Trồng Và Chăm Sóc Cây Linh Sam Tạo Dáng Bonsai độc đáo

Cây Linh sam được nhiều người chơi bonsai ưa chuộng, bởi không chỉ có hình dáng đẹp, dễ uốn nắn mà loại cây này còn mang nhiều ý nghĩa vô cùng tích cực.

  • Ý nghĩa cây Trúc Nhật và những điều thú vị bạn chưa biết

Như bạn đã biết, để trồng bất kỳ cây cảnh nào thì hiểu rõ về đặc điểm, đặc tính cây là rất quan trọng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cách trồng và chăm sóc cây linh sam để tạo ra một chậu cây cảnh tuyệt đẹp.

Đặc điểm cây Linh sam

Dưới đây là một vài đặc điểm chính của cây Linh sam, từ đó bạn có thể hiểu rõ được tại sao loài cây này được yêu thích đến vậy.

  • Tên: Linh sam
  • Tên gọi khác: Sam núi
  • Tên khoa học: Antidesma acidum
  • Họ: Diệp hạ châu (Phyllanthaceae)
Cây Linh sam
Cây Linh sam

Linh sam là loài cây thân gỗ có nguồn gốc từ các nước châu Á, mọc khá phổ biến ở Việt Nam.

Kích thước của cây linh sam không quá to, thường cao khoảng 3 – 6m nếu mọc ngoài tự nhiên, khi được trồng cảnh, người trồng sẽ giới hạn để chiều cao của cây dưới 1m.

Thân cây linh sam có lớp vỏ khá xù xì, bộ rễ khỏe mạnh, đâm sâu và lan rộng, nhờ đó cây có thể sống ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt.

Cũng nhờ phần thân cây xù xì nhưng rất dẻo dai này mà người chơi cây cảnh có thể uốn nắn để cây có những hình dáng đẹp mắt, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Cành cây cũng sần xùi và mềm dẻo như thân, dọc cành có các gai nhọn. Phía đầu cành là khá nhiều lá có màu xanh, kích thước nhỏ, bóng và nổi gân ở giữa.

Hoa của cây linh sam thường nở vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm, dáng khá đẹp, thường mọc thành chùm xen lẫn trong tán lá. Cuống hoa dài khoảng 1cm, có lớp vỏ bọc bên ngoài.

Hoa linh sam cũng có màu khá đa dạng như màu trắng, hồng nhạt và tím, trong đó linh sam tím được ưa chuộng nhiều hơn cả.

Linh sam tím được ưa chuộng nhiều hơn
Linh sam tím được ưa chuộng nhiều hơn

Sau khi hết đợt hoa, cây linh sam sẽ kết trái. Quả cây hình bầu dục hơi dẹt, mọc theo chuỗi dài thõng xuống đất khá đẹp mắt.

Về đặc tính, cây linh sam khá phù hợp với khí hậu nhiệt đới, cụ thể cây ưa nóng ẩm, có thể chịu nóng, chịu hạn tốt, khỏe mạnh ngay cả những vùng đất khô cằn, nhờ đó mà việc trồng và chăm sóc cây khá đơn giản.

Công dụng và ý nghĩa cây Linh sam

Công dụng

Đầu tiên phải kể đến những công dụng mang tính thẩm mỹ. Với lợi thể dáng đẹp, dễ uốn nắn, linh sam được nhiều người chơi cây cảnh lựa chọn để tạo dáng bonsai.

Các chậu bonsai linh sam độc đáo có thể trưng bày ở nhiều vị trí khác nhau, như chậu nhỏ làm cây để bàn, cửa sổ, ban công, cây sân vườn, bàn lễ tân, giếng trời, tiểu cảnh…

Cây linh sam rất hợp để tạo dáng cho tiểu cảnh
Cây linh sam rất hợp để tạo dáng cho tiểu cảnh

Không chỉ vậy, những cây bonsai linh sam còn có giá trị về kinh tế, cây càng già, dáng càng đẹp thì lại giá càng cao.

Nhiều người cũng sử dụng cây linh sam như một món quà tặng trong các dịp quan trọng như tân gia, khai trương, bởi đây là loài cây mang nhiều ý nghĩa tích cực.

Ý nghĩa phong thủy cây Linh sam

Trong phong thủy, cây linh sam tượng trưng cho sự quân tử, ngay thẳng nhưng vẫn có thể mềm dẻo linh hoạt khi cần thiết.

Trồng cây linh sam trong nhà có thể giúp xua đuổi tà khí, mang lại tài lộc thịnh vượng, rất thích hợp để trưng bày trong văn phòng làm việc.

Cây có ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang về tài lộc
Cây có ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang về tài lộc

Cách trồng và chăm sóc cây Linh sam

Như đã nói ở trên, cây linh sam sống tốt trong nhiều điều kiện môi trường nên cách trồng và chăm sóc khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu muốn trồng làm cảnh và tạo dáng bonsai thì bạn cũng cần lưu ý một vài điểm.

