vấn đề khác nhau cho sức khỏe răng miệng và cuộc sống hàng ngày. Anh Trọng Ân (40 tuổi – TP. Hồ Chí Minh), đã thực hiện trồng răng cửa sau khi bị mất răng do tai nạn. Anh chia sẻ rằng: “việc mất răng cửa đã gây ra nhiều khó khăn không ngờ tới. Chỉ khi thực hiện trồng răng tại Nha khoa Paris tôi mới cảm thấy cuộc sống trở lại bình thường.” Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi mất răng cửa có sao không và các phương pháp phục hình hiệu quả.

  • 1. Vai trò của răng cửa
  • 2. Mất răng cửa có sao không?
  • 3. Các nguyên nhân gây mất răng cửa
  • 4. Các phương pháp trồng răng cửa
    • 4.1. Cầu răng sứ
    • 4.2. Cấy ghép Implant
    • 4.3. Hàm giả tháo lắp
  • 5. Mức độ đau và cảm giác khó chịu khi trồng răng cửa
  • 6. Chi phí trồng răng cửa và yếu tố ảnh hưởng
    • 6.1. Chi phí trồng răng cửa với kỹ thuật Implant
    • 6.2. Chi phí làm cầu răng sứ
    • 6.3. Chi phí khi làm hàm tháo lắp
  • 7. Chi phí trồng răng cửa phụ thuộc vào yếu tố nào
  • 8. Chăm sóc sau khi trồng răng cửa
  • 9. Những câu hỏi thường gặp về trồng răng cửa
    • 9.1. Trồng răng cửa có đau không?
    • 9.2. Mất một răng cửa có cần thiết phải phục hình không?
    • 9.3. Nên trồng răng cửa ở đâu uy tín?
    • 9.4. Trồng răng cửa bị gãy có sao không?

1. Vai trò của răng cửa

Những chiếc răng cửa đảm nhận vị trí trên cung hàm về tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và khả năng phát âm. Cụ thể như sau

  • Chức năng ăn nhai: Răng cửa giúp cắn và cắt nhỏ thức ăn trước khi đưa vào miệng, hỗ trợ răng hàm trong việc nghiền nát thức ăn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn (1):
  • Chức năng thẩm mỹ: Răng cửa tạo nên vẻ đẹp cho nụ cười và khuôn mặt, vì đây là những chiếc răng dễ nhìn thấy nhất khi cười.
  • Chức năng phát âm: Răng cửa điều chỉnh luồng hơi khi nói, giúp phát âm rõ ràng và chính xác.
  • Bảo vệ và duy trì cấu trúc hàm: Răng cửa không chỉ hỗ trợ các chức năng cơ bản mà còn giữ vai trò như “bức tường” bảo vệ các răng khác khỏi tác động bên ngoài và duy trì sự ổn định của cấu trúc hàm. Khi mất răng cửa, lực cắn sẽ bị phân bố không đều, dễ dẫn đến xô lệch hoặc mất thêm các răng khác.
Răng cửa đóng vai trò thẩm mỹ và cắn xé thức ăn

Răng cửa đóng vai trò thẩm mỹ và cắn xé thức ăn

2. Mất răng cửa có sao không?

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, mất răng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, làm bạn thiếu tự tin khi giao tiếp. Bởi răng cửa nằm ở vị trí trung tâm, có số thứ tự 1, 2 của cung hàm nên khi cười hay nói rất dễ lộ ra (2).

Ngoài ra, nếu răng cửa không được phục hình sớm, quý vị còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy như giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm, tiêu xương hàm và ảnh hưởng đến các răng xung quanh.

