Trọng Trinh – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Trọng Trinh | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Trọng Trinh |
Ngày sinh | 9 tháng 1, 1957 (67 tuổi) |
Nơi sinh | Nam Đàn, Nghệ An |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp |
|
Gia đình | |
Vợ | Nguyễn Lan Phương (cưới 2011) |
Lĩnh vực |
|
Danh hiệu | Nghệ sĩ nhân dân (2019) |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Năm hoạt động | 1984–nay |
Tác phẩm | Ngày hè sôi độngCầu vồng tình yêuMátxcơva - Mùa thay láCả một đời ân oán |
Giải thưởng | |
Giải Cánh diều 2015Nam diễn viên phụ xuất sắc | |
Giải Cánh diều 2017Đạo diễn xuất sắc | |
Website | |
Trọng Trinh trên IMDb | |
[sửa trên Wikidata]x • t • s |
Trọng Trinh (sinh ngày 9 tháng 1 năm 1957) là một nam diễn viên, đạo diễn người Việt Nam. Ông từng tham gia rất nhiều bộ phim, và được xem là một trong những nghệ sĩ gạo cội của điện ảnh Việt Nam. Ông đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2019.[1]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trọng Trinh tên đầy đủ là Nguyễn Trọng Trinh, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1957 tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.[2] Cha ông là một cán bộ của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), vì vậy gia đình ông sống trong một khu tập thể dành cho văn nghệ sĩ. Từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với nghệ thuật sân khấu.[3] Ông đã thi đỗ vào lớp diễn viên sân khấu khoá 1 của Nhà hát Kịch Trung ương và tốt nghiệp loại ưu với vai diễn Côlêxốp trong vở kịch "Cuộc chia tay tháng 6" do Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi dàn dựng.[4][5]
Cuộc đời nghệ thuật
[sửa | sửa mã nguồn]Văn nghệ trong quân ngũ
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 8 tháng 9 năm 1982, 8 ngày sau khi ra trường, ông và 3 người bạn khác là các Nghệ sĩ Nhân dân Trung Anh, Đỗ Kỷ, Quốc Khánh và Việt Thắng đã cùng nhau nhập ngũ trong giai đoạn Xung đột Việt–Trung 1979–1991.[6] Sau 3 tháng được được huấn luyện ở Quảng Ninh, cả bốn người được phân về Đại đội Vệ binh Sư đoàn 323. Trong quá trình huấn luyện trong quân ngũ, 4 nghệ sĩ đã thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ từ cấp trung đoàn đến đặc khu, giành giải Nhì trong hội diễn nghệ thuật toàn quân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho đặc khu Quảng Ninh. Mặc dù không được đào tạo chuyên nghiệp nhưng Trọng Trinh đã đứng ra biên đạo múa cho Sư đoàn.[7]
Đầu năm 1984, ông cùng 3 người bạn được mời tham gia bộ phim về đề tài chiến tranh mang tên "Trừng phạt" của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp.[8] Về sau, ông còn từng tham gia các bộ phim khác của đạo diễn Bạch Diệp như Hoa ban đỏ, Lặng lẽ tuổi trăng tròn, Nguyễn Thị Minh Khai.[9] Đến cuối năm, do có nhiều thành tích và nhu cầu từ các đơn vị nghệ thuật, 4 người được cấp trên cho phép ra quân sớm hơn dự định để phục vụ công tác biểu diễn.[10]
Sự nghiệp diễn viên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ sau khi xuất ngũ, ông gây ấn tượng với khán giả qua nhiều vai diễn trong các vở kịch sân khấu như Hão, Nhân danh công lý, Ngụ ngôn năm 2000. Đến năm 1989, ông tiếp tục gây ấn tượng mạnh với khán giả nhờ vai chiến sĩ công an Nam Hà trong bộ phim điện ảnh Săn bắt cướp của đạo diễn Trần Phương.[11] Trong thập niên 1980 và 1990, thời kỳ bùng nổ của phim video, ông đã tham gia nhiều bộ phim như Hai năm nữa anh về, Người đàn bà nghịch cát, Gánh hàng hoa, Người rừng.[12] Năm 2004, ông đảm nhiệm vai Lâm, một trong ba nhân vật chính, trong bộ phim Tiếng cồng định mệnh. Đây là một bộ phim sử thi gây được tiếng vang lớn thời bấy giờ của Hãng phim Quân đội nhân dân Việt Nam.[13]
Từ giữa thập niên 1990, ông liên tiếp tạo ra dấu ấn trong nhiều bộ phim được chiếu trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, như vai diễn Tổng Bí thư Lê Hồng Phong trong một bộ phim về nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai vào năm 1996 hay bộ phim Gió qua miền tối sáng về đề tài HIV/AIDS vào năm 1998.[14] Từ những năm đầu thế kỷ 20, ông trở thành một trong những gương mặt quen thuộc của khán giả Đài Truyền hình Việt Nam thông qua những vai diễn có tính "đào hoa".[15] Ông liên tiếp góp mặt trong nhiều bộ phim được yêu thích của VTV như Mưa bóng mây,[16] Nhật ký Vàng Anh, Khúc hát mặt trời,[17] Tuổi thanh xuân, Tình khúc bạch dương, Chạy trốn thanh xuân.[18]
