Trồng Trọt Là Gì? Chính Sách Của Nhà Nước đối Với Trồng Trọt?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Trồng trọt là gì?
  • 2 2. Trồng trọt có tên trong tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Chính sách của Nhà nước đối với trồng trọt?

1. Trồng trọt là gì?

Nông nghiệp là hoạt động canh tác cây trồng và vật nuôi.  Nông nghiệp là phát triển then chốt trong sự trỗi dậy của nền văn minh con người ít vận động, theo đó việc nuôi các loài thuần hóa đã tạo ra thặng dư lương thực giúp con người có thể sống ở các thành phố. Lịch sử nông nghiệp bắt đầu từ hàng nghìn năm trước. Sau khi thu thập các loại ngũ cốc hoang dã ít nhất 105.000 năm trước, những người nông dân non trẻ bắt đầu trồng chúng cách đây khoảng 11.500 năm. Lợn, cừu và gia súc đã được thuần hóa hơn 10.000 năm trước. Cây được trồng độc lập ở ít nhất 11 khu vực trên thế giới. Nền nông nghiệp công nghiệp dựa trên độc canh quy mô lớn trong thế kỷ XX đã chiếm ưu thế về sản lượng nông nghiệp, mặc dù khoảng 2 tỷ người vẫn phụ thuộc vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp.

Các sản phẩm nông nghiệp chính có thể được phân nhóm rộng rãi thành thực phẩm, sợi, nhiên liệu và nguyên liệu thô (chẳng hạn như cao su). Các lớp thực phẩm bao gồm ngũ cốc (ngũ cốc), rau, trái cây, dầu, thịt, sữa, trứng và nấm. Hơn một phần ba số lao động trên thế giới làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ đứng sau khu vực dịch vụ, mặc dù trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu giảm số lượng lao động nông nghiệp vẫn tiếp tục, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi mà nông nghiệp công nghiệp đang chiếm tỷ lệ nhỏ và cơ giới hóa làm tăng năng suất cây trồng đáng kể.

Trên cơ sở quy định của Luật trồng trọt năm 2018 có đề cập đến khái niệm trồng trọt như sau: “1. Trồng trọt là ngành kinh tế – kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người”.

Nền nông nghiệp trồng trọt là một trong những ngành chủ chốt và có sự ảnh hưởng rất lớn đối với người nông dân khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông học hiện đại, chọn tạo giống cây trồng, hóa chất nông nghiệp như thuốc trừ sâu và phân bón, và phát triển công nghệ đã làm tăng mạnh sản lượng cây trồng, nhưng lại gây ra thiệt hại về mặt sinh thái và môi trường. Tương tự như vậy, chăn nuôi có chọn lọc và các phương pháp hiện đại trong chăn nuôi đã làm tăng sản lượng thịt, nhưng lại gây ra những lo ngại về quyền lợi động vật và hủy hoại môi trường.

Các vấn đề môi trường bao gồm những đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt các tầng chứa nước, phá rừng, kháng thuốc kháng sinh và kích thích tố tăng trưởng trong sản xuất thịt công nghiệp. Nông nghiệp là nguyên nhân gây ra và nhạy cảm với suy thoái môi trường, chẳng hạn như mất đa dạng sinh học, sa mạc hóa, suy thoái đất và nóng lên toàn cầu, tất cả đều có thể gây giảm năng suất cây trồng. Các sinh vật biến đổi gen được sử dụng rộng rãi, mặc dù một số bị cấm ở một số quốc gia.

2. Trồng trọt có tên trong tiếng Anh là gì?

Trồng trọt có tên trong tiếng Anh là: “Crop”.

3. Chính sách của Nhà nước đối với trồng trọt?

“Đổi mới” bắt đầu vào giữa những năm 1980, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt từ kế hoạch tập trung sang định hướng thị trường mạnh hơn. Kể từ đó, một loạt những thay đổi chính sách liên tục được ban hành để chuyển nền kinh tế theo hướng mở cửa thị trường, xác lập quyền sử dụng đất cho cá nhân, giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích đầu tư tư nhân.