  • Giảm khả năng ăn nhai

Răng cửa có vai trò cắn, xé thức ăn nên khi bị mất sẽ khiến hoạt động ăn uống khó khăn hơn. Đồng thời, điều đó còn gây ra áp lực cho hệ tiêu hóa do thức ăn không được nghiền kỹ trước khi đi xuống dạ dày

  • Ảnh hưởng đến phát âm

Sự phát triển đầy đủ của hàm răng sẽ giúp âm thanh phát ra rõ ràng, ổn định và mạch lạc nhất. Vì vậy, ngay cả khi bị thiếu một chiếc răng cửa cũng có thể khiến bạn bị nói ngọng, phát âm khó khăn

  • Tiêu xương hàm

Đây là tác hại xảy ra khi bị mất răng lâu ngày. Bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi sau khi mất răng thì mật độ, chất lượng xương hàm sẽ từ từ giảm xuống

  • Ảnh hưởng đến các răng xung quanh

khi một răng bị mất đi cũng dẫn đến hiện tượng các răng xung quanh bị xô lệch, có xu hướng nghiêng về khoảng trống trên hàm

  • Ảnh hưởng của mất răng cửa ở trẻ em

Mất răng cửa sớm không chỉ giảm tính thẩm mỹ mà còn khiến trẻ khó khăn khi phát âm và sự tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, mất răng sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này, ví dụ như răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn.

  • Ảnh hưởng của mất răng cửa ở người trưởng thành

Đối với người trưởng thành, mất răng lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm và gây ra các vấn đề răng miệng khác như xô lệch răng, rối loạn khớp thái dương hàm.

  • Ảnh hưởng của mất răng cửa ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, mất răng cửa thường dẫn đến khó khăn trong ăn nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, sụt cân khiến suy giảm đề kháng. Đặc biệt, tiêu xương hàm xảy ra nhanh hơn ở độ tuổi này, và việc phục hình răng cần được cân nhắc cẩn thận để đảm bảo hiệu quả lâu dài và an toàn cho sức khỏe.

Mất răng cửa có sao không?

Mất răng cửa có sao không?

3. Các nguyên nhân gây mất răng cửa

Mất răng cửa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Thói quen xấu: Cắn móng tay, xé mác quần áo, mở nắp chai bằng răng hoặc nhai thực phẩm quá cứng có thể gây gãy răng.
  • Tác động từ ngoại lực: Các tai nạn, va đập mạnh có thể gây gãy hoặc rụng răng cửa.
  • Tuổi tác: Tình trạng mất răng cửa thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên và tiêu xương hàm.
  • Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc thiếu canxi, vitamin D, ăn thực phẩm nhiều đường và không vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể gây sâu răng, viêm nướu và dẫn đến mất răng.

4. Các phương pháp trồng răng cửa

Nếu không may mất răng cửa, bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện tại có rất nhiều phương pháp phục hình khác nhau như hàm tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

4.1. Cầu răng sứ

Phương pháp này phù hợp cho những người có răng kế cận răng cửa khỏe mạnh, không bị tiêu xương. Tuy nhiên, với bị mất cả 2 răng cửa trên hoặc dưới, có dấu hiệu tụt nướu thì không nên thực hiện phương pháp này.

Cầu răng sứ sẽ sử dụng các răng thật ở hai bên khoảng trống răng mất làm trụ đỡ, sau đó gắn một cầu răng sứ lên trên để thay thế cho những răng đã mất.

Phương pháp cầu răng sứ giúp phục hình răng cửa

Phương pháp cầu răng sứ giúp phục hình răng cửa

Ưu điểm

  • Thời gian trồng răng cửa bị mất nhanh chóng
  • Không mất nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi thực hiện
  • Chi phí trồng răng phải chăng, không đắt đỏ
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai ở mức độ tốt
  • Răng phục hình xong đảm bảo tính thẩm mỹ, đều, đẹp và tự nhiên
  • Vệ sinh miệng dễ dàng do cầu răng sứ được gắn cố định

Nhược điểm

  • Tác động đến các răng bên cạnh do mài làm trụ, lâu ngày chúng sẽ dần trở nên yếu đi
  • Cầu răng sứ chỉ nằm ở phía trên và không có phần chân ở dưới nên xương hàm sẽ không được tác động, từ đó dẫn tới tiêu xương hàm
  • Cầu răng sứ trung bình chỉ dùng được 5 – 7 năm

Quy trình

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
  • Bước 3: Mài cùi răng và lấy dấu
  • Bước 4: Chế tạo cầu răng sứ và thử màu để đảm bảo màu sắc hài hòa với răng thật.
  • Bước 5: Lắp cầu răng lên các trụ chịu lực đã mài, kèm theo thân răng tại vị trí mất răng
Xem thêm: Cầu răng sứ: Giải pháp tối ưu cho hàm răng mất đi

4.2. Cấy ghép Implant

Dùng trụ Implant cấy ghép vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng bị mất. Sau đó, một mão sứ sẽ được lắp lên trên trụ Implant để phục hình hoàn chỉnh răng cửa. Với cấu trúc như vậy, Implant sẽ hình thành một khối thống nhất như răng thật, vô cùng chắc chắn (3).

