Trồng Răng Giả Tháo Lắp Là Gì? Ưu Nhược điểm? - Nha Khoa Thúy Đức

Có 3 phương pháp trồng răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là trồng răng implant, làm cầu răng sứ và răng giả tháo lắp. Trong 3 phương pháp này thì làm trồng răng giả tháo lắp là phương pháp tiết kiệm nhất nhưng có mang lại hiệu quả không và có tốt như mong đợi không. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp hàm giả tháo lắp nhé!

Trồng răng giả tháo lắp là gì? Ưu nhược điểm? 1

Mục lục

  • Trồng răng giả tháo lắp là gì?
  • Có nên trồng răng răng tháo lắp hay không?
    • Ưu điểm
    •  Nhược điểm
  • Trồng răng tháo lắp có mấy loại?
    • Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo
    • Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại
    • Răng giả tháo lắp trên trụ implant
  • Trồng răng giả tháo lắp có đắt không?
  • Quy trình làm hàm giả tháo lắp
    • Bước 1: Khám tổng quát răng miệng
    • Bước 2: Lấy dấu hàm để làm răng giả
    • Bước 3: Làm vệ sinh khoang miệng
    • Bước 4: Hướng dẫn đeo hàm giả
  • Lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp

Trồng răng giả tháo lắp là gì?

Trồng răng giả tháo lắp hay còn gọi hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình lại răng đã bị mất người ta thường sử dụng phương pháp này đối với cá trường hợp bị mất nhiều răng hoặc mất răng cả hàm. Lúc này bệnh nhân mất răng có thể sử dụng hàm tháo lắp toàn bộ hoặc hàm tháo lắp bán phần.

Một hàm răng giả tháo lắp được cấu tạo gồm có 2 phần là khung răng và răng giả. Hàm khung răng tháo lắp thường được sử dụng chất liệu từ nhựa, kim loại và ốc vít và được thiết kế vừa vặn ôm khít cung hàm thật của bệnh nhân để nâng đỡ và tạo hình cung răng. Còn hàm răng giả tháo lắp được làm từ chất liệu sứ hoặc nhựa dẻo, được gắn liền với khung răng để thay thế cho những chiếc răng đã bị mất.

Có nên trồng răng răng tháo lắp hay không?

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí: Trong tất cả các phương pháp phục hình răng đã mất hiện nay gồm có làm cầu răng sứ, hàm răng giả tháo lắp và cấy ghép implant thì phương pháp hàm răng giả tháo lắp là tiết kiệm chi phí nhất. Phương pháp này đã có từ lâu đời, khá cổ điển và thường hay được sử dụng phổ biến ở người lớn tuổi vì nó có cấu tạo tách rời với cung hàm thật.
  • Chất liệu an toàn: Hàm răng giả tháo lắp được cấu tạo từ các thành phần đều là chất liệu thông dụng trong nha khoa như titan, sứ hoặc nhựa. Những chất liệu này đều đã được kiểm định đảm bảo độ an toàn cho miệng, lành tính với cơ thể và hoàn toàn không gây kích ứng cho môi nướu nên bệnh nhân mất răng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
  • Có tính thẩm mỹ: Khung hàm và răng được thiết kế có màu sắc gần như hàm răng thật vì vậy đảm bảo tính thẩm mỹ cho người sử dụng. Đặc biệt với những người già bị móm hoặc mất nhiều răng thì việc sử dụng hàm tháo lắp còn hỗ trợ rất tốt cho khả năng phát âm, giúp họ giao tiếp dễ dàng hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh: Khung hàm tháo lắp có thể dễ dàng tháo ra lắp vào vì thế bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Ngay sau khi ăn bạn có thể tháo ra để vệ sinh sạch sẽ miệng và khung hàm, loại bỏ các mảng bám thức ăn vẫn còn sót lại. Nhờ vậy mà răng miệng luôn được bảo vệ, không mắc các bệnh lý.

 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì trồng răng giả tháo lắp vẫn còn những nhược điểm chưa được khắc phục.

