Trồng Trọt Cho Người Mới Bắt đầu- Cách Trở Thành Nông Dân
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta đang sống trong thời đại ngày càng nhiều người từ các lĩnh vực khác nhau, với hoàn cảnh, lứa tuổi và trình độ học vấn hoàn toàn khác nhau tìm cách thay đổi cuộc sống của họ, bằng cách chuyển đến vùng nông thôn và bắt đầu kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
Vì việc trở thành nông dân mà không có kinh nghiệm không phải là việc dễ dàng, hướng dẫn này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ mọi thứ và hiểu được những bước cơ bản mà bạn phải thực hiện.
Đầu tiên, bạn cần hiểu được những công việc mà các nông dân thực tế thường làm.
Nông dân làm gì?
Là một người nông dân, chúng ta xác định bất kì ai kiếm thu nhập bằng cách làm việc trong các lĩnh vực chính như: nuôi trồng thực phẩm tươi sống để làm thức ăn hoặc làm nguyên liệu thô (ví dụ như bông). Người ta tin rằng nông dân là những người có mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, họ dành hầu hết thời gian của mình ngoài cánh đồng trồng cây hoặc chăn nuôi động vật. Điều này có một phần đúng. Tuy nhiên, những người nông dân theo phương pháp trồng trọt trong nhà kính hiện nay thường bận rộn ở trong các cơ sở của họ cả ngày mà không nhìn thấy ánh mặt trời. Trong tất cả các trường hợp, người nông dân không có giờ làm việc cụ thể nào. Họ làm việc với các sinh vật và việc này tạo thành một mớ lộn xộn trong thời gian biểu cá nhân của họ. Đó là điều không dễ dàng để có được một kế hoạch công việc cố định. Nhiều người trong số họ không có kì nghỉ hay ngày nghỉ nào. Nông nghiệp đòi hỏi tổng hợp các yếu tố: sự cống hiến, tình yêu và lòng đam mê để tạo lên thành công.
Bước 1: Quyết định trồng cái gì và trong lĩnh vực cụ thể nào – Liệu có thể tạo ra lợi nhuận không ?
Lựa chọn đúng loại cây trồng
Đầu tiên nhất, bạn phải quyết định xem bạn sẽ trồng cây gì?. Mặc dù nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế đây là quyết định khó khăn nhất. Chọn loại cây trồng (hoặc con vật) có lẽ là quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ đưa ra. Nông nghiệp được chia thành nhiều lĩnh vực phu thuộc vào sản xuất. Những lĩnh vực chính như:
Trồng trọt
Nghề trồng trọt (cây ăn quả cho mục đích thương mại), trồng rau và trồng cây ăn quả, trồng cây lấy gỗ, sản phẩm sinh khối, trồng ngũ cốc, trồng cỏ ,trồng thảo mộc, trồng nho, trồng dâu, trồng đậu, một số cây trồng đặc biệt như bông, và nhiều loại cây khác. v.v… Hầu hết những cây trồng này được trồng ngoài trời. Một vài cây trong số chúng có thể trồng được trong nhà ( nhà kính) với đất, nước, hoặc không khí ở mức chất nền trung bình.
Chăn nuôi gia súc
Ở lĩnh vực này, chúng ta có những người nông dân nuôi động vật để lấy sữa, lấy thịt hoăc lấy trứng. Ví dụ như bò, cừu, dê, lợn và chăn nuôi gia cầm ( gà, vịt…). Một số cơ quan nhà nước cho rằng chăn nuôi gia cầm không giống như gia súc, mà coi đó là một danh mục tách biệt.
Nuôi ong
Nuôi ong là một lĩnh vực đặc biệt trong nông nghiệp. Người nông dân nuôi ong mật từ việc thu lượm mật ong, phấn, sữa ong chúa hoặc sáp ong .
Nuôi ốc sên
Người nông dân nuôi ốc sên để lấy thịt của chúng hoặc “chất nhờn” mà chúng bài tiết ra.
Nuôi giun
Đây là một hình thức đặc biệt của nông nghiệp, người nông dân nuôi giun để sử dụng chúng trong việc chuyển đổi chất thải để làm phân bón hữu cơ.
Trước khi bắt đầu, điều quan trọng để mở rộng nghiên cứu dựa trên loại cây trồng hoặc vật nuôi mà bạn mong muốn. Sau khi, bạn chọn ra được 3-4 loại cây trồng tiềm năng, bạn hãy liên hệ với các nhà sản xuất ở địa phương và các kỹ sư nông nghiệp để được tư vấn về loại cây và giống có thể phát triển tốt ở khu vực cụ thể đó.
