Trụ Cổng Là Gì? Mẫu Trụ Cổng đẹp Nào đang được ưa Chuộng?
Có thể bạn quan tâm
Một cổng nhà đẹp không chỉ được tạo ra bởi cánh cổng với những họa tiết trang trí cầu kỳ, tinh xảo mà trụ cổng cũng có vai trò hết sức đặc biệt. Chỉ cần tìm kiếm trên mạng, bạn có thể thấy hàng ngàn mẫu trụ cổng đẹp khác nhau.
Để bạn đọc không mất thời gian chọn lựa, chúng tôi đã tổng hợp ra top những mẫu trụ cổng đẹp, được nhiều gia chủ và kiến trúc sư tin dùng nhất.
1. Trụ cổng là gì?
Trụ cổng hay cột cổng nhà là hai cột nằm ở hai bên của cánh cổng chính dẫn lối vào nhà. Chức năng của trụ cổng là cố định và nâng đỡ khung cánh cổng giúp bảo vệ sự an toàn khi người và phương tiện đi qua. Đây cũng là phần nối với hàng rào hay bờ tường xung quanh