  • Khả năng ăn nhai bị hạn chế: Hàm giả tháo lắp không chịu được lực nhai quá mạnh mà chỉ chịu được lực nhai tương đối. Chính vì thế bạn cần lưu ý trong chế độ ăn uống, không được ăn những đồ ăn quá cứng, dai và dẻo. Ngoài ra trong một số trường hợp khi ăn không thể nhai kỹ thức ăn làm cho hệ tiêu hóa bị tổn thương.
  • Những bất tiện trong quá trình sử dụng: Hàm giả tháo lắp được chế tạo sát khít với khung răng thật, tuy nhiên nó chỉ chắc chắn trong thời gian đầu sử dụng. Theo thời gian nó sẽ dần dần bị lỏng lẻo, gây sự vướng víu, khó chịu cho miệng và rất dễ rơi rớt trong quá trình ăn uống. Không chỉ vậy phương pháp này còn đòi hỏi người dùng phải vệ sinh hàm răng giả thật kỹ lượng để bảo vệ tuổi thọ của răng giả cũng như sức khỏe răng miệng.
  • Tính thẩm mỹ chưa cao: Một số hàm giả tháo lắp bán phần sẽ có các móc kim loại bị lộ liễu ra ngoài, làm cho cả hàm bị mất thẩm mỹ.
  • Sau thời gian dài sử dụng có thể gây ra các biến chứng: Khi bạn ăn uống, lực nhai thức ăn sẽ tác động lên khung hàm, có thể cấn vào nướu gây đau đớn. Sử dụng hàm nhựa tháp lắp thông thường lâu ngày sẽ dẫn tới nướu bị tổn thương nghiêm trọng, ngoài ra cũng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi làm cho bạn bị lão hóa sớm, hóp má gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
  • Tuổi thọ không cao: Phương pháp làm răng giả tháo lắp có tuổi thọ không cao, chỉ từ 3 – 5 năm, sau đó người dùng buộc phải thay thế khung hàm tháo lắp mới.

Trồng răng tháo lắp có mấy loại?

Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo

Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo 1

Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo được sử dụng phổ biến từ rất lâu trước kia, thường được dùng cho những người cao tuổi khi bị mất răng cả hàm hoặc mất nhiều răng liên tiếp. Loại hàm này sử dụng nền bằng nhựa và răng giả sẽ được ép chặt lên trên nền.

Ưu điểm của hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo

  • Chi phí rẻ nhất trong các loại hàm tháo lắp
  • Có thiết kế linh động, ôm sát vào nướu rất tiện lợi

Nhược điểm

  • Khá cồng kềnh, khi người bị mất răng đeo vào sẽ có cảm giác nặng trong khoang miệng.
  • Tuổi thọ ngắn, độ bền kém do sau khi sử dụng 1 thời gian qua quá trình ăn nhai lâu dài và khi xương hàm bị tiêu thì hàm giả cũng trở nên lỏng lẻo và dễ bị rơi vỡ khi đeo hơn. Lúc đó bệnh nhân sẽ lại phải tới gặp bác sĩ để làm lại hàm khác, tốn kém thêm 1 khoản chi phí.

Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại

Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại 1

Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại cũng giống như hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo tuy nhiên các răng giả trên nền nhựa sẽ được kết hợp thêm một khung kim loại nữa. Khung kim loại này có cấu tạo từ hợp chất Ni – Cr hoặc titanium vì vậy hoàn toàn lành tính cho cơ thể người đeo. Tuy nhiên loại hàm này chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân chỉ bị mất một vài răng và vẫn còn răng thật để làm trụ bám.

Ưu điểm:

  • Hàm giả có độ cứng chắc cao, kích thước nhỏ gọn hơn so với hàm nhựa toàn phần do được kết hợp cùng với khung kim loại.

Nhược điểm:

  • Sau thời gian dài sử dụng thì dễ làm răng thật bị ảnh hưởng và yếu đi, bởi móc kim loại trên khung sẽ bám vào răng thật làm cho răng bị co kéo.

Răng giả tháo lắp trên trụ implant

Răng giả tháo lắp trên trụ implant 1

Răng giả tháo lắp trên trụ implant cũng tương tự như các loại hàm giả thông thường khác, chỉ khác là bác sĩ sẽ cần phải gắn thêm từ 4 – 6 trụ implant vào bên trong xương hàm của bệnh nhân sau đó mới gắn hàm giả để tạo điểm tựa giúp hàm giả cứng chắc hơn, ăn nhai tốt hơn và dễ dàng hơn.