Cây trồng phù hợp với thị trường
Trước tiên, bạn phải xác định được khách hàng của bạn cho loại cây trồng đã được lựa chọn. Ai là người sẽ mua những sản phẩm của bạn? Số lượng những khách hàng tiềm năng ở vùng của bạn mua những loại cây mà bạn sẽ chọn? Họ mua những sản phẩm tương tự khác với giá như thế nào? Họ thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ ngân hàng? Khi nào họ mua những sản phẩm ấy? Bạn có cần các cơ sở bảo quản để có nhiều thời gian đàm phán mức giá tốt hơn? Bạn có thể xuất khẩu sản phẩm của mình ( tìm khách hàng từ nhiều quốc gia khác) không? Có nhu cầu thực tế nào đối với sản phẩm mà bạn đã chọn không?
Một lỗi thường xuyên của những người nông dân mới là họ bắt đầu công việc trồng trọt mà không suy nghĩ đến các vấn đề này. Nếu thị trường không có nhu cầu với sản phẩm của bạn, có lẽ bạn sẽ phá sản thôi dù bạn có những sản phẩm tuyệt vời. Do đó, bạn cần bắt đầu từ việc lên danh sách cây trồng và kiểm tra thi trường tiềm năng cho từng loại đó. Bạn có thể phải loại trừ những cây trồng mà có thể sẽ không bán được. Một vài trường hợp, những người nông dân mới sẽ tham gia vào nhóm nông dân (hội nông dân), để có thể hỗ trợ lẫn nhau. Ở nhiều quốc gia, những người nông dân (trồng một loại cây trồng nhất định) sẽ hình thành một hiệp hội. Hiệp hội này thiết lập một bộ phận marketing và thuê một nhóm người chuyên tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của họ. Theo cách này, tất cả những người nông dân sẽ trả một khoản phí cho những người bán hàng thuê ngoài và các hoạt động marketing. Do đó, họ có nhiều thời gian đầu tư vào những hoạt động cốt lõi. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, bạn luôn phải có những sự hiểu biết cơ bản về thị trường mà sản phẩm của bạn nhắm tới, như vậy bạn sẽ luôn sẵn sàng để có phương án thay thế.
Chọn môi trường tốt cho cây trồng
Địa hình của vùng, loại đất, điều kiện môi trường và khí hậu là những nhân tố quan trọng là điều mà những người nông dân tươn lai cần biết, trước khi băt đầu bất kì hoạt động nào. Địa điểm cánh đồng có thể làm thay đổi lớn kế hoạch kinh doanh và công việc hàng ngày của bạn. Ví dụ, những người chăn nuôi gia súc ở các khu vực với hệ thực vật phong phú, đa dạng có thể dựa vào đồng cỏ làm thức ăn cho động vật. Ở vùng nông thôn khác người chăn nuôi gia súc ở vùng không có thực vật đa dạng sẽ phải mua thức ăn, những điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng chi phí.
Không có cánh đồng, bạn không thể bắt đầu kinh doanh nông nghiệp được. Có 2 kịch bản khi nói đến lựa chọn cánh đồng. Trong trường hợp bạn là chủ mảnh đất, vậy thì dễ dàng rồi. Nhưng trong trường hợp bạn không là chủ mảnh đất, bạn sẽ phải đi thuê, đây là điểm bắt đầu vấn đề.