Cách trồng cây linh sam

Chuẩn bị đất trồng

Linh sam sinh trưởng tốt ngay cả trên đất khô cằn, nhưng để cây con phát triển khỏe mạnh, bạn nên chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng một chút, nên trộn với phân chuồng là tốt nhất. Đất cũng cần trộn thêm ít sỏi, xơ dừa để đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước.

Nếu trồng trong chậu thì chậu cần phải có lỗ thoát nước, kích thước chậu chỉ lớn hơn tán cây một chút.

Trồng cây ra đất

Đầu tiên, bạn đắp một ụ cát trên nền xi măng, đào hố và trồng cây linh sam trên đó. Đảm bảo cây tiếp xúc với ánh nắng và tưới nước cho cây đầy đủ.

Sau một thời gian, cây ra rễ và phát triển. Khi rễ cây đạt khoảng 40cm thì đào cây lên, rửa sạch bộ rễ rồi trồng ra phần đất đã chuẩn bị từ trước.

Tiếp tục tưới nước, bón phân là cây sẽ sinh trưởng như bình thường.

Trồng cây trong chậu

Cho phần đất đã chuẩn bị từ trước vào chậu, đào hố rồi cho cây con vào, lấp đất lại.

Đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, tưới nước đều đặn. Sau một thời gian, cây sẽ bén rễ và phát triển như bình thường.

Cây trồng trong chậu thường có kích thước nhỏ hơn so với trồng trực tiếp ra đất.

Cây trồng trong chậu thường có kích thước hạn chế
Cây trồng trong chậu thường có kích thước hạn chế

Trồng nguyên bầu cây

Ngoài việc tách cây con và trồng ra đất chuẩn bị trước, bạn có thể giữ nguyên bầu cây con và trồng luôn. Như vậy sẽ giúp cây sớm thích nghi với môi trường mới.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, sau khi đào hố trồng thì bạn để nguyên bầu cây như vậy rồi trồng xuống đất, lấp đất lại và tưới nước đều đặn là được. Phần đất phải đảm bảo lấp cao hơn bầu đất là được.

Cách chăm sóc cây linh sam

Cây linh sam rất dễ sống, nhưng nếu bạn trồng cây với mục đích tạo dáng, làm cảnh thì không thể bỏ qua một vài yếu tố chính để cây phát triển theo ý muốn.

  • Tưới nước: có thể chịu hạn tốt, nhưng bản chất cây linh sam lại ưa nước. Do đó bạn nên tưới cây thường xuyên, ít nhất 1 tuần 3 lần. Đặc biệt khi tưới cần chú ý không tưới quá đẫm, bởi nếu ngập úng cây có thể bị thối rễ.
  • Dinh dưỡng: nhờ bộ rễ đồ sộ, cây linh sam không cần cung cấp nhiều dinh dưỡng. Những tốt nhất cứ 2 – 3 tháng bạn nên pha phân NPK vào nước và tưới cho cây để bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, khi cây sắp ra hoa thì bạn nên bón thêm ít kali để hoa nở to và đẹp.
  • Nhiệt độ: cây sinh trưởng và phát triển tốt ở mức nhiệt độ từ 18 – 28 độ C. Nhìn chung khá phù hợp với nhiệt độ ở Việt Nam nên bạn không cần quan tâm quá.
  • Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng để cây phát triển. Nhưng nếu nhận thấy nhiệt độ bên ngoài quá cao, nắng quá gắt thì bạn nên có một vài biện pháp che chắn để tránh cây bị cháy lá.
  • Thay đất: sau một thời gian khoảng 1.5 năm, phần đất trong chậu thường khô cằn khiến cây sinh trưởng không đều, bạn nên tiến hành thay đất. Khi thay, cần xới đất từ ngoài vào trong để giữ nguyên dáng bầu đất, sau đó loại bỏ phần đất bám vào rễ nhẹ nhàng, cắt tỉa để làm gọn bộ rễ rồi đặt cây lại vào chậu với phần đất mới. Thời gian hợp lý để thay đất và giai đoạn trước mùa mưa.
  • Tạo dáng: về tạo dạng, mỗi người có một cảm nhận thẩm mỹ khác nhau nên không có tiêu chuẩn chung. Nhưng nếu muốn uốn nắn thì nên thực hiện sớm khi cây còn mềm dẻo. Có thể dùng dây thép để giữ dáng cho cây, tới khi cây cứng cáp thành hình thì tháo ra.
  • Phòng trừ sâu bệnh: cây linh sam rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên bạn cũng nên thường xuyên quan sát, nếu nhận thấy có dấu hiệu sâu rầy thì cần mua thuốc về phun ngay.
Nên tạo dáng cho cây từ sớm
Nên tạo dáng cho cây từ sớm

Trên đây là những thông tin về cây Linh sam cũng như cách trồng, chăm sóc và tạo dáng để cho ra một chậu bonsai tuyệt đẹp, có giá trị cao.

Hy vọng bạn đã có đủ kinh nghiệm chăm sóc cây linh sam của riêng mình.

Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Cây Linh Sam Bonsai