Trên thực tế hiện nay thì chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp được các nhà khoa học và các nhà làm luật nhận định là một trong những cơ chế, chính sách được ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đánh giá cao về hiệu quả thực hiện trong giai đoạn qua, là nhóm cơ chế, gồm 7 chính sách:

– Thứ nhất, cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các xã miền núi;

– Thứ hai, hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung;

– Thứ ba, hỗ trợ mua máy thu hoạch mía và hệ thống tưới mía mặt ruộng;

– Thứ tư, hỗ trợ phát triển rừng luồng thâm canh;

– Thứ năm, hỗ trợ sản xuất tập trung, quy mô lớn;

– Thứ sáu, hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt

– Thứ bảy, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy rằng việc đưa ra các chính sách trong hoạt động trồng trọt sẽ giúp hoạt động này của người dân thực hiện có quy củ, thống nhất và đồng loạt sẽ góp phần vào việc cải thiện việc sản xuất nhỏ lẻ tự phát của từng hộ gia đình. Mà thay vào đó sẽ là việc thâm canh tăng vụ đồng loạt trong nhân dân của một địa phương nhất định. Từ đó, sẽ tạo dựng được một quy mô lớn trong hoạt động trồng trọt của người dân.

Trên cơ sở quy định tại Điều 4 Luật Trồng trọt năm 2018 đã đề cập và quy định về nội dung liên quan đến các Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt. Dựa theo như quy định tại khoản 1 Điều này thì Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

“a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt;

b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt;

c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Luật này;

d) Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn”.

Chính sách nông nghiệp của Việt Nam tìm kiếm giải pháp để tăng chất lượng đầu ra và khả năng cạnh tranh, nâng thu nhập nông thôn và duy trì tự khả năng tự cung ứng lương thực thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vai trò chính trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách để đạt được những mục tiêu này, nhưng một số Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan nhà nước khác cũng có vai trò quan trọng.

Cải thiện môi trường thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp như: đơn gián hóa việc tái phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các khu vực, giảm các thạn chế về đầu tư, cải thiện các thể chế nông nghiệp và các hệ thống quản trị. Bên cạnh đó chính là các vấn đề liên quan đến cải thiện hiệu quả thực hiện chính sách nông nghiệp trong việc theo đuổi an ninh lương thực thông qua một tập hợp các biện pháp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hay cũng có thể là việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Đẩy mạnh các hệ thống đổi mới/sáng tạo nông nghiệp, đồng thời thực hiện các hoạt động để nhằm mục đích hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường nông sản thực phẩm quốc tế.

Bên cạnh việc pháp luật trồng trọt Việt nam hiện hành đưa ra các quy định về nội dung liên quan đến chính sách về trồng trọt thì theo như quy định tại Điều 5 Luật Trồng trọt năm 2018 cũng có quy định về chiến lược phát triển trồng trọt được xây dựng cho chu kỳ 10 năm, đnh hướng 20 năm; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch, kế hoạch có liên quan (theo như quy định tại Khoản 1 Điều này).

Đồng thời thì hoạt động trồng trọt sẽ được tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển trồng trọt trên phạm vi toàn quốc đối với những chiến lược phát triển trồng trọt xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đúng theo nhưu quy định của pháp luật. 

Cuối cùng, không thể bỏ quy một nội dung quan trọng đó chính là theo như quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật này thì: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt”. Đối với mỗi chiến lược đucợ áp dụng vào thực tiến thì cần phải có sự thông qua của cơ quan có thẩm quyền theo như quy định của pháp luật hiện hành để nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra trong hoạt động trồng trọt.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:  Luật Trồng trọt năm 2018.

Từ khóa » Trồng Trọt Việt Nam