Đây là lựa chọn tốt nhất cho người trưởng thành và người cao tuổi có điều kiện xương hàm tốt muốn sở hữu hàm răng mới chắc khỏe, bền lâu. Tuy nhiên, cần lưu ý với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp cần kiểm soát bệnh tốt trước khi thực hiện.

Cấy ghép Implant giúp phục hình răng cửa tối ưu

Cấy ghép Implant giúp phục hình răng cửa tối ưu

Ưu điểm

  • Răng cửa sau khi phục hình xong rất chắc chắn, đẹp như răng thật, rất khó phát hiện ra là giả
  • Giúp khôi phục chức năng ăn nhai gần như tuyệt đối nên có thể thoải mái ăn uống theo sở thích
  • Vì phục hình cả phần chân nên cấy ghép Implant sẽ giúp ngăn chặn tình trạng xương hàm bị tiêu biến
  • Vệ sinh miệng dễ dàng
  • Tuổi thọ sử dụng lâu dài, trung bình là 20 – 25 năm, nếu biết cách chăm sóc thì có thể dùng trọn đời

Nhược điểm

  • Thời gian thực hiện kéo dài đến vài tháng
  • Mất nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi sau khi cấy ghép trụ
  • Chi phí đắt đỏ
  • Không phải ai cũng đủ điều kiện về sức khỏe để phục hình bằng Implant

Quy trình

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng
  • Bước 3: Cấy ghép trụ Implant, quá trình này thường diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 7 – 10 phút cho mỗi trụ. Sau đó gắn mão sứ tạm để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
  • Bước 4: Chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm, thời gian chờ khoảng 3 – 6 tháng. Sau đó, gắn mão sứ cố định
  • Bước 5: Bác sĩ hẹn tái khám và chăm sóc tại nhà.
Trồng răng cửa bằng implant hoàn hảo cả chức năng thẩm mỹ và ăn nhai

Cấy ghép Implant mang đến kết quả hoàn hảo cả chức năng thẩm mỹ và ăn nhai

4.3. Hàm giả tháo lắp

Phục hình răng bị mất bằng hàm tháo lắp là phương pháp đã có từ lâu đời, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn khá được ưa chuộng, đặc biệt là với người cao tuổi (4).

Đây là phương pháp phục hình răng cửa linh hoạt, cho phép người dùng có thể tháo ra, lắp vào một cách dễ dàng. Từ đó giúp thuận tiện hơn trong quá trình vệ sinh, ăn uống.

Hàm giả tháo lắp phù hợp cho người cao tuổi hoặc người không muốn can thiệp phẫu thuật với ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, việc vệ sinh và cảm giác ăn nhai có thể không đảm bảo như cầu răng sứ hay cấy ghép Implant.

Hàm giả tháo lắp cũng là một phương pháp giúp phục hình răng cửa

Hàm giả tháo lắp cũng là một phương pháp giúp phục hình răng cửa

Ưu điểm

  • Đây là kỹ thuật an toàn, không xâm lấn, không gây đau nhức
  • Thời gian tiến hành phục hình nhanh chóng
  • Có mức chi phí rẻ nhất trong 3 phương pháp

Nhược điểm

  • Không có sự ổn định, khi ăn nhai dễ bị tuột ra
  • Tuổi thọ sử dụng ngắn, chỉ từ 3 – 5 năm
  • Sau một khoảng thời gian sử dụng, nướu bị teo lại nên hàm sẽ không còn vừa vặn dễ bị trượt ra ngoài
  • Khả năng ăn nhai kém nhất trong 3 phương pháp (khôi phục được 30 – 40% chức năng ăn nhai)
  • Không giải quyết được hiện tượng xương hàm bị tiêu biến do mất răng lâu ngày
  • Mất nhiều thời gian cho việc vệ sinh hàm giả mỗi ngày

