Trong Suốt Thời Gian Sôi, Nhiệt độ Của Chất Lỏng Không Thay đổi.

của chất lỏng không thay đổi.

Hoạt động 2: Vận dụng. III. VẬN DỤNG

Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận vận dụng kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi Vận dụng

C7: Vì nhiệt độ này xác định và không thay đổi trong quá trình nưốc đang sôi.

trong SGK.

C7: Tại sao người ta chọn nhiệt độ sôi của nước đẩ làm một mốc chia nhiệt độ?

C8. Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân chứ không dùng nhiệt kế rượu?

C9. Các đoạn AB, BC trong hình 65 biểu diễn các quá trình nào trong khi nước được đun nóng?

hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

C9. Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.

Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.

Củng cố:

Sự sôi là gì? Cho biết đặc điểm của sự sôi.

Dặn dò

Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài Tổng kết chương.

CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT

- Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. Do đó trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi của nước cao hơn 1000C.

- Hình 29.2 vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển khi độ cao không lớn lắm.

- Đỉnh Phăng Xi Păng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn cao 3200m so với mặt biển, là đỉnh núi cao nhất nước ta. Hãy dựa vào đồ thị để tìm nhiệt độ sôi của nước ở đây.

Tiết 33

BÀI BA MƯƠI

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2NHIỆT HỌC NHIỆT HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Nhắc lại một số kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.

2. Vận dụng được một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.

II. CHUẨN BỊ

Vẽ trên bảng treo ô chữ .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

100A A B C 0C phút Hình 65

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập.

1. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, nhiệt độ giảm?

2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?

3. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn?

4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.

5. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên.

6. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?

7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?

8. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?

I. ÔN TẬP

1. Thể tích của hầu hết các chất đều tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.

2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất và chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

3. Học sinh tự làm.

4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt.

Nhiệt kế rượu dùng đo nhiệt độ khí quyển.

Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm.

Nhiệt kế ytế đo nhiệt độ cơ thể. 5. (1) Nóng chảy, (2) Bay hơi, (3) Đông đặc, (4) Ngưng tụ.

6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau.

7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không tăng dù vẫn tiếp tục đun.

8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

9. Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng và trên mặt thoáng của chất lỏng.

Hoạt động 2: Vận dụng. II. VẬN DỤNG

Trong Hoạt động này, giáo viên cần cho học sinh thời gian chuẩn bị bài tham gia thảo luận xây dựng các câu trả lời chính xác.

1. Thứ tự sắp xếp.

2. Nhiệt kế đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi.

3. Giải thích ứng dụng:

4. Theo bảng 30.1 (Xem phụ lục): - Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất?

- Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu đo những nhiệt độ thấp tới -500C. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân đo những nhiệt độ này được không?

- Ở nhiệt độ của lớp học, có thể có hơi của các chất nào?

5. Khi nước sôi, Bình nói cần bớt lửa, chỉ để ngọn lửa nhỏ đủ cho nước sôi. An nói để lửa cháy thật to thì nước càng nóng. Ai đúng, ai sai?

6. Nhận xét sơ đồ.

1. Rắn - Lỏng - Khí. 2. Nhiệt kế thủy ngân.

3. Khi hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.

4. Theo bảng 30.1: - Sắt, Rượu.

- Ở -500C, rượu vẫn ở thể lỏng, còn ở nhiệt độ này thì thủy ngân đã đông đặc.

- Trong lớp có thể có những chất rắn có nhiệt nóng chảy cao hơn nhiệt độ của lớp, các chất lỏng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học, có thể có hơi nưốc, hơi thủy ngân. 5. Bình nói đúng. 6. BC: nóng chảy. DE: sôi. AB: thể rắn CD: lỏng và hơi.

Hoạt động 3: Trò chơi GIẢI Ô CHỮ

PHỤ LỤCGiải ô chữ: Giải ô chữ: N O N G C H A Y Chất Nhiệt độ nóng chảy B A Y H O I Nhôm 658 G I O Nước đá 0 T H I N G H I E M Rượu -177 M A T T H O A N G Sắt 1535 Đ O N G Đ A C Đồng 1083 T O C Đ O Thủy ngân -39 Muối ăn 801 CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT

Chất cacbon đioxit (thường gọi là tuyết khô) có thể chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi. Sự chuyển thể đặc biệt này được gọi là “sự thăng hoa”. Khi thăng hoa, tuyết khô làm lạnh không khí xung quanh, khiến cho hơi nước trong không khí ngưng tụ, tạo nên một màn sương. Nếu chiếu ánh sáng màu vào màn sương này, ta sẽ được một màn sương màu tuyệt đẹp. Hiện tượng này thường được sử dụng để tạo cảnh trên sàn diễn ca - múa - nhạc.

Trong lòng mặt trời lên đến hai mươi triệu độ C (20.000.0000C). Ở nhiệt độ này, vật chất không thể tồn tại được ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí thông thường mà

ta biết. Nó tồn tại dưới một thể đặc biệt, gọi là “Plaxma”. Ở thể plaxma, vật chất tồn tại dưới dạng hạt mang điện.

Từ khóa » độ Dài Chất Lỏng Trong Nhiệt Kế Phụ Thuộc Vào