Trồng Xen Cây Hương Bài ( Lấy Rễ Làm Hương) ở Nghệ An ... - 123doc

III) Mức đầu tư xây dựng trung tâm:

2) Trồng xen cây Hương Bài ( Lấy rễ làm Hương) ở Nghệ An

Các chuyên viên Sở Khoa học Công nghệ, Trạm Khuyến nông huyện đã về bản, làng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho đồng bào. Cây rễ hương rất thích hợp trồng dưới tán rừng, trồng quanh vườn hộ và trên đất đồi, lượng đầu tư phân NPK chỉ có 500 kg/ha, thời gian trồng vào tháng Năm, tháng Sáu, với mật độ khoảng 3.000 khóm/ha. Mỗi năm, người dân chỉ cần làm cỏ, vun gốc 2 đến 3 lần.

Sau 18 tháng, cây rễ hương cho thu hoạch, năng suất đạt hơn 4.500kg/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí, các hộ thu lãi hơn 50 triệu đồng/ha.

Hỏi ra biết được loại cây này dùng để chế biến hương liệu làm hương thơm. Nén hương bài khi thắp lên có mùi thơm ngát được nhân dân khắp nơi ưa dùng, giá bán cao hơn các loại hương khác. Chính vì vậy, cây hương bài đang được nhiều cơ sở sản xuất hương tìm kiếm thu mua. Ngay sau đó tôi vay anh em tiền mua 2,5 tạ cây giống về trồng. Loại cây này lại rất thích hợp với chất đất và khí hậu ở đây nên chẳng cần nhiều công chăm bón cây vẫn phát triển mạnh. Thấy vậy tôi tách nhánh nhân rộng dần trên đồi vải, keo, bạch đàn. Sau 2 năm tôi đã có hơn 1 ha cây hương bài. Từ năm 2005 đến nay gia đình tôi thu về 70 triệu đồng. Từ hộ nghèo, gia đình tôi đã xây được ngôi nhà khang trang, nuôi 3 con ăn học và còn có tiền tiết kiệm gửi ngân hàng". Anh Tam cho biết thêm: Trồng cây hương bài rất dễ bởi thích hợp với đất đồi rừng lại có thể trồng xen vườn cây ăn quả và cây lấy gỗ. Chỉ cần cuốc hố sâu 20-30 cm cho một ít phân NPK, sau 3 tháng vun gốc bón thêm một lần phân là cây phát triển. Sau một năm khóm cây nhiều và già thì thu hoạch. Khi thu hoạch chặt bỏ phần lá còn lại cây và rễ có thể bán tươi với giá hiện tại 4-4,5 nghìn đồng/kg hoặc bán khô khoảng 14 nghìn đồng/kg.

3) Trồng rừng bán Tín chỉ các bon

Trồng rừng nhưng không chỉ bán gỗ, củi... mà nông dân còn có thể bán “tín chỉ cacbon” (khí trời). Đây là khái niệm khá lạ lẫm với nông dân, nhưng trong tương lai, tín chỉ này sẽ là một “mặt hàng” được mua bán nhiều nhất.

“Tín chỉ cacbon”- theo cách hiểu nôm na của người dân là “bán khí trời sạch” đang được “sản xuất” tại hai xã Xuân Phong và Bắc Phong (huyện Cao Phong, Hòa Bình) thông qua Dự án “Tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch” (AR-CDM).

Được sự giúp đỡ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), 2 năm qua, hàng trăm người dân đã góp 300ha đất để thực hiện dự án đặc biệt, đổi lại, họ được tài trợ giống, phân bón, được trả công trồng, chăm sóc và được hưởng 100% giá trị tài sản trên diện tích rừng mình trồng và được bán “tín chỉ cacbon”…

Các nhận xét về trồng rừng thâm canh:

TS Phạm Quang Vinh, Đại học Lâm nghiệp cho rằng: Ngoài yếu tố vốn, kỹ thuật và điều kiện khí hậu việc chọn lập địa thích hợp và chọn loài cây trồng là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nó sẽ quyết định năng suất, chất lượng và độ bền vững của rừng trồng trong tương lai. Theo ông, trồng thâm canh rừng kinh tế nên thực hiện theo mô hình nông lâm kết hợp. Trong đó người trồng rừng nên chọn một số trong các loại cây gỗ lớn sau đây để trồng chủ lực: Lim xanh, sến mật, lát hoa, lát Mêhicô, trám trắng, muồng đen, chò chỉ, de gừng, dổi xanh, dẻ đỏ,

ràng ràng, xoan mộc, sa mộc, pơ mu, sưa, vạng trứng…

Trả lời câu hỏi cây keo lai có được xem là cây gỗ lớn hay không? Làm gì để khắc phục tình trang keo lai bị đổ gãy khi chưa đến kỳ thu hoạch? GS Lê Đình Khả cho biết: Tại một số nước Đông Nam á cây keo lai được coi là cây gỗ lớn. Có những cây đến kỳ thu hoạch có đường kính tới 50 -60cm. Gỗ cây keo lai có nhiều màu sắc khác nhau nên một số nơi làm đồ gia dụng trông gần giống như gỗ trắc. Làm hom giống cây keo lai tuyệt đối không được dùng hạt để giâm cây vì năng suất thấp, chất lượng kém. Ở nước ta hiện nay các nhà khoa học đã chọn tạo ra hàng chục giống keo lai có chất lượng tốt và năng suất cao như BV71, BV 73, BV 75, KL2, KLTA 3, TB3, TB6… Vấn đề khắc phục hiện tượng đổ gãy đối với cây keo lai, theo GS Lê Đình Khả là phải trồng mật độ thưa để tránh bão và tạo điều kiện cho cây keo phát triển nhanh.

Trồng thâm canh rừng kinh tế nên chọn cây gì để lấy ngắn nuôi dài? GS Nguyễn Ngọc Lung cho rằng việc trồng kết hợp giữa cây gỗ nhỏ với cây gỗ lớn hoặc dùng phương pháp tỉa thưa cũng là một cách để lấy ngắn nuôi dài. Ông cho biết thêm: Hầu hết người trồng rừng tại các địa phương đều trồng xen các loại cây như: Ba kích, gừng, sắn, đậu, lạc, Ngô… khi rừng chưa khép tán. Khi cây đã khép tán thì trồng các loại cây lâm sản phi gỗ khác như mây, song, cây thuốc chữa bệnh khác để có thêm thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất…

CHƯƠNG VI

MỘT SỐ KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG CANH TÁC ĐẤT DỐC BỀN VỮNG

Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế đã phối hợp thực hiện những chương trình nghiên cứu về canh tác bền vững trên đất dốc, đặc biệt là "Chương trình nghiên cứu các hệ thống nông nghiệp bền vững tai vùng núi phía Bắc Việt Nam" do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) và Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển của Cộng hoà Pháp (CIRAD) cùng Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) hợp tác thực hiện. Chương trình đã nghiên cứu và áp dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật đa dạng,hiệu quả và dễ được nông dân chập nhận. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những kỹ thuật này.

Từ khóa » Cây Hương Bài ở Nghệ An