Quy trình

  • Bước 1: Thăm khám
  • Bước 2: Lấy dấu hàm
  • Bước 3: Vệ sinh khoang miệng, gắn hàm giả
  • Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

5. Mức độ đau và cảm giác khó chịu khi trồng răng cửa

Việc trồng răng cửa, dù bằng phương pháp nào đều có thể gây ra một số đau đớn và khó chịu nhất định. Điều này phụ thuộc vào từng phương pháp được sử dụng và cơ địa của mỗi người.

Mức độ đau và khó chịu trong từng phương pháp:

  • Cầu răng sứ: quá trình mài răng để làm cầu răng sứ có thể gây ra cảm giác khó chịu và ê buốt. Tuy nhiên, nhờ sử dụng thuốc tê, khách hàng sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình này. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, có thể xuất hiện cảm giác ê buốt nhẹ kéo dài vài ngày, nhưng thường không quá nghiêm trọng
  • Cấy ghép Implant: phương pháp này đòi hỏi phẫu thuật để cấy trụ Implant vào xương hàm, do đó có thể gây đau và sưng sau khi hết thuốc tê. Mức độ đau thường cao hơn so với các phương pháp khác và kéo dài từ vài ngày đến một tuần, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Cảm giác đau thường có thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau
  • Hàm giả tháo lắp: đeo hàm giả tháo lắp thường ít gây đau đớn nhất. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên, khách hàng có thể cảm thấy khó chịu do chưa quen với hàm giả. Cảm giác này thường giảm dần sau vài ngày sử dụng và ít khi gây ra đau nhức nghiêm trọng

Biện pháp giảm đau sau khi trồng răng:

  • Bác sĩ thường kê thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm bớt cơn đau sau khi trồng răng. Ngoài ra, thuốc kháng viêm cũng có thể được chỉ định để giảm sưng và viêm.
  • Chườm lạnh trong 24 giờ đầu sau khi cấy ghép Implant có thể giúp giảm sưng và đau. Chườm trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và lặp lại sau mỗi giờ.
  • Trong những ngày đầu sau khi trồng răng, nên ăn thức ăn mềm, tránh thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn.
  • Tuân thủ lịch hẹn tái khám với bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng và đảm bảo rằng quá trình phục hồi, tránh biến chứng nguy hiểm.
Các biện pháp giảm đau sau khi trồng răng hiệu quả

Các biện pháp giảm đau sau khi trồng răng hiệu quả

6. Chi phí trồng răng cửa và yếu tố ảnh hưởng

Chi phí trồng răng cửa sẽ tùy thuộc vào từng kỹ thuật phục hình. Cụ thể như sau:

6.1. Chi phí trồng răng cửa với kỹ thuật Implant

Tại Nha Khoa Paris, chi phí phục hình răng cửa bằng phương pháp cấy ghép Implant đang dao động trong khoảng 16.000.000 – 35.000.000 VNĐ/ trụ.

Sau đây là bảng chi phí khi cấy ghép Implant chi tiết:

DỊCH VỤ CHI PHÍ THỜI GIAN BẢO HÀNH
Trụ Korea chất lượng (Dio) 16.000.000 VNĐ/ trụ 7 năm
Trụ Implant Hàn Quốc – Dio – Tích hợp UV 16.000.000 VNĐ/ trụ 20 năm
Trụ Korea cao cấp (Dentium) 21.500.000 VNĐ/ trụ Trọn đời
Trụ Mỹ chất lượng (Dentium) 24.000.000 VNĐ/ trụ Trọn đời
Trụ Pháp chất lượng (Tekka) 24.000.000 VNĐ/ trụ Trọn đời
Trụ SIC Thụy Sĩ 30.000.000 VNĐ/ trụ Trọn đời
Trụ Straumann SLA Thụy Sĩ 30.000.000 VNĐ/ trụ Trọn đời
Trụ Straumann SLA Active Thụy Sĩ 35.000.000 VNĐ/ trụ Trọn đời
Trụ Pháp (ETK Paris) 24.000.000 VNĐ/ trụ Trọn đời