Ưu điểm:

  • Có độ bền chắc cao
  • Trụ implant được cấu tạo từ hợp chất titanium an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.
  • Các trụ implant đóng vai trò như những chân răng thật, sẽ tích hợp vào xương hàm tạo thành một khối thống nhất, vì thế loại hàm này hạn chế phần nào tình trạng tiêu xương hàm ở bệnh nhân, không gây ra sự lệch lạc hay xê dịch hàm trong quá trình ăn nhai.
  • Có thể tồn tại vĩnh viễn không cần phải thay mới nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao so với các loại hàm giả tháo lắp trên

Mặc dù chi phí cao tuy nhiên nếu nói về độ thẩm mỹ và những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại thì các chuyên gia phục hồi răng giả tháo lắp đánh giá cao và khuyên dùng loại nào.

Trồng răng giả tháo lắp có đắt không?

Tuy theo bạn sử dụng hàm răng giả tháo lắp loại nào mà mức chi phí sẽ khác nhau.

Với hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, tùy thuộc vào số lượng răng đã bị mất và loại hàm giả bạn lựa chọn phục hình. Thông thường sẽ có giá trong khoảng từ 1 – 10 triệu / hàm.

Với hàm giả tháo lắp khung kim loại nếu bạn lựa chọn răng sứ để phục hình trên khung kim loại thì chi phí của hàm giả tháo lắp sẽ do chất liệu răng sứ quy định. Thông thường chi phí dao động từ 3 – 15 triệu / hàm.

Với răng giả tháo lắp trên implant chi phí sẽ phụ thuộc vào số lượng răng đã mất và loại hàm tháo lắp mà bạn chọn để phục hình, thông thường giá dao động từ 10 – 30 triệu / hàm.

Quy trình làm hàm giả tháo lắp

Quy trình làm hàm giả tháo lắp tiêu chuẩn gồm có 4 bước như sau:

Bước 1: Khám tổng quát răng miệng

Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, trong trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý về răng miệng sẽ được điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ tư vấn về ưu nhược điểm cũng như chi phí của từng loại hàm răng giả để bạn chọn được loại phù hợp nhất cho mình.

Bước 2: Lấy dấu hàm để làm răng giả

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng, thu thập thông số cần thiết như màu răng, kích thước răng, dấu hàm,… sau đó gửi cho chuyên viên chế tác để làm răng giả tháo lắp cho bệnh nhân.

Bước 2: Lấy dấu hàm để làm răng giả 1

Bước 3: Làm vệ sinh khoang miệng

Bước này khá quan trọng để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khi tiến hành gắn răng giả vào hàm. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng để đảm bảo khoang miệng được sạch sẽ nhất.

Bước 4: Hướng dẫn đeo hàm giả

Bước cuối cùng là đeo hàm giả và kiểm tra độ tương thích, sau đó bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng và vệ sinh tốt nhất trong quá trình sử dụng hàng ngày.

Lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp

  • Cần vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần
  • Kết hợp vệ sinh hàm giả cùng với vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
  • Nên tháo hàm ra khi đi ngủ và ngâm trong dung dịch muối loãng hoặc giấm
  • Tránh để hàm giả bị va chạm mạnh và rơi vỡ
  • Chú ý tới chế độ ăn uống, không nên ăn các thực phẩm quá dai cứng dễ làm ảnh hưởng tới hàm

Có thể nói phương pháp hàm giả tháo lắp là phương pháp tiết kiệm chi phí nhất, nó có nhiều ưu điểm tuy nhiên lại không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Vì thế các bạn nên tham khảo thêm các phương pháp trồng răng khác có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương tụt lợi để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe ăn nhai và thẩm mỹ cho gương mặt nhé!

Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn hoặc đang gặp khó khăn trong việc ăn nhai do tình trạng mất răng gây ra, hãy liên hệ với Nha khoa Thúy Đức theo thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí bạn nhé!

NHA KHOA THÚY ĐỨC

  • Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
  • Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Từ khóa » Hình ảnh Răng Giả Tháo Lắp