Bạn nên suy nghĩ xem loại cây trồng nào nên tránh trong trường hợp mình không là chủ mảnh đất. Cây lâu năm có thể không phù hợp với nhiều lý do. Đầu tiên, giá của nó thực sự cao trong trường hợp bạn thuê nhiều năm. Hơn nữa, khi cây tới thời kì được bán, ví dụ như bạn phải biết những cây này hầu hết không cho quả dưới 6-7 năm. Do đó, bạn sẽ phải trả tiền thuê đất mà không có doanh thu trong nhiều năm. Hơn thế nữa, còn có vấn đề về pháp lý. Mặc dù, bạn kí hợp đồng, điều khoản cho phép bạn sử dụn đất trong vòng 30 năm hoặc hơn, nhưng quy định của pháp luật có thể thay đổi trong thời gian dài. Theo đó, bạn phải thi hành lệnh phá hủy hoặc rời đi và trong nhiều trường hợp bạn không nhận được khoản đền bù nào. Trong trường hợp bạn và gia đình không sở hữu mảnh đất bạn có thể tránh những loại cây lâu thu hoạch. Các loại thảo mộc lâu năm thường thu hoạch sau 6-12 năm. Nho và những trái cây thông thường trưởng thành cần từ 7-8 năm sau khi trồng và có thể tiếp tục cho năng suất tốt khi từ 30-60 năm hoặc lâu hơn. Bạn phải nghĩ nên tránh những cây đó. Ở nhiều quốc gia, hầu hết rau có thể được thu hoạch (và tạo ra doanh thu) từ 3-5 tháng sau khi gieo hạt giống. Những cây trồng này có thể thích hợp với những người nông dân mới. Ngũ cốc ( lúa mì, lúa mạch, ngô) và bông có thể được thu hoạch sau khi gieo hạt 6-9 tháng, những cây trồng này được coi như hàng hóa. Điều này có nghĩa là giá của chúng được xác định thông qua “bộ xử lí – người mua” theo cung và cầu ở địa phương. Đây là khu vực rất cạnh tranh và người nông dân mới có thể hiếm khi có lãi từ việc trồng các loại cây trồng hàng hóa này ở những vụ đầu tiên. Tuy nhiên, mỗi trường hợp lại khác nhau hoặc trong một vài trường hợp việc bắt đầu bằng các loại cây trồng hàng hóa này ở một số khu vực lại là lựa chọn tài chính khôn ngoan .
Trong nhiều trường hợp, vùng đất cánh đồng nơi bạn chọn cần thích hợp với loại cây trồng bạn đã chọn. Nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu về cấu trúc của đất, nồng độ pH, lịch sử cây trồng. Việc thu gom 3-4 mẫu đất từ những điểm khác nhau trên cánh đồng để gửi đi xét nghiệm là cần thiết. Bạn có thể tham khảo ý kiến của kỹ sư nông nghiệp tại địa phương để xem loại đất nào phù hợp với cây trồng nào. Hoặc cũng có thể tham khảo ý kiến tư vấn để khắc phục, khôi phục lại độ phì nhiêu của đất. Cuối cùng, bạn phải xem xét lượng mưa hàng năm ở khu vực của bạn theo chu kỳ từ ngày đầu tiên đến ngày kết thúc mà thời kì sương thường xuất hiện.
Một yếu tố quan trọng nữa trên vùng đất của bạn là có dễ dàng tiếp cận nguồn nước hay không. Hầu hết những cây trồng thương mại cần nước để cho sản lượng ở mức chấp nhận được. Trong trường hợp bạn lựa chọn vùng đất khó khăn về nước, bạn cần sử dụng các bồn nước để chuyển nước từ nguồn gần nhất, và bạn cần sử dụng xe tải. Chi phí và sức lực sẽ cao.
Xem xét tổng chi phí với tổng doanh thu xem liệu tôi có lãi không?
Bây giờ, bạn đã chốt được một số lượng giới hạn các phương án thay thế trong danh sách của bạn. Đây là thời gian để lập một kế hoạch kinh doanh nhỏ bằng cách kiểm tra thu nhập tiềm năng mà bạn có thể nhận được từ mỗi lựa chọn thay thế, dựa trên doanh thu và chi phí dự kiến. Việc này thì quá đơn giản. Hãy liên hệ với những người nông dân thành công có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cây trồng mà bạn đã hướng tới. Nếu những người này sẵn sàng chia sẻ thông tin, đây sẽ là nguồn thông tin tốt nhất liên quan đến giá cả thị trường và chi phí thực tế. Tuy nhiên, để có ý kiến mang tính khoa học hơn, những cố vấn nông nghiệp , những chuyên gia cũng có thể giúp bạn tính toán tất cả những thông số và lập một kế hoạch kinh doanh cho bạn.
Bạn có thể nghĩ: cái gì là chi phí trong nông nghiệp trồng trọt?. Thực tế, phụ thuộc vào loại hình trồng trọt, chi phí có thể khác nhau từ hàng vài trăm tới vài triệu đô la một năm. Chi phí bao gồm:
- Chi phí lắp đặt. Ví dụ, khi trồng trong nhà kính. Chi phí có thể thực sự cao, nhiều thiết bị đắt đỏ mà yêu cầu cần có (khung, mái che, quạt, máy sưởi ấm, đèn, v.v…)
- Chi phí chuẩn bị đất: Cày bừa, San đất, phục hồi độ phì nhiêu cho đất.
- Chi phí mua hạt giống/cây giống.
- Chi phí tưới tiêu: Hầu hết cây trồng cần hệ thống tưới tiêu để phát triển và cho một sản lượng trung bình. Do đó, trong hầu hết trường hợp trồng trọt cho mục đích thương mại cần xây dựng một hệ thống tưới tiêu hiệu quả.