*Note: Bảng giá trên chưa bao gồm ưu đãi

Khách hàng cấy ghép răng Implant

Anh Trọng Ân phục hình răng cửa bằng phương pháp Implant

6.2. Chi phí làm cầu răng sứ

Tổng chi phí làm cầu răng sứ sẽ bằng chi phí 1 mão sứ nhân với số lượng mão sứ trên cầu răng. Như vậy, nếu lựa chọn mão sứ 6.000.000 VNĐ thì tổng mức chi phí phục hình sẽ là 18.000.000 VNĐ (đối với trường hợp dải cầu có 3 mão sứ).

Tại hệ thống Nha Khoa Paris, chi phí làm mão sứ dao động trong khoảng 3.000.000 – 18.000.000 VNĐ/răng, cụ thể như sau:

DỊCH VỤ CHI PHÍ THỜI GIAN BẢO HÀNH
Răng sứ Venus 3.000.000 VNĐ/ răng 5 năm
Răng sứ Emax Zic 6.000.000 VNĐ/ răng 15 năm
Răng sứ Cercon 6.000.000 VNĐ/ răng 15 năm
Răng sứ Lava Plus 8.000.000 VNĐ/ răng 20 năm
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 7.000.000 VNĐ/ răng 10 năm
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 3S 10.000.000 VNĐ/ răng 20 năm
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 4S 12.000.000 VNĐ/ răng 25 năm
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 5S 15.000.000 VNĐ/ răng 30 năm
Răng sứ thẩm mỹ P-Max Kim cương 18.000.000 VNĐ/ răng Trọn đời
Veneer sứ Emax / Cercon HT 8.000.000 VNĐ/ răng 15 năm
Veneer sứ P-Max 3S 10.000.000 VNĐ/ răng 20 năm
Veneer Ultra Thin 12.000.000 VNĐ/ răng 25 năm

*Note: Bảng giá trên chưa bao gồm ưu đãi

6.3. Chi phí khi làm hàm tháo lắp

Dịch vụ phục hình răng số 1 bằng hàm tháo lắp tại Nha Khoa Paris đang có mức chi phí như sau:

DỊCH VỤ CHI PHÍ (VNĐ)
Răng nhựa Việt Nam 200.000
Răng nhựa Mỹ 500.000
Răng nhựa CADCAM 500.000
Răng Composite 600.000
Răng sứ (tháo lắp) 800.000
Hàm nhựa bán phần (1 hàm) 1.500.000
Nền hàm nhựa có lưới (1 hàm) 2.500.000
Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo (Chưa có răng) – Thay nền hàm (1 hàm) 2.500.000
Hàm giả tháo lắp bán phần bằng nhựa mềm Biosoft (Chưa có răng) (1 hàm) 2.500.000
Hàm khung Cr – Co (1 hàm) 3.000.000
Hàm khung Titan (1 hàm) 5.000.000
Hàm khung liên kết bằng Cr – Co (1 hàm) 5.000.000
Hàm khung liên kết bằng Titan mắc cài đơn (1 hàm) 6.000.000
Hàm khung liên kết bằng Titan mắc cài đôi (1 hàm) 7.000.000
Hàm giả toàn phần bên trên (1 hàm) 10.000.000
Hàm giả toàn phần bên dưới (1 hàm) 12.000.000
Hàm giả tháo lắp cả hàm trên và hàm dưới (2 hàm) 21.000.000

*Note: Bảng giá trên chưa bao gồm ưu đãi

7. Chi phí trồng răng cửa phụ thuộc vào yếu tố nào

Chi phí phục hình răng cửa ở mỗi người sẽ không giống nhau. Sự chênh lệch đó là bởi những yếu tố như: tính trạng thực tế, phương pháp áp dụng, cơ sở nha khoa,…