Từ năm 2019, các bộ phim ông đóng vai quan trọng đều gây được tiếng vang lớn trong dư luận Việt Nam như Nàng dâu order,[19] Tình yêu và tham vọng,[20] Lửa ấm,[21] đặc biệt là Sinh tử và Hãy nói lời yêu. Sinh tử là một bộ phim chính luận thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự nổi tiếng.[22][23] Ngay từ khi ra mắt, bộ phim đã nhận được sự quan tâm đặc biệt khi làm về đề tài chống tham nhũng và có sự tham gia của nhiều diễn viên gạo cội.[24] Trong Sinh tử, ông vào vai nhân vật chính là Bí thư Thành ủy Văn Thành Nhân.[25] Theo Trọng Trinh, đây là "vai diễn khó học lời thoại nhất" trong sự nghiệp diễn viên của ông.[26] Trong suốt quá trình công chiếu, bộ phim luôn nhận được sự chú ý từ dư luận bởi tính thời sự cao.[27][28]
Hãy nói lời yêu là một bộ phim xoay quanh những mối quan hệ gia đình. Nhân vật ông Tín do Trọng Trinh thủ vai đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều mâu thuẫn và đẩy bộ phim lên cao trào.[29] Bên cạnh việc nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khán giả thì bộ phim cũng gây nhiều tranh cãi khi nội dung dần trở nên quá bi kịch về cuối.[30]
Trở thành đạo diễn
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1997, ông cho ra mắt bộ phim "Mưa dầm ngõ nhỏ", đây là tác phẩm đầu tiên của ông với vai trò đạo diễn.[31] Mặc dù chỉ mới vào nghề đạo diễn thời gian ngắn, nhưng ông đã nhanh chóng đạt được Giải Vàng trong Liên hoan Phim truyền hình Toàn quốc năm 1998 nhờ bộ phim Sân tranh.[32] Sau đó, ông liên tục gây ấn tượng với khán giả thông qua nhiều bộ phim như Sang sông, Ban mai xinh, Cầu vồng tình yêu. Đặc biệt là từ năm 1999, ông liên tiếp làm đạo diễn và tham gia diễn xuất cho nhiều bộ phim thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự nổi tiếng như: Nước mắt của mẹ, Phía sau một cái chết, Tên sát nhân có tài mở khóa. Cũng từ năm 1999, nhiều bộ phim của ông đã trở thành một phần được chờ đợi trong chương trình giải trí vào dịp Tết Nguyên Đán như Theo dấu bích đào, Mừng tuổi, Thế mới là cuộc đời, Đáo Xuân hay Khi tivi nhà tắt tiếng. Năm 2005, ông trở thành đạo diễn của Ban mai xanh, bộ phim đầu tiên mà hai hãng truyền hình lớn của Việt Nam là Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam và Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác sản xuất.[33]
Năm 2011, ông cho ra mắt bộ phim Cầu vồng tình yêu được chuyển thể từ bộ phim Vinh quang gia tộc nổi tiếng của Hàn Quốc. Mặc dù là phim chuyển thể, nhưng vì có nội dung bám sát vào văn hóa của người Việt mà bộ phim đã nhanh chóng thu hút được nhiều tầng lớp người xem.[34][35] Không chỉ hấp dẫn người xem mà bộ phim còn từng giữ nhiều kỷ lục nhất trong số những dự án mà Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam từng sản xuất, trong đó có kỷ lục bộ phim dài nhất với thời lượng lên đến 85 tập và thu âm trực tiếp toàn bộ phim.[36]
Năm 2016, bộ phim Zippo, mù tạt và em do ông đạo diễn đã thu hút được nhiều sự chú ý từ giới trẻ Việt Nam ngay khi mới lên sóng.[37][38] Bộ phim đã giành được gần 10 giải thưởng và đề cử ở nhiều hạng mục khác nhau của nhiều lễ trao giải lớn ở Việt Nam, đặc biệt là giải Cánh Diều Vàng cho Phim truyền hình dài tập và giúp Trọng Trinh chiến thắng hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất.[39] Đến năm 2018, bộ phim Cả một đời ân oán của ông cùng đạo diễn trẻ Bùi Tiến Huy tiếp tục tạo nên một "cơn sốt" trong dư luận Việt Nam.[40] Ngoài những bộ phim truyền hình, Trọng Trinh còn là đạo diễn cho chương trình thực tế Bố ơi! Mình đi đâu thế? (phiên bản Việt Nam).[41]
Trước khi về hưu vào 2018, ông giữ vai trò Trưởng phòng Nội dung III của Hãng phim Truyền hình Việt Nam.[42] Tháng 7 năm 2018, ông là 1 trong 4 đạo diễn của Đài truyền hình Việt Nam được đưa vào danh sách xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân,[43][44] đến tháng 8 năm 2019 thì Chủ tịch nước Việt Nam chính thức có quyết định trao tặng ông danh hiệu này.[45][46] Tháng 3 năm 2019, Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam lần đầu tiên phối hợp với báo Sinh viên Việt Nam tổ chức tuyển chọn diễn viên từ sinh viên tại Hà Nội. Trọng Trinh và một số Nghệ sĩ Nhân dân khác đã đảm nhận vai trò giám khảo trong đợt truyển chọn này.[47]
Danh sách tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Vai trò đạo diễn
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tên phim | Ghi chú | Tập | Kênh | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1997 | Mưa dầm ngõ nhỏ | Tác phẩm đầu tay của Trọng Trinh | 1 | VTV3 | [48][49][50] |
1998 | Sân tranh | Dựa trên truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Phan Hách, chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | [51] | |
1999 | Theo dấu bích đào | Chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | VTV1 | |
Nước mắt của mẹ | Thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự | 4 | VTV3 | [52][53] | |
Nắng hoàng hôn | 2 | ||||
2001 | Ngày hè sôi động | 8 | VTV1 | [54] | |
