Trót đa Mang, Phải đèo Bòng - Báo Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Ngay sau việc Mỹ công khai chính sách “tái cân bằng” châu Á, chính quyền của Tổng thống Obama đã phải đương đầu với khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Bên cạnh những thuận lợi “trời cho” (không nhiều lắm) như thay đổi bầu không khí chính trị ở Myanmar hay xuất hiện tâm lý “cần Mỹ” ở khu vực (kể từ sau khủng hoảng kinh tế 2008), thì người Mỹ phải đối mặt với không ít nguy cơ cả cũ lẫn mới. Đặc biệt là những va chạm, xung đột giữa hai miền Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ giữa hai đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản, giữa Nhật Bản và Trung Quốc, giữa Nhật Bản với Nga và giữa Trung Quốc với một số thành viên ASEAN ở Biển Đông v.v…
Đó là chưa kể những khó khăn về kinh tế đang dần lộ diện ở khu vực – nơi duy nhất trước đó vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, khiến người Mỹ rất kỳ vọng sẽ giúp họ vượt qua cơn bão kinh tế vẫn đang hoành hành. Hơn thế, chính việc công khai sự quan tâm đặc biệt tới khu vực của chính quyền Obama lại làm nảy sinh một tâm lý lo ngại ở một số quốc gia, nơi mà sự can thiệp của Mỹ không bao giờ được chào đón.
Tóm lại, chính chính sách “tăng cường can dự vào châu Á – Thái Bình Dương” đặt nước Mỹ vào tình trạng nan giải: Buộc phải can dự vào những tình huống mà chưa chắc họ đã muốn bởi lợi lộc chưa biết thế nào nhưng đã bị các nước trong khu vực soi xét rất kỹ về cách thức can dự của họ.
Trên thực tế, chính quyền Obama đã có nhiều nỗ lực nhằm cụ thể hóa mong muốn “nước Mỹ là một bộ phận của châu Á – Thái Bình Dương”. Chỉ tính riêng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa một số nước trong khu vực, tuy chính quyền Obama luôn tuyên bố đứng trung lập nhưng cũng đã cố gắng triển khai những hoạt động nhằm gửi đên các bên một thông điệp rõ ràng: Tuy đây là một vấn đề riêng của các bên tranh chấp nhưng người Mỹ cũng đang “đau đầu” cùng các bạn!
Tuy nhiên, cuộc sống đôi khi cũng thật nghiệt ngã.
Người Mỹ đang rơi vào tình thế nan giải mà nguyên nhân phần nhiều lại đến từ chính họ.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 vừa qua, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa thực hiện một chuyến công du 6 nước châu Á với tham vọng “hạ nhiệt những cái đầu nóng” tại đây. Nhưng cái cách mà ngoại trưởng Mỹ truyền đạt tới các nhà lãnh đạo ở những nơi bà dừng chân lại không cho thấy “ló ra” bất cứ một kết quả sáng sủa nào.
Phía Trung Quốc thì cho rằng Mỹ đang thiên vị ASEAN nhằm kiềm chế họ. Ngược lại, một số thành viên ASEAN, tiêu biểu là Philippines, thì lại cho rằng nước Mỹ không có một thái độ cứng rắn đúng mực với Trung Quốc bởi không thực sự muốn giúp các nước tranh chấp giải quyết vấn đề.
Sự không thành công của biện pháp ngoại giao “mềm” đã thúc đẩy chuyến đi của Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta tới Nhật Bản, Trung Quốc và New Zealand từ ngày 16 đến ngày 22-09. Cũng giống như ngoại trưởng Clinton, đây là chuyến viếng thăm châu Á thứ ba trong vòng chưa đầy 11 tháng của ông Panetta. Đáng chú ý đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Panetta trên cương vị Bộ trưởng quốc phòng.
Chuyến công du của ông Panetta đúng vào thời điểm vừa xảy ra va chạm giữa 10 tàu hải giám của Trung Quốc với 6 tàu tuần tra của Nhật (cộng với tình trạng đập phá các cơ sở kinh doanh của người Nhật tại nhiều thành phố của Trung Quốc) khiến quan hệ Nhật – Trung rơi dần xuống tới mức thấp nhất. Không biết có phải vì thái độ của người Nhật đòi hỏi ông Panetta phải có một thái độ rõ ràng và kiên quyết đối với Trung Quốc hay không mà Bộ trưởng quốc phòng Mỹ chỉ dừng chân tại Tokyo đúng một ngày rồi bay sang Trung Quốc ngay tối ngày 17-9?
Cũng dễ hiểu cho hành động kiên quyết của người Nhật cho dù Mỹ cam kết sẽ lắp đặt thêm một hệ thống radar phòng thủ tên lửa cho Nhật, khi rõ ràng Nhật là đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực. Chuyến thăm Trung Quốc ba ngày lại càng đẩy ông Panetta vào tình trạng khó xử hơn. Ngoài những thông điệp hết sức xã giao kiểu “Mỹ mong muốn các bên kiềm chế” hay “Mỹ hy vọng các bên sẽ giải quyết những bất đồng thông qua thương lượng, đàm phán” v.v. ông Panetta cũng khó có thể đưa ra một yêu cầu cụ thể nào đó đối với người đồng cấp phía Trung Quốc.
Trong vô vàn các lý do thì sự phụ thuộc lẫn nhau ngày một chặt chẽ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là nguyên nhân cơ bản khiến cho ông Panetta rơi vào tình trạng giống với ngoại trưởng Clinton trước đó hơn một tuần.
Sự bất thành như mong đợi của người Mỹ với các chuyến viếng thăm các bên tranh chấp trong thời gian qua cho thấy:
Thứ nhất, chính quyền Obama sẽ buộc phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm thể hiện vai trò của một cường quốc đang cam kết với khu vực. Người Mỹ sẽ không thể đứng ngoài các tranh chấp tại Đông Á hiện nay. Bởi lẽ diễn tiến ở đây không chỉ đụng chạm đến lợi ích nhiều chiều của Mỹ mà còn tác động không nhỏ tới số phiếu bầu cho kỳ bầu cử tổng thống đang đến gần;
Thứ hai, có lẽ chính quyền Obama sẽ có những điều chỉnh trong thời gian tới khi các biện pháp hiện thực hóa chính sách “tái cân bằng” đã tuyên bố. Những gì diễn ra trong thời gian qua cho thấy chính quyền Obama đã dùng nhiều biện pháp của “sức mạnh thông minh” nhưng kết quả rõ ràng không khả quan chút nào.
Tình hình Đông Á còn cho thấy một bức tranh tương phản: Khi ngoại trưởng Clinton đến thì các xung đột diễn ra dưới dạng quân sự, còn khi Bộ trưởng Panetta tới thì va chạm lại là giữa các tàu ngư dân (dân sự).
Dù thế nào đi nữa, người Mỹ sẽ còn phải đau đầu vì Đông Á.
Thế mới biết, là một cường quốc không phải lúc nào cũng dễ chịu!
Từ khóa » đa Mang đèo Bòng
-
Bài Ca Dao: Trót đa Mang Nên Mới Phải đèo Bòng
-
Trót đa Mang, Phải đèo Bòng - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
đa Mang Thì Phải đèo Bòng - JK Fire And Emergency Services
-
Từ Điển - Từ đèo Bòng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
đa Mang Thì Phải đèo Bòng
-
đa Mang Nghĩa Là Gì? - MarvelVietnam
-
Đôi Ta Chút Nghĩa đèo Bòng. . . | Kim Dung/Kỳ Duyên
-
Haisachoatigon - ĐÈO BÒNG...ĐA MANG!
-
Trót đa Mang Thì Phải đèo Bòng, Trót Bế Lên Bụng, Phải Bồng Lấy Con.
-
Đa Mang Chi Nữa đèo Bòng, Vui Gì Thế Sự Mà Mong Nhân Tình
-
Trót đa Mang Nên Mới Phải đèo Bòng, Đã Trót ăn Cám Phải Ngủ Cùng ...
-
Nghĩa Của Từ Đa Mang - Từ điển Việt
-
đa Mang Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
đa Mang Thì Phải đèo Bòng