  • Tình trạng răng miệng: chi phí trồng răng số 1 phụ thuộc vào số lượng vị trí cần phục hình. Mất càng nhiều thì chi phục hình sẽ càng cao. Những người bị sâu, viêm lợi hoặc các bệnh lý miệng khác sẽ buộc phải điều trị khỏi hẳn trước khi trồng răng nên chi phí cũng tăng lên.
  • Phương pháp trồng răng: Chi phí của 3 phương pháp sẽ khác nhau. Trong đó, cấy ghép Implant có chi phí cao nhất bởi những kỹ thuật phức tạp và khả năng phục hình hiệu quả.
  • Cơ sở nha khoa: những địa chỉ uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, chuyên môn cao cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ có mức chi phí dịch vụ cao hơn đôi chút so với các cơ sở nhỏ lẻ và kém chất lượng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trồng răng

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trồng răng

8. Chăm sóc sau khi trồng răng cửa

Việc chăm sóc đúng cách sau khi trồng răng cửa sẽ duy trì kết quả phục hình tốt nhất, tránh biến chứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Chú ý đánh nhẹ nhàng xung quanh khu vực răng trồng để tránh tổn thương.
  • Duy trì thói quen dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để làm sạch kẽ răng và khu vực xung quanh răng trồng, giúp ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Trong khoảng 2-3 tuần đầu tiên, tránh ăn thức ăn cứng, dai để không gây tổn thương đến vùng mới cấy ghép.
  • Nên ăn thức ăn mềm như cháo và súp. Tránh nhai vào vùng răng mới trồng và hạn chế các thực phẩm quá cứng, nóng hoặc lạnh.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, và thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa để tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và thực phẩm có thể gây mảng bám như kẹo, bánh ngọt và nước có ga, để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Tuân thủ lịch tái khám

  • Theo dõi lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Nên kiểm tra định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để bác sĩ đánh giá tình trạng răng trồng và làm sạch răng miệng.

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu có dấu hiệu sưng đau, chảy máu kéo dài, sốt, chảy mủ tại vị trí trồng răng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.

Cách chăm sóc sau khi trồng răng cửa, tránh biến chứng nguy hiểm

Cách chăm sóc sau khi trồng răng cửa, tránh biến chứng nguy hiểm

9. Những câu hỏi thường gặp về trồng răng cửa

Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về trồng răng cửa và những câu trả lời hữu ích.

9.1. Trồng răng cửa có đau không?

Quá trình trồng răng cửa không gây đau đớn bởi bác sĩ sẽ sử dụng gây tê vào vị trí điều trị. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, khách hàng có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ trong vài ngày đầu tiên. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết.

9.2. Mất một răng cửa có cần thiết phải phục hình không?

Mất một răng cửa hay nhiều răng cửa thì việc phục hình từ sớm là vô cùng cần thiết. Những lợi ích khi trồng răng sớm như khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm và ngăn ngừa tiêu xương hàm.

9.3. Nên trồng răng cửa ở đâu uy tín?

Nha Khoa Paris là địa chỉ đáng tin cậy được nhiều khách hàng lựa chọn khi phục hình răng cửa. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, Nha Khoa Paris mang đến các dịch vụ chăm sóc răng miệng chất lượng cao, từ cấy ghép Implant, cầu răng sứ đến hàm giả tháo lắp. Bên cạnh đó, quy trình thăm khám và điều trị tại đây luôn được thực hiện tỉ mỉ, kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khách hàng.

9.4. Trồng răng cửa bị gãy có sao không?

Nếu răng cửa bị gãy, khách hàng cần nhanh chóng thăm khám lại bác sĩ nha khoa để đánh giá và xử lý tình trạng. Trường hợp này có thể yêu cầu thay thế răng cửa mới để duy trì chức năng và thẩm mỹ của hàm răng. Việc giải quyết kịp thời sẽ giúp tránh được các vấn đề phức tạp hơn sau này.

Trên đây là những hậu quả khi mất răng cửa giải thích chi tiết cho câu hỏi mất răng cửa có sao không và gợi ý biện pháp phục hình hiệu quả. Mời quý khách điền form đăng ký hoặc liên hệ số hotline 1900 6900 để được Nha khoa Paris tư vấn cụ thể.

Từ khóa » Trồng 4 Răng Cửa Giá Bao Nhiêu