2002 | Mừng tuổi | Chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | ||
Sang sông | 1 | VTV3 | [55] | ||
2003 | Nấc thang mới | 8 | [56][57][58] | ||
Phía sau một cái chết | Thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự | 10 | [59][60][61] | ||
2004 | Thế mới là cuộc đời | Chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | VTV1 | [62] |
2005 | Ban mai xanh | Bộ phim đầu tiên VFC và TFS hợp tác | 25 | [63][64][65] | |
2006 | Miền quê thức tỉnh | Chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Trần Vệ Nữ | 18 | [66][67][68] | |
2007 | Đáo Xuân | Chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | [69][70] | |
2008 | Khi tivi nhà tắt tiếng | Chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | [71][72][73] | |
Tên sát nhân có tài mở khóa | Thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự | 10 | [74] | ||
Những người độc thân vui vẻ | Bộ phim sitcom đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam | 170 | VTV3 | [75][76][77] | |
2011 | Cầu vồng tình yêu | Chuyển thể từ bộ phim Hàn Quốc – Vinh quang gia tộc | 85 | [78][79][80] | |
2012 | Tình yêu không hẹn trước | Chuyển thể từ bộ phim Thái Lan-Mối hận cơ duyên | 40 | [81][82][83] | |
2015 | Mưa bóng mây | Ban đầu có tên "Ngoại tình", sau đổi thành "Phía sau cung cửa", rồi "Mưa bóng mây" | 37 | VTV1 | [84][85][86] |
2016 | Zippo, mù tạt và em | Bộ phim chiến thắng nhiều hạng mục tại các lễ trao giải | 36 | VTV3 | [87][88][89] |
2017 | Mátxcơva - Mùa thay lá | Chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán | 4 | VTV1 | [90][91][92] |
Cả một đời ân oán (phần 1) | Chuyển thể từ bộ phim nổi tiếng của Đài Loan – Cô dâu bạc triệu | 34 | VTV3 | [93][94][95] | |
2018 | Cả một đời ân oán (phần 2) | Chuyển thể từ bộ phim nổi tiếng của Đài Loan – Cô dâu bạc triệu | 38 | [96][97][98] | |
2023 | Gia đình đại chiến (mùa 2) | Bộ phim sitcom đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam | 100 | ||
2024 | Nữ luật sư | Bộ phim đầu tiên quay phim tại phía Nam. | SCTV14 |
Vai trò diễn viên
[sửa | sửa mã nguồn]Kịch sân khấu
[sửa | sửa mã nguồn]- Vở Hão – vai Phó tiến sĩ Tiến Tùng.[99]
- Vở Nhân danh công lý – vai Trung úy công an Cường.[99]
Phim điện ảnh, phim video
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Vai diễn | Đạo diễn | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1984 | Trừng phạt | Trung úy Hiển | Nghệ sĩ nhân dân Bạch Diệp | [2][100] |
1987 | Sương tan | Kỹ sư Quý | Nghệ sĩ ưu tú Hà Văn Trọng | [2] |
1988 | Săn bắt cướp | Năm Hà | Nghệ sĩ nhân dân Trần Phương | [101][102] |
1989 | Hai năm nữa anh về | Nhà sư Minh Tâm | [2][103] | |
Người đàn bà nghịch cát | Toàn | Đỗ Minh Tuấn | [104] | |
1990 | Gánh hàng hoa | Minh | Nghệ sĩ Nhân dân Trần Đắc | [105] |
Người rừng | Người rừng | Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Văn Thông | [106] | |
1991 | Khát vọng | Hòa | Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Khắc Lợi | [99] |
1992 | Chân trời ước mơ | Giám đốc Thăng | Nguyễn Hữu Luyện | [99] |
2004 | Tiếng cồng định mệnh | Lâm | Nghệ sĩ ưu tú Lê Thi, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Khắc Lợi | [107][108] |
2021 | Thiên thần hộ mệnh | Bố của Phương | Victor Vũ | |
2022 | Em và Trịnh | Ngô Đốc Khánh | Phan Gia Nhật Linh |
Phim truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Vai diễn | Đạo diễn | Kênh | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1994 | Hoa ban đỏ | Quán | NSND Bạch Diệp | VTV1 | [109][110] |
1995 | Với anh, chiến tranh chưa kết thúc | Thắng | NSND Khải Hưng | H | |
Lặng lẽ tuổi trăng tròn | NSND Bạch Diệp | VTV1 | [111] | ||
Huyền thoại vườn vải | NSND Khải Hưng | ||||
12A và 4H | Chú Đăng | Bùi Thạc Chuyên, Trần Quốc Trọng | VTV3 | [31][112] | |
1996 | Nguyễn Thị Minh Khai | Lê Hồng Phong | NSND Bạch Diệp | VTV1 | [113] |
Những người con của biển | NSƯT Đặng Tất Bình | VTV3 | [114] | ||
1997 | Bong bóng lên trời | Đỗ Chí Hướng | |||
1998 | Những nhánh cây đời | Đới Xuân Việt, Nguyễn Hữu Ứng | |||
Gió qua miền tối sáng | Bác sĩ Hưng | NSND Phạm Thanh Phong | VTV1 | [115][116] | |
U Thỏn | Thân | Lê Tuấn Anh | [117][118] | ||
Đồng tiền xương máu | Đinh Đức Liêm | HTV9 | |||
1999 | Nước mắt của mẹ | Trọng Trinh | VTV3 | [119] | |
Đường về | Lê Cường Việt | ||||
2000 | Nước mắt đàn ông | Đỗ Thanh Hải | |||
Nơi cơn lũ đi qua | Bách | NSND Khải Hưng | VTV1 | ||
2001 | Chiều tàn thu muộn | NSND Phạm Thanh Phong, NSƯT Vũ Trường Khoa | |||
Tiếng gọi nơi xa thẳm | Đỗ Trí Hùng | VTV3 | [120] | ||
2002 | Sang sông | Trọng Trinh | |||
2003 | Nấc thang mới | Ông Lợi | Trọng Trinh | [121] | |
Phía sau một cái chết | Bình | Trọng Trinh | [122] | ||
2004 | Lời thề cỏ non | Hoàng Lâm | VTV1 | [123] | |