- Bảo vệ và che chắn. Nhiều giống cây có thể nhạy cảm hơn các loại cây khác và người nông dân cần bảo vệ chúng trong từng điều kiện môi trường cụ thể.
- Phân bón hoặc phân chuồng: Hầu hết các loại cây trồng cho cho mục đích thương mại cần được “cho ăn” để cho ra sản lượng chấp nhận được.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Những người làm noogn nghiệp truyền thống có thể cần mua các hoá chất nông nghiệp để bảo vệ cây trồng khỏi sâu hại và dịch bệnh.
- Chi phí lao động: Một trong những chi phí quan trọng nhất là chi phí lao động. Hầu như bạn không thể làm việc được một mình, bạn sẽ phải thuê người làm việc cho bạn nhất là những giai đoạn cao điểm như gặt gái.
- Chi phí máy móc: Một số loại cây trồng cần những máy móc đặc biệt để gieo hạt hoặc gặt hái.
- Chi phí lưu trữ: Nhiều sản phẩm không vận chuyển tới chợ được trong ngày như khi vào mùa vụ, người nông dân cần xây những khu riêng biệt để lưu trữ sản phẩm. Trong hầu hết các trường hợp, những khu này cần được trang bị cảm biến điêu khiển nhiệt độ, độ ẩm, mức CO2.
- Chi phí vận chuyển. Điều này có thể là phần quan trọng trong tổng chi phí, Người mua hàng của bạn ở đâu? Trong nhiều trường hợp người nông dân sẽ trả chi phí vận chuyển.
- Chi phí bảo hiểm cây trồng.
- Chi phí cho chuyên gia, các nhà khoa học tư vấn cho bạn.
Khi đánh giá doanh thu dự kiến, chúng ta thường cần 3-4 yếu tố đầu vào. Đầu tiên, chúng ta cần tính toán tổng diện tích đất trồng trọt. Thứ hai, chúng ta cần làm một nghiên cứu về sản lượng trung bình về cây trồng theo vùng sản xuất. Bằng cách nhân hai số này với nhau, chúng ta có thể tính được tổng sản lượng dự kiến. Ví dụ, giả sử chúng ta muốn trồng cà tím và cánh đồng là 8 hecta. Chúng ta biết sản lượng cà tím trung bình mỗi hecta ở vùng là 25-40 tấn/ hecta. Do đó, chúng ta phải nhân 8 hecta x 25 tấn= 200 tấn cà tím. Cuối cùng chúng ta cần làm một nghiên cứu về giá thị trường cà tím ở trong vùng (không phải giá bán lẻ mà là giá người nông dân nhận được). Giả sử, người nông dân báo giá là 100 đô/ tấn. Khi đó chúng ta có doanh thu dự kiến là 200 tấn x 100$/tấn = 20.000$. Nhớ rằng chúng ta chọn sản lượng thấp nhất (25 tấn thay vì 40 tấn), bởi vì những người nông dân mới bắt đầu thường không tạo ra được sản lượng tối đa như vậy. Sản lượng trung bình được báo cáo trên mạng chỉ có thể đạt được với những người nông dân thành công sau nhiều năm kinh nghiệm. Hơn thế nữa, có sự chênh lệch đáng kể giữa những con số. Ví dụ: không phải tất cả các giống cà tím được bán cùng một mức giá. Người mua hàng cũng có thể mua sản phẩm của bạn với mức giá thấp hơn nhiều khi nói rằng những trái cây của bạn không đồng đều (điều này là vấn để thường xuyên của những người nông dân mới bắt đầu). Nhưng thậm chí trong trường hợp này, chúng ta vẫn có được cái nhìn tổng quan về doanh thu dự kiến cho từng loại cây trồng riêng.
Kiểm tra và lưu lại tất cả các chi phí này và doanh thu dự kiến là việc làm cần thiết để đánh giá xem liệu bạn có lãi không khi cây trồng đến thời điểm thu hoạch. Nhiều người quá mệt mỏi với cuộc sống thành thị. Họ chỉ muốn có một cuộc sống thú vị với những hoạt động nông nghiệp ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, trở thành một người nông dân mà không có một nghiên cứu cẩn thận thì chắc chắn dẫn tới những thiệt hại về tài chính cá nhân.