2005 | Đời chè | Huy | NSƯT Trần Lực, Đặng Thu Trang | VTV3 | [124] |
2006 | Miền quê thức tỉnh | Đạo | Trọng Trinh | VTV1 | [66] |
Con đường sáng | Đào Khanh | Phạm Việt Thanh, Nguyễn Ðức Việt | H | [125] | |
2007 | Đột kích | Tuấn | Vũ Minh Trí | VTV1 | |
Nhật ký Vàng Anh (phần 2) | Bố của Vàng Anh | Nguyễn Khải Anh | VTV3 | [126] | |
2008 | Tên sát nhân có tài mở khóa | Trực | Trọng Trinh | VTV1 | |
2011 | Cầu vồng tình yêu | Hoàng Sơn | Trọng Trinh | VTV3 | [127] |
2012 | Ông Tơ hai phẩy | Ông Trinh | NSƯT Nguyễn Danh Dũng | VTV1 | [128] |
Những công dân tập thể | Lung | NSƯT Vũ Trường Khoa | [129] | ||
2013 | Cô hàng xóm rắc rối | Phạm Minh | Bùi Tiến Huy, Phạm Gia Phương | VTV6 | [130] |
2014 | Mưa bóng mây | Tài | Trọng Trinh | VTV1 | [131][132] |
Tuổi thanh xuân (phần 1) | Bố của Linh | Nguyễn Khải Anh, Bùi Tiến Huy | VTV3 | [133][134] | |
2015 | Khúc hát mặt trời | Ông Khải | NSƯT Vũ Trường Khoa | [135][136] | |
2016 | Zippo, mù tạt và em | Bố của Huy | Trọng Trinh | ||
Tuổi thanh xuân (phần 2) | Bố của Linh | Nguyễn Khải Anh, Bùi Tiến Huy | [137][138] | ||
2017 | Mátxcơva - Mùa thay lá | Ông Trung | Trọng Trinh | VTV1 | [139] |
2018 | Tình khúc bạch dương | Tiến | NSƯT Vũ Trường Khoa, NSƯT Nguyễn Mai Hiền, Nguyễn Đức Hiếu | [140] | |
Chạy trốn thanh xuân | Ông Trường | Nguyễn Đức Hiếu, Vũ Minh Trí | VTV3 | [141][142] | |
2019 | Xin chào, người lạ ơi | Ông Hướng | Trịnh Lê Phong | VTV1 | [143][144] |
Về nhà đi con | Vai khách mời | NSƯT Nguyễn Danh Dũng | [145][146] | ||
Nàng dâu order | Ông Phú | Bùi Quốc Việt | VTV3 | [147][148] | |
Sinh tử | Bí thư Tỉnh ủy Văn Thành Nhân | NSND Khải Hưng, NSƯT Nguyễn Mai Hiền | VTV1 | [149][150] | |
2020 | Tình yêu và tham vọng | Ông Quân | Bùi Tiến Huy | VTV3 | [151][152] |
Lửa ấm | Bác sĩ Văn | Đào Duy Phúc | VTV1 | [153][154] | |
2021 | Hãy nói lời yêu | Ông Tín | Bùi Quốc Việt | VTV3 | [155][156] |
2022 | Thông gia ngõ hẹp | Ông Khôi | Trịnh Lê Phong | [157][158] | |
Hành trình công lý | Ông Dũng | NSƯT Nguyễn Mai Hiền | [159] | ||
2023 | Nơi giấc mơ tìm về | Ông Sang | Trịnh Lê Phong | VTV1 | [160] |
Gia đình đại chiến - Mùa 2 | Vai khách mời | Trọng Trinh | VTV3 | ||
Nhà mình lạ lắm | Bạn Già Của Ông Hùng | Đinh Tuấn Vũ | K+ | ||
2024 | Hà Nội trong mắt em | Ông Minh Vũ | Tôn Nguyễn | H1 |
Danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Nghệ sĩ ưu tú
- Nghệ sĩ Nhân dân (2019)[161][162]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Lễ trao giải | Tác phẩm | Hạng mục | Kết quả | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
Vai trò đạo diễn | |||||
1998 | Liên hoan Phim truyền hình Toàn quốc | Sân tranh | Phim truyện truyền hình | Giải vàng | [101] |
2002 | Liên hoan Phim truyền hình Toàn quốc | Sang sông | Phim truyện truyền hình | Giải vàng | [163] |
2004 | Bình chọn chương trình truyền hình hay nhất | Phía sau một cái chết | Phim truyền hình Việt Nam | Đoạt giải | [164] |
2007 | Cuộc thi bình chọn phim truyền hình 2006 | Ban mai xanh | Đề cử | [165] | |
2015 | Giải Cánh diều 2014 | Mưa bóng mây | Phim truyền hình dài tập | Bằng khen | [166] |
2016 | Ấn tượng VTV | Gặp nhau cuối năm | Chương trình của năm | Đoạt giải | [167] |
2017 | Ấn tượng VTV | Zippo, mù tạt và em (cùng với Bùi Tiến Huy) | Phim truyền hình Ấn tượng | Đoạt giải | [168] |
Giải Cánh diều 2016 | Phim truyền hình dài tập | Cánh diều vàng | [169] | ||
Đạo diễn xuất sắc | Đoạt giải | [170] | |||
Giải Mai Vàng | Bộ phim được yêu thích nhất | Đoạt giải | [171] | ||
Liên hoan Phim truyền hình Toàn quốc | Phim truyện truyền hình | Đề cử | [172] | ||
2018 | Ấn tượng VTV | Cả một đời ân oán | Phim truyền hình Ấn tượng | Đoạt giải | [173] |
Vai trò diễn viên | |||||
2015 | Giải Cánh diều | Mưa bóng mây | Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất | Đoạt giải | [166] |
Ấn tượng VTV | Nam diễn viên ấn tượng | Đề cử | [174] |
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Trọng Trinh và người vợ đầu tiên có với nhau 2 người con trai nhưng đến năm 2008 thì hai người kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài hơn 20 năm. Sau một thời gian, ông quen người vợ hiện tại là Lan Phương thông qua sự giới thiệu từ bạn bè.[175] Năm 2011, Trọng Trinh kết hôn lần hai với người vợ nhỏ hơn mình 16 tuổi.[176][177]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nguyễn Phú Trọng (12 tháng 8 năm 2019). “Quyết định về việc phong tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"” (PDF). Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Truyền thông và Du lịch. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ a b c d Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 370.
- ^ PV (tháng 11 năm 2015). “Trọng Trinh: Cú nhảy cóc” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 315 (2): 35. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Nông Hồng Diệu (12 tháng 2 năm 2017). “Đạo diễn Trọng Trinh: Cứ "bay bay" là thích”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Dương Cầm (8 tháng 11 năm 2007). “Còn mãi một dòng chảy sân khấu...”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hà Tùng Long (27 tháng 7 năm 2020). “NSND Trung Anh: "Vừa tốt nghiệp được 8 ngày, chúng tôi đã lên đường bảo vệ biên giới"”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hồ Cúc Phương (9 tháng 1 năm 2015). “Diễn viên, NSƯT Trung Anh: "Tôi yêu vai lính"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ V.Hoài (30 tháng 4 năm 2011). “Xem lại những phim Việt Nam nổi tiếng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Nguyên Khánh (7 tháng 5 năm 2019). “NSƯT Trần Lực: 'Hoa ban đỏ' làm sống lại không khí Điện Biện Phủ lãng mạn”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hoàng Việt (25 tháng 1 năm 2021). “Hai năm để đóng vai...một con người”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Trần Trung (26 tháng 3 năm 2014). “Đạo diễn Trọng Trinh: Mãi ám ảnh với vai trung úy cảnh sát Nam Hà”. Báo Dân sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Ngọc Diệp (13 tháng 9 năm 2013). “Phim truyền hình: Thiếu đề tài, quay về 'lục lọi' quá khứ?”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (31 tháng 12 năm 2008). "tieng-cong-dinh-menh"%2C-ban-ve-phim-truyen-su-thi---anh-hung-ca.aspx “Xem "Tiếng cồng định mệnh", bàn về phim truyện sử thi - anh hùng ca”. Tạp chí Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Đỗ Quyên (31 tháng 5 năm 2017). “Sự nghiệp và số phận của dàn diễn viên "Gió qua miền tối sáng"”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Đạt Nhi (11 tháng 7 năm 2021). “NSND Trọng Trinh không "thoát" khỏi vai đào hoa”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thái An (29 tháng 3 năm 2015). “Ngoại tình-bi kịch gia đình thời hiện đại”. Báo Điện tử Dân Sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuệ Quân (24 tháng 8 năm 2015). “Những gương mặt sáng giá của Khúc hát mặt trời” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 30 (1): 47. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Huy Hoàng (25 tháng 11 năm 2020). “NSND Trọng Trinh tiết lộ suýt chết vì cảm tả và cơ duyên dẫn đến cuộc hôn nhân thứ hai”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Mai Thiên (18 tháng 3 năm 2019). “Công chiếu 'Nàng dâu order'”. Báo Đại đoàn kết. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Linh Anh (17 tháng 9 năm 2020). “Dàn diễn viên 'Tình yêu và tham vọng' tiếc nuối nói lời tạm biệt phim”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hồng Hà (22 tháng 9 năm 2020). “Lửa ấm- lần đầu người lính cứu hỏa lên phim truyền hình”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Linh Chi (17 tháng 12 năm 2019). “Đạo diễn Đỗ Thanh Hải tiết lộ áp lực khi làm phim "Sinh tử"”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuệ Quân (8 tháng 11 năm 2019). “Sinh tử: Cuộc chiến chống tham nhũng lên phim” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 411 (1): 10. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Duy Phong (25 tháng 10 năm 2019). “Ra mắt phim truyền hình "Sinh tử" về chống tham nhũng”. Tạp chí Tuyên giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Ngọc Diệp (14 tháng 1 năm 2020). “Bộ phim Sinh tử cảnh tỉnh về sự tha hóa của cán bộ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Linh Chi (16 tháng 11 năm 2019). “Sinh tử: NSND Trọng Trinh và nỗi "ám ảnh" khi đóng Bí thư tỉnh uỷ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Minh Tú (12 tháng 1 năm 2020). “Phim "Sinh tử": Từ Mai Hồng Vũ đến Phan Văn Anh Vũ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Ngọc Hà (1 tháng 3 năm 2020). “Phim Sinh tử: Gai góc, hấp dẫn và những điều tiếc nuối”. Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Ngọc Anh (26 tháng 6 năm 2021). “Nhân tình của NSND Trọng Trinh ở 'Hãy nói lời yêu' không dám đọc bình luận của khán giả”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thu Hương (31 tháng 7 năm 2021). “Vì sao "Hãy nói lời yêu" ngày càng giảm sức hút?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ a b Huyền Nguyễn (2 tháng 9 năm 2020). “Phim truyền hình VTV: Từ số 0 tới "Vũ trụ phim ảnh" quốc dân”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hoài Nam (17 tháng 6 năm 2005). “Hành trình lập nghiệp, vào đời của tuổi trẻ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Phim mới về thế hệ 8X: Cái bắt tay đầu tiên của VFC và TFS”. Tuổi Trẻ Online. 16 tháng 6 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Quỳnh An (19 tháng 5 năm 2012). “Cầu vồng tình yêu: 'Phép màu' phim Việt”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ VTV News (9 tháng 11 năm 2017). “'Cơn sốt' Cầu vồng tình yêu trở lại trên VTV3 từ 21/11”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Vũ Thược; Hoàng Mai (30 tháng 5 năm 2012). “"Cầu vồng tình yêu" qua những thống kê thú vị”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thục Miên (9 tháng 6 năm 2016). “Zippo, mù tạt và em: Giá trị đích thực của tình bạn, tình yêu” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 330 (2): 21. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (15 tháng 6 năm 2016). “Đạo diễn Trọng Trinh: "Tôi tự tin với "Zippo, mù tạt và em"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ M.T (9 tháng 4 năm 2017). “"Sài Gòn, anh yêu em" giành giải Cánh diều vàng 2016”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thảo Duyên (9 tháng 8 năm 2018). “Đạo diễn, NSƯT Trọng Trinh: Cả một đời...phim ảnh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ PV (28 tháng 4 năm 2017). “NSƯT Trọng Trinh lần đầu nói về sự thật chua xót ít ai biết”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ “NSƯT Trọng Trinh: Yêu lại ở tuổi 50 và về chung nhà với cô gái Đà Nẵng”. Báo điện tử Tiền Phong. 20 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (3 tháng 7 năm 2018). “Dự kiến xét tặng 77 danh hiệu NSND và 303 danh hiệu NSƯT”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Uyên Nhi (27 tháng 7 năm 2019). “391 nghệ sĩ được đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Mi Lan (13 tháng 8 năm 2019). “Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Khánh Huyền (13 tháng 8 năm 2019). “391 nghệ sĩ được Chủ tịch nước ký quyết định trao tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thu Hiền (21 tháng 4 năm 2019). “Phim truyền hình Việt: Công cuộc "đãi cát tìm vàng"” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 392 (2): 5–7. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289.
- ^ Thạch Anh (25 tháng 11 năm 2020). “NSND Trọng Trinh: Tôi hụt hẫng khi cuộc hôn nhân 20 năm tan vỡ”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Đạt Nhi (10 tháng 7 năm 2021). “NSND Trọng Trinh không 'thoát' khỏi vai đào hoa”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hiền Hương (24 tháng 6 năm 2007). “Trọng Trinh: "Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng"”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 123.
- ^ Hiểu Nhân (9 tháng 7 năm 2020). “Gia đình, đồng nghiệp tiễn biệt nghệ sĩ Hoàng Yến”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hà Tùng Long (9 tháng 7 năm 2020). “Đồng nghiệp nghẹn ngào tiễn đưa NSƯT Hoàng Yến”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hà Linh (10 tháng 1 năm 2007). “Phạm Tuấn Hùng bị tước giải nhất Âm nhạc thể nghiệm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Bảo Anh (8 tháng 6 năm 2021). “NSND Trọng Trinh: 'Cuộc sống không phải lúc nào cũng như phép tính'”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Bùng nổ phim về thế hệ 8X”. Báo điện tử Tiền Phong. 23 tháng 6 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Minh Tiệp thử thách với 'Nấc thang mới'”. VnExpress. 15 tháng 3 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thu Huyền (1 tháng 7 năm 2005). “Minh Tiệp - Chàng trai của Ban mai xanh”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thu Hang (23 tháng 7 năm 2003). “"Phía sau một cái chết" - Mở đầu cho dòng phim điều tra”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
- ^ Yến Anh (19 tháng 6 năm 2004). “Làm dân gay trong một thế giới không có đàn bà !”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập 24 tháng 7 năm 2021.
- ^ Hải Hà (16 tháng 4 năm 2014). “365 ngày đều là "Ngày Pháp luật"”. Báo Thanh Tra. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
- ^ TN (8 tháng 1 năm 2004). “Phim Tết 2004: Chỉ có Gái nhảy 2 gây chú ý !”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Lê Bảo (22 tháng 9 năm 2005). “'Ban mai xanh' - khúc ru tuổi vào đời”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Trọng Thịnh (21 tháng 9 năm 2005). “"Ban mai xanh": Chuyện đời, chuyện yêu của người trẻ”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hong Hai (13 tháng 11 năm 2005). “Đạo diễn Trọng Trinh nói về phim "Ban mai xanh"”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ a b Hiền Hương (20 tháng 11 năm 2005). “Đoàn phim 'Miền quê thức tỉnh' đua với... bão”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Khánh Hoan (30 tháng 8 năm 2006). “Người đàn bà nghèo viết văn dưới chân đèo Ngang”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ H.Nam (28 tháng 11 năm 2005). “Quán cơm từ thiện của của một nghệ sĩ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ NLDO (15 tháng 2 năm 2007). “Chương trình truyền hình Tết Đinh Hợi”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hương Nhu (14 tháng 2 năm 2007). “Phim truyền hình Tết: Tràn ngập tiếng cười”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ H.H (20 tháng 1 năm 2008). “Chùm ảnh hậu trường: "Khi Tivi nhà tắt tiếng" đợi Tết!”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (27 tháng 1 năm 2008). “VTV rộn rịp làm phim tết”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hoàng Thắng (1 tháng 2 năm 2008). “Giải trí Tết Mậu Tý : Ngồi nhà... xem phim”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hiền Hương (27 tháng 8 năm 2007). “Đi xem quay cảnh "Tên sát nhân có tài mở khoá"”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Yến Anh (12 tháng 2 năm 2008). “Những người độc thân vui vẻ thay thế Gặp nhau cuối tuần”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Uy Viễn (10 tháng 1 năm 2008). “'Những người độc thân vui vẻ' lên sóng trong Ngày Tình nhân”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Việt Hoài (15 tháng 1 năm 2008). “Phim sitcom đầu tiên của VTV”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Ngọc Mai (8 tháng 9 năm 2011). “"Cầu vồng tình yêu" ngày công chiếu”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hiền Nguyên (15 tháng 6 năm 2018). “Muôn màu sự cố trên phim trường” (PDF). Pay TV - VTV Truyền hình: 34–35. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Việt Hoài (11 tháng 9 năm 2011). “Trẻ trung với Cầu vồng tình yêu”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Mi Lan (23 tháng 2 năm 2013). “"Tình yêu không hẹn trước", một thử nghiệm mạnh dạn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hiền Nguyên (9 tháng 1 năm 2016). “Diễn viên Minh Hương: Trưởng thành theo từng vai diễn” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 319 (2): 29. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hồng Hạnh (14 tháng 4 năm 2013). “Duyên thầm từ Tình yêu không hẹn trước”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hồ Cúc Phương (29 tháng 12 năm 2015). “"Nghề diễn đã chọn tôi"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Diệp Chi (9 tháng 9 năm 2015). “Diễn viên Thúy Hà: Vui khi bị khán giả... đánh” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 311 (2): 28. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Chi Mai (14 tháng 9 năm 2014). “Có thể lạc quan về phim truyền hình”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Châu Sa (15 tháng 6 năm 2016). “Dàn diễn viên nổi tiếng hội tụ trong phim "Zippo, mù tạt em"”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hoàng Minh (16 tháng 6 năm 2016). “32 tập phim 'Zippo, Mù tạt và Em' sắp lên sóng VTV3”. Báo Đại Đoàn Kết. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Công diễn vở kịch ô-pê-ra nổi tiếng Các-men”. Báo Nhân Dân. 2 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ H.Thu (10 tháng 1 năm 2017). “Phim chiếu dịp Tết: "Matxcơva - Mùa thay lá"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thanh Hà (23 tháng 1 năm 2017). “ĐD Trọng Trinh: "Matxcơva - Mùa thay lá" là phim ngôn tình đậm chất Nga”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Mi Lan (3 tháng 11 năm 2021). “Vì sao "nhan sắc" của Việt Anh khiến khán giả tiếc nuối?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hiền Nguyên (8 tháng 5 năm 2017). “Con đường phía trước vẫn còn dài” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 351 (1): 64. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ V.V (6 tháng 12 năm 2017). “"Cả một đời ân oán"”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ M.Sơn (7 tháng 12 năm 2017). “'Cả một đời ân oán'”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (29 tháng 3 năm 2018). “"Cả một đời ân oán" của 20 năm sau: Đầy kịch tính”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hoàng Huyền (29 tháng 3 năm 2018). “Tình yêu, lòng vị tha chiến thắng hận thù trong phim "Cả một đời ân oán" phần 2”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ T.H (8 tháng 9 năm 2018). “Chờ đợi Cả một đời ân oán Ngoại truyện” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 383 (1): 16. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289.
- ^ a b c d Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 371.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 811.
- ^ a b Trần Hoàng Thiên Kim (10 tháng 7 năm 2009). “NSƯT Trọng Trinh: Đào hoa và trắc trở”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 372.
- ^ Đỗ Quyên (26 tháng 8 năm 2020). “NSND, đạo diễn Trần Phương qua đời”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Trần Mỹ Hiền (16 tháng 6 năm 2016). “Trải lòng của "Người đàn bà nghịch cát"”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Phạm GYP (25 tháng 10 năm 2007). “Như Quỳnh - Mãi nét Hà thành”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Diệp Anh (1 tháng 9 năm 2019). “Diễn viên Trọng Trinh nhận NSND: Danh hiệu không để ra oai, mà là một lời hứa...”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Nhiều sức mạnh dồn cho phim”. Báo Nhân Dân. 22 tháng 12 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Phạm Ngọc (6 tháng 5 năm 2005). “Xem phim Tiếng cồng định mệnh: Bi tráng của một cuộc đời, một cuộc tình thời chiến”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ “20h35, VTV1: Phim truyện "Hoa ban đỏ" (Phần 1)”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 10 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (5 tháng 5 năm 2013). “Hoa ban đỏ trên HTV7”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
- ^ Bạch Diệp; Khải Hưng; Nguyễn Đức Việt (1995), Lặng lẽ tuổi trăng tròn, Hà Nội: Trung tâm nghe nhìn Đài truyền hình Việt Nam, OCLC 52321148, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2021, truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021
- ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 307.
- ^ Ngọc Trần (21 tháng 8 năm 2013). “NSND Bạch Diệp - hai lần đò, một đời cô độc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ An Yên (30 tháng 8 năm 2013). “Quang Thắng:Cả nước có một Vân Dung rạch giời rơi xuống”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tam Kỳ (1 tháng 6 năm 2019). “Ngày ấy - bây giờ của dàn diễn viên 'Gió qua miền tối sáng'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Ngọc Khánh (24 tháng 6 năm 2012). “Đạo diễn Trọng Trinh: Nếu có "giá như"...”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Mộc Lan (7 tháng 10 năm 2016). “20 năm cách xa thăm thẳm, vẫn đó chân tình Lê Tuấn Anh dành cho Lê Công Tuấn Anh”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Vinh Nguyễn (1 tháng 12 năm 2005). “Ấn tượng mới từ những ngôi sao cũ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Lộc Liên; Ngọc Anh (9 tháng 7 năm 2020). “Các nghệ sĩ đau buồn chia sẻ về NSƯT Hoàng Yến trong lúc tiễn biệt bà”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
- ^ TT (24 tháng 8 năm 2004). “Chương trình truyền hình ngày 24-8-2004”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Nấc Thang Mới (phim Việt Nam - 2003)”. YouTube. 20 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
- ^ Việt Hà (19 tháng 8 năm 2005). “Có một dòng phim đậm chất... Công an”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
- ^ Minh Long (30 tháng 6 năm 2004). “Phim mới: Lời thề cỏ non”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Nhóm PV (27 tháng 7 năm 2005). “Bàn tròn: Phim hướng đến khán giả”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Nguyễn Hòa (16 tháng 6 năm 2006). "Con-đường-sáng"-487709/ “Khởi quay bộ phim "Con đường sáng"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Đỗ Thanh Hải (16 tháng 10 năm 2007). “Nhật ký Vàng Anh ngưng phát sóng: Lời chia tay buồn”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Dàn diễn viên hot 'Cầu vồng tình yêu' đang ở đâu, làm gì?”. Vietnamnet. 3 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Nguyễn Thủy (1 tháng 3 năm 2013). “Chuyện "săn" cảnh quay "Ông Tơ hai phẩy"”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Nga Linh (20 tháng 6 năm 2012). “Những công dân tập thể”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
- ^ CA (6 tháng 2 năm 2013). “Hoàng Kiên: Yêu 'chị' Huyền Lizze không khó”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Dương Cầm (30 tháng 10 năm 2014). “Không ngại "mổ xẻ" chuyện ngoại tình”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Linh Khánh (28 tháng 10 năm 2014). “"Mưa bóng mây": Người ta ngoại tình chẳng vì lý do gì đó kinh khủng”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ CA (8 tháng 12 năm 2014). “Hé lộ tính cách các vai diễn trong "Tuổi thanh xuân"”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyễn Dương (8 tháng 12 năm 2014). “"Tuổi thanh xuân" sẽ lên sóng chính thức từ ngày 17-12 trên VTV3”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (7 tháng 11 năm 2015). “Thu Hà trở lại với "Khúc hát mặt trời"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ TS tổng hợp (21 tháng 11 năm 2015). “Ra thế giới bằng phim hợp tác” (PDF). Lâm Đồng cuối tuần. Đảng Cộng sản tỉnh Lâm Đồng. 265: 4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (27 tháng 10 năm 2016). “Ra mắt phần 2 của "Tuổi thanh xuân"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thanh Phương (28 tháng 10 năm 2016). “Bộ phim "Tuổi thanh xuân 2" trở lại với nội dung hấp dẫn”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ CN (30 tháng 1 năm 2017). “Phim Tết 'Matxcơva - Mùa thay lá' lên sóng VTV1”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Đinh Hương (27 tháng 4 năm 2018). “Tình khúc Bạch Dương - Tập 24: Cay sống mũi với cảnh Quang - Vân gặp lại nhau ở Nga”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Lan Chi (19 tháng 3 năm 2019). “'Chạy trốn thanh xuân' kéo dài thêm 4 tập”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Anh Tuấn (19 tháng 3 năm 2019). “'Chạy trốn thanh xuân': An làm trong công ty của bố đẻ, Châu điên cuồng trả thù”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hà Hương (21 tháng 3 năm 2019). “NSƯT Ngọc Thu vẫn say nghề” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 396 (2): 29. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Sông Đào (21 tháng 2 năm 2019). “Xin chào, người lạ ơi: Ấm áp tình gia đình” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 394 (2): 14. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (9 tháng 8 năm 2019). “Đạo diễn phim "Về nhà đi con" nói gì về dàn diễn viên?”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Diệp Anh (2 tháng 9 năm 2019). “NSND Trọng Trinh kể đóng xe ôm 3s trong 'Về nhà đi con' kiếm 'bộn tiền'”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thanh Phương (17 tháng 3 năm 2019). “Bộ phim "Nàng dâu order" sẽ lên sóng truyền hình VTV3 từ ngày 8-4”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ CN (7 tháng 4 năm 2019). “'Soi' dàn diễn viên của 'Nàng dâu order' trước ngày lên sóng”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Đỗ Quyên (27 tháng 10 năm 2019). “Phim "Sinh tử": Hội tụ dàn diễn viên nổi tiếng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tuy Hòa (10 tháng 11 năm 2019). “Bộ phim "Sinh tử" phản ánh cuộc chiến chống tham nhũng” (PDF). Hải quan. Tổng cục Hải quan. 135 (2845): 9. OCLC 729540430. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Khánh Huyền (17 tháng 3 năm 2020). “Thương trường và mâu thuẫn trong phim "Tình yêu và tham vọng"”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hải Ngọc (26 tháng 3 năm 2020). “"Tình yêu và tham vọng" hứa hẹn là bom tấn truyền hình mới hấp dẫn khán giả”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Vương Hà (21 tháng 9 năm 2020). “"Lửa ấm"- phim tôn vinh những lực lượng xả thân vì cộng đồng”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Mỹ Anh (22 tháng 9 năm 2020). “NSND Trọng Trinh kể về lần đầu tiên 'lên bàn thờ' sớm”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ An Nhiên (10 tháng 5 năm 2021). “Hôn nhân của hai diễn viên đóng bố mẹ Quỳnh Kool trong "Hãy nói lời yêu"”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tiểu Phong (5 tháng 4 năm 2021). “'Hãy nói lời yêu': Quỳnh Kool kết đôi Công Dương, NSND Trọng Trinh đóng người chồng phản bội”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Linh Khánh (11 tháng 9 năm 2022). “NSND Trọng Trinh lần đầu đóng hài trong "Thông gia ngõ hẹp"”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
- ^ Lan Chi (8 tháng 11 năm 2022). “'Thông gia ngõ hẹp' đóng máy, hứa hẹn cái kết đẹp cho Linh - Phan”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
- ^ Bảo Hân (29 tháng 12 năm 2022). “Hành trình công lý - Tập 36: Nhờ làm luật sư vụ ly hôn của Việt - Ly, Phương trân trọng Hoàng hơn?”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
- ^ Gia Linh (8 tháng 5 năm 2023). “NSND Lê Khanh trở lại phim giờ vàng”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
- ^ Nguyễn Hữu Quý (29 tháng 8 năm 2019). “Nghệ sĩ, danh hiệu và cống hiến”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ TTXVN (29 tháng 8 năm 2019). “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ trao Danh hiệu vinh dự Nhà nước lần thứ IX”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Quảng Bình (25 tháng 10 năm 2014). “Đạo diễn, NSƯT Trọng Trinh: Chuyện đời, chuyện nghề”. An ninh Hải Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ TTXVN (25 tháng 2 năm 2004). “Trao thưởng cuộc thi bình chọn phim truyền hình VN hay nhất”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
- ^ H.H (4 tháng 1 năm 2007). “Cuộc thi bình chọn phim truyền hình 2006: Vinh danh phim truyền hình Việt!”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ a b Cát Khuê (20 tháng 4 năm 2016). “Ninh Dương Lan Ngọc, Nhã Phương đoạt giải Cánh diều Vàng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Lưu Phương (18 tháng 10 năm 2016). “VTV Awards - Chuyển động 2016: Bất ngờ đến phút cuối” (PDF). Pay TV - VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam: 4. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289.
- ^ A (11 tháng 8 năm 2016). “Zippo, Mù tạt và Em tiếp tục thống lĩnh VTV Awards 2016”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
- ^ Thùy Hương (10 tháng 4 năm 2017). “Zippo, Mù tạt và Em đại Thắng tại Cánh diều 2016”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
- ^ PV (9 tháng 4 năm 2017). “Trao giải Cánh Diều 2016 của Hội Điện ảnh Việt Nam”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Q.N (19 tháng 1 năm 2017). “Vũ Cát Tường, Zippo mù tạt và em... 'ẵm' sớm giải Mai Vàng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
- ^ Phi Hà (20 tháng 12 năm 2016). “Điểm danh phim truyện truyền hình qua góc nhìn giám khảo”. Ban Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ N.H (8 tháng 9 năm 2018). “"Cả một đời ân oán" thắng lớn tại VTV Awards 2018”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ NA (27 tháng 3 năm 2015). “Dàn diễn viên Tuổi Thanh Xuân đổ bộ đề cử VTV Awards tháng 4”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hà Tùng Long (23 tháng 3 năm 2019). “NSƯT Trọng Trinh kể về cuộc hôn nhân không con cái với người vợ thứ hai kém 16 tuổi”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hà Thu (20 tháng 3 năm 2019). “NSƯT Trọng Trinh: 'Vợ kém 16 tuổi là chuyện nhỏ'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2021.
- ^ “NSND Trọng Trinh 'Sinh tử': Ngoài 60 viên mãn bên vợ trẻ kém 16 tuổi”. VietNamNet. 20 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Nhiều tác giả (2007). Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 989966481.
- Phan Bích Hà (2003). Hiện thực thứ hai. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 62394229.
- Trần Tuấn Hiệp (2002). Điện ảnh không phải trò chơi: tập phê bình, tiểu luận điện ảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 605594880.
- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Trọng Trinh trên IMDb
- Trọng Trinh trên Facebook
| |||||
---|---|---|---|---|---|
2005–2009 |
| ||||
2010–nay |
|
| |
---|---|
|
Từ khóa » Trọng Trinh Bao Nhiêu Tuổi
-
Tiểu Sử NSND TRỌNG TRINH - Ly Hôn Người Vợ 20 Năm để Cưới Vợ ...
-
NSND Trọng Trinh 'Sinh Tử': Ngoài 60 Viên Mãn Bên Vợ Trẻ Kém 16 Tuổi
-
NSND Trọng Trinh: 'Tuổi 64 Tôi Có Con Nhỏ đúng Là Gay Go'
-
Trọng Trinh Là Ai? Cuộc Sống Viên Mãn Bên Vợ Trẻ Kém 16 ... - GiaiNgo
-
Tiểu Sử NSƯT Trọng Trinh - Người Nổi Tiếng
-
Trọng Trinh Là Ai? Sự Nghiệp Và 2 Lần Hôn Nhân Của NSND
-
Đạo Diễn Trọng Trinh
-
NSƯT Trọng Trinh: Yêu Lại ở Tuổi 50 Và Về Chung Nhà Với Cô Gái Đà ...
-
Tài Tử Trọng Trinh 2 Lần Cưới Vợ Kém Nhiều Tuổi, Từng ám ảnh Bởi ...
-
NSƯT Trọng Trinh Kể Về Cuộc Hôn Nhân Không Con Cái Với Người Vợ ...
-
NSND Trọng Trinh: Tôi Hụt Hẫng Khi Cuộc Hôn Nhân 20 Năm Tan Vỡ
-
Cuộc Sống Viên Mãn Tuổi U70 Của NSND Trọng Trinh Bên Vợ Kém ...
-
Diễn Viên Trọng Trinh - Tin Tức Mới Nhất Về Trọng Trinh - VnExpress