Bước 2: Xem xét lựa chọn tài chính của bạn- đảm bảo nguồn vốn
Không cần phải nói, những người nông dân không được trả lương theo tháng hoặc vào ngày 15 hàng tháng như những người lao động thông thường. Trong trường hợp thuận lợi, họ được nhận lương khi họ bán sản phẩm của họ. Điều đó có nghĩa rằng theo mặc định trước tiên họ sẽ phải trả toàn bộ các chi phí sản xuất từ tiền túi của mình trước khi họ nhận được bất kì doanh thu nào. Do đó bạn phải đảm bảo nguồn vốn để mua những nguyên liệu đầu vào (như hạt giống, cây giống, phân bón, những hóa chất nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu, tiền lương cho công nhân…) và tất nhiên phải đảm bảo cuộc sống cho toàn bộ gia đình ít nhất 6 tháng tới. Hi vọng rằng bạn có thể tiếp cận được nhiều khoản vay cho nông nghiệp, trong trường hợp bạn không có vốn cần thiết. Ở nhiều quốc gia, nhà nước muốn khuyến khích những người mới làm nông nghiệp. Theo đó, họ đứng ra bảo lãnh cho người nông dân để nhận được những khoản vay ưu đãi không lãi suất từ các ngân hàng thương mại hoặc Ngân hàng Nhà nước. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đưa ra những khoản vay cho những người nông dân mới ở nhiều nước. Hợp đồng nông nghiệp có thể tùy chọn. Điều này có nghĩa là những người nông dân và một bên mua (ví dụ, nhà máy chế biến đồ ăn sẵn) đồng ý một mức giá nhất định về sản phẩm trước khi mùa vụ được tiến hành. Trong trường hợp người mua chi trả tất cả chi phí trong quá trình trồng trọt thì khi thu hoạch tất nhiên tiền sẽ được khấu trừ vào doanh thu cuối cùng của người nông dân. Đây cũng là một hình thức cấp vốn thay thế.
Bước 3: Hãy chắc chắn rằng bạn có sẵn các nguồn lực và yếu tố đầu vào bất kì khi nào bạn cần
Một điều khác cần xem xét là liệu bạn có sẵn các nguồn lực và yếu tố đầu vào khi bạn cần và với mức giá hợp lý hay không. Ví dụ, nông dân thường phải thuê người hỗ trợ họ một số quy trình (ví dụ như thu hái). Sẽ là bất ngờ lớn, khi bạn bắt đầu kinh doanh nông nghiệp và nhận ra rằng bạn không thể tìm được công nhân trong khu vực của bạn. Thậm chí nếu nông trại của bạn không cần phải có công nhân làm việc toàn thời gian bạn phải chắc chắn có thể thuê được những công nhân thời vụ vào những thời điểm cần thiết. Ví dụ, trong trường hợp trồng nho hầu hết những người trồng nho cần một lượng đáng kể số người hỗ trợ làm trong giai đoạn mùa vụ. Trong trường hợp không tìm được người làm vào thời điểm đó nho sẽ không được hái đúng lúc, chất lượng và giá trị thương mại của chúng sẽ bị giảm đáng kể trong vòng một tuần. Với những nước phát triển như Mỹ, những người nông dân dày kinh nghiệm nói rằng họ bỏ các vườn táo thương mại vì họ không tìm được người làm vào đúng mùa vụ thu hoạch táo. Những người trồng bông cũng đối mặt với vấn đề tương tự. Cây trồng chín vào một số thời điểm và cần được thu hoạch nhanh chóng. Tuy nhiên, bông thì không thể thu hoạch bằng tay, mà phải thu hoạch bằng máy với chi phí thì từ hàng trăm tới hàng nghìn đô. Bạn có thể thuê máy móc vào thời điểm này? Nếu nhiều ruộng trồng bông trong vùng mà chỉ có số lượng nhỏ máy thu hái, sau đó chỉ có một phần cánh đồng được thu hoạch đúng thời điểm. Phần còn lại thì chất lượng và giá của chúng sẽ bị giảm dần.
Hậu quả là, nó xảy ra ở hầu hết các ngành nghề, trở thành một người nông dân giỏi không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà còn phụ thuộc vào hệ sinh thái địa phương và mạng lưới được xây dựng từ nhiều năm qua.
Bước 4: Canh tác theo phương thức hữu cơ hay cách thông thường? Chọn số lượng hay chất lượng?
Nói ngắn gọn, canh tác hữu cơ liên quan tới kỹ thuật trồng trọt và các biện pháp bảo vệ môi trường, con người và động vật thông qua nền nông nghiệp bền vững. Những sản phẩm từ canh tác hữu cơ không cho phép sử dụng bất kì chất sinh học hay phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu nào. Về mặt phương pháp bón phân người ta sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ, phân hữu cơ tổng hợp. Về phương pháp bảo vệ họ sử dụng bẫy và động vật ăn thịt. Phương pháp canh tác này đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc và năng suốt thấp hơn đáng kể hơn những phương pháp thông thường. Tuy nhiên, những sản phẩm hữu cơ giá thành cao hơn những sản phẩm thông thường. Mặt khác, những sản phẩm sản xuất theo phương pháp thông thường bao gồm sử dụng hóa chất, phân tổng hợp, chỉ khi họ tuân thủ theo tiêu chuẩn GAP.
Quyết định chọn canh tác theo phương pháp hữu cơ hay thông thường là không dễ dàng. Có một điều chắc chắn là người nông dân mới không thể cạnh tranh về chi phí được. Họ không có đủ kinh nghiệm để điều chỉnh tất cả chi phí và sản xuất sản phẩm ở mức trung bình với một mức giá hấp dẫn. Do đó, nhiều người nông dân mới chọn canh tác hữu cơ. Theo cách này, họ đặt cược vào chất lượng. Họ lập kế hoạch sản xuất số lượng nhỏ với chất lượn cao, sản phẩm được bán với mức giá cao. Nhiều người trong số họ thành công theo cách này trong khi số khác thì không. Trong bất kì trường hợp nào, làm nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi sự hướng dẫn xử lý đặc biệt , nhiều thứ đắt đỏ để có được thành công.
Bước 5: Kiểm tra kho lưu trữ, hậu cần- Vận chuyển
Không phải sản phẩm nào cũng được chuyển trực tiếp từ cánh đồng tới chợ luôn. Trong nhiều trường hợp, sản phẩm được lưu trong kho một thời gian trước khi được chuyển tới kho bãi của người mua. Người bán buôn thường chịu trách nhiệm về kho bãi lưu trữ sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều người nông dân không bán buôn. Do đó, thật sự cần có một kho lưu trữ thích hợp cho sản phẩm mà bạn sản xuất ra. Nhiều sản phẩm khác nhau cần điều kiện lưu trữ khác nhau để bảo quản được đúng cách. Hầu hết trong các trường hợp, kho lưu trữ được xây dựng với thiết bị cảm biến để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, CO2, và điều kiện ánh sáng thích hợp.
Trong nhiều trường hợp, vận chuyển có thể không phải là trách nhiệm của người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nông dân cần vận chuyển sản phẩm và tự mình giao hàng,đặc biệt là cho những người mua hàng ở địa phương. Người nông dân chịu trách nhiệm vận chuyển nên trang bị xe, thiết bị giao hàng an toàn cho sản phẩm, để tránh những nguy hại cho sản phẩm.
Bước 6: Những gì người nông dân cần làm là – Nghiên cứu, Nghiên cứu và Nghiên cứu nhiều lần.
Theo Trung tâm Phụ trách các vấn đề Nông thôn, “trong nền kinh tế trước công nghiệp hóa, sự giàu có trực tiếp gắn với những người địa chủ. Bạn càng sở hữu nhiều đất thì bạn càng giàu có và càng làm ra nhiều tiền. Trong nền kinh tế công nghiệp hóa, người nào càng tiếp cận được nhiều vốn, xây dựng nhiều nhà máy và hệ thống giao hàng thì nắm bắt được thời cơ giàu có. Ngày nay, chúng ta biết kiến thức cơ bản về kinh tế. Sự giàu có bây giờ đến từ những người biết những điều mà người khác không biết.
Điều này rất quan trọng với người nông dân. Trong hàng trăm trường hợp chúng ta thấy nhóm những người nông dân ở một vùng cụ thể, trồng một loại cây trồng nhất định theo cách giống nhau. Những người nông dân cùng sản xuất các sản phẩm giống nhau nhưng đến cuối cùng chỉ một trong số họ bán được giá cao hơn. Những người trồng này có thể đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về tìm kiếm các thị trường nước ngoài hoặc lựa chọn cách đóng gói khác biệt cho các sản phẩm của họ. Trong trường hợp với những cây thảo mộc người trồng có thể chưng cất sản phẩm rồi bán các loại tinh dầu cần thiết thay vì việc bán hoa với giá thấp. Người trồng trọt này có lẽ sẽ là một nông dân thành công trong những năm tới trong khi tất cả các nông dân khác (dựa vào những kiến thức truyền thống) sẽ luôn phàn nàn rằng họ không có lãi và làm nông nghiệp không đem lại tài chính bền vững cho họ. Người nông dân của năm 2020 và trong tương lai phải tiến hành nghiên cứu chuyên sâu (365 ngày một năm nếu cần) về các kỹ thuật trồng trọt mới và thị trường mới cho cây trồng hiện có, các phương pháp đóng bao bì mới, thay thế kênh bán hàng mới, các loại cây trồng mới có lãi mà có thể phát triển mạnh trong vùng của bạn.
Để trở thành một người nông dân thì không yêu cầu bằng cấp. Tuy nhiên,bạn cần liên tục nghiên cứu trên mạng hoặc trong thực tế liên quan tới cây trồng của bạn và vấn đề marketing. Có nhiều thứ bạn cần được đào tạo, như khả năng đối phó trong từng trường hợp. Ví dụ, cần có kiến thức sâu về cây trồng của bạn. Người nông dân có kiến thức rộng về cây trồng, sinh vật cơ bản, vòng đời, các giai đoạn phát triển có thể nhận ra những vấn đề sinh lí hoặc bệnh lí bất thường ngay từ giai đoạn đầu tiên. Do đó, họ có những thay đổi tốt hơn nhanh chóng đưa ra những quyết định dựa trên thực tế và chất lượng sản phẩm qua các năm. Ngoài ra, kiến thức về sử dụng nước, các nguồn năng lượng, các hóa chất nông nghiệp có sẵn một cách hợp lý và cách sử dụng chúng rộng rãi theo tiêu chuẩn GAP cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Nhìn chung, mặc dù nghiên cứu trên mạng là cần thiết nhưng cũng có những nguồn thông tin khác giá trị. Các thành viên của Hiệp hội nông dân địa phương hoặc Cơ quan nông nghiệp nhà nước ở địa phương phải trở thành người bạn bè thân thiết của bạn. Họ có thể cập nhật cho bạn các thông tin mới nhất liên quan trong ngành (kinh doanh và khoa học), ví dụ, dịch bệnh bùng phát, thay đổi khuôn khổ pháp lí, thị trường mới cho sản phẩm, khách hàng tiềm năng mới, các khoản vay ưu đãi cho từng loại cây trồng riêng… Tất nhiên bạn phải đặt mọi câu hỏi cho mọi thứ, khi kết thúc một ngày, bạn phải chịu trách nhiệm với quyết định đã làm. Tuy nhiên, thông tin tốt từ những chuyên gia địa phương thì luôn được đón nhận và đôi khi đem tới những quyết định khôn ngoan.
Bước 7: Kiểm tra các quy định chung và quy định của địa phương về lĩnh vực bạn quan tâm
GAP là hệ thống phương pháp mà người nông dân áp dụng để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Sức khỏe và hạnh phúc của những người tiêu thụ sản phẩm và cuối cùng là môi trường. Tiêu chuẩn thì khác nhau giữa các quốc gia vì mỗi nước có quy định và khung pháp lý khác nhau nhưng triết lý thì giống nhau. Những quy định, quy tắc của GAP là cùng phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Việc thực hiện tiêu chuẩn GAP thực hiện trước khi mùa vụ bắt đầu. Ví dụ nếu bạn chọn vùng cánh đồng bị ô nhiễm nặng, thậm chí ngay cả khi bạn thực hiện đúng cách, sản phẩm của bạn có lẽ vẫn nguy hiểm cho cộng đồng nói chung.
Việc thực hiện tiêu chuẩn GAP chắc chắn sẽ tăng thu nhập cho những người nông dân, đồng thời sẽ giúp họ tiêu thụ thực phẩm an toàn với chất lượng cao. Cuối cùng, môi trường bền vững được tăng cường thông qua những nguyên tắc cơ bản của các Phương pháp Thực hành Nông nghiệp Tốt. Việc đào tạo liên tục và giáo dục là cần thiết với người nông dân và tất cả những người liên quan tới chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Trong thế giới thế giới của nông nghiệp tái sinh và hiện đại ngày nay, mỗi chuyên ra nông nghiệp phải quan tâm, ngoài việc mở rộng sản phẩm của họ thì việc cảnh báo và tuân thủ các nguyên tắc và chỉ dẫn về nông nghiệp bền vững có vai trò rất cần thiết. Nhiều cơ quan, nhà máy chế biến thức ăn và nhà bán lẻ yêu cầu tiêu chuẩn GAP từ phía nhà cung cấp để tăng chất lượng những sản phẩm nông nghiệp của họ. Những sản phẩm không tuân thủ tiêu chuẩn GAP dần sẽ bị tụt lại phía sau.
Thương mại toàn cầu và xuyên quốc gia đem đến những cơ hội cho những nhà bán lẻ, để dễ dàng tìm được những là cung cấp thực hiện tiêu chuẩn GAP.
Chăn nuôi
Chăn nuôi là lĩnh vực phức tạp hơn nhiều so với trồng trọt và đòi hỏi sự chuẩn bị tài chính và sự tham gia cá nhân nhiều hơn. Việc biết được những cơ sở chăn nuôi thương mại không được cấp phép trong khu vực có vai trò vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, hầu hết các quốc gia có những quy định nghiêm khắc về khoảng cách giữa các cơ sở chăn nuôi xa nơi đông dân cư. Bạn phải tuân thủ những quy định của địa phương trước khi tiến hành bất kì hoạt động nào.
Khi chọn trang trại chăn nuôi, nơi được chọn làm cơ sở chăn nuôi rất quan trọng. Một lần nữa, nếu bạn là chủ khu đất thì bạn được phép chăn nuôi động vật, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Trong trường hợp khác bạn phải đi thuê đất, bạn có thể phải gánh thêm nhiều chi phí và có thể bị buộc phải rời đi nơi khác một lúc nào đó. Trong bất kì trường hợp nào phải chắc chắn bạn có một hợp đồng hợp lý với chủ khu đất.
Chi phí xây dựng khu chăn nuôi động vật cao hơn nhiều. Chăn nuôi liên quan tới việc đầu tư lớn để xây dựng cơ sở chăn nuôi hợp pháp và đúng cách. Thiết bị vắt sữa cũng rất đắt đỏ. Những chi phí liên quan khác bao gồm thức ăn và vắc xin tiêm phòng. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và có một kế hoạch quản lý chất thải hợp lý và khoa học là vô cùng cần thiết.
Lại một lần nữa, việc quyết định chọn con vật nuôi thương mại có vai trò rất quan trọng. Không phải bất kì động vật nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Loại động vật mà bạn nuôi là một phần trong cuộc sống và gia đình của bạn. Bạn sẽ dùng hầu hết thời gian trong một ngày với chúng. Do đó, cần đưa ra quyết định khôn ngoan. Một kinh nghiệm tốt là bắt đầu nuôi 2-3 con ở sau sân nhà bạn (nếu hợp pháp) để có thể kiểm tra xem bạn có phù hợp với công việc này hay không.
Trong trường hợp bạn có thể vượt qua với cuộc sống mới này, khi đó bạn hãy bắt đầu hỏi bản thân những câu hỏi như đề cập ở trên. Ai là người sẽ mua những sản phẩm này của bạn? Lượng khách hàng tiềm năng mua sữa, thịt hoặc trứng trong vùng? Họ mua những sản phẩm tương tự với mức giá bao nhiêu? Họ trả bằng tiền mặt hay thẻ ngân hàng? Khi nào họ mua sản phẩm? Bạn có cần cơ sở lưu trữ để bạn có thêm thời gian đàm phán được mức giá tốt hơn? Bạn có thể xuất khẩu (tìm nhữn người mua từ các quốc gia khác) sản phẩm của bạn không? Có nhu cầu thực tế cho các sản phẩm mà bạn chọn không? Cuối cùng, bạn có thể có lãi từ tất cả những điều đó không? (Lãi= tổng doanh thu- tổng chi phí)?
Từ khóa » Ngành Trồng Trọt Là Làm Gì
-
Nghề Trồng Trọt - UEF
-
Trồng Trọt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vai Trò Của Trồng Trọt Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tại Sao Nên Lựa Chọn Ngành Nghề Trồng Trọt để Phát Triển ...
-
Tìm Hiểu Về Ngành Trồng Trọt Nông Nghiệp Ở Việt Nam
-
Ngành Trồng Trọt - Thông Tin Tuyển Sinh
-
Nghề Trồng Trọt đang Dần được Sinh Viên Hướng đến Nhiều ... - VinEdu
-
Nghề Trồng Trọt đang Dần được Sinh Viên ... - Hướng Nghiệp GPO
-
Trồng Trọt Là Gì? Chính Sách Của Nhà Nước đối Với Trồng Trọt?
-
Kinh Doanh Dịch Vụ Trồng Trọt (Điều Kiện Và Thủ Tục 2022) - Luật ACC
-
Một Số điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Việc Làm Liên Quan đến Trồng Trọt
-
Trồng Trọt Là Gì? Trồng Trọt Có Vai Trò Như Thế Nào? - Công Nghệ Lớp 7
-
Hệ Thống Ngành Nghề Nông Nghiệp, Trồng Trọt, Chăn Nuôi đã được ...
-
Ý Nghĩa Kinh Tế Và Khả Năng Phát Triển Ngành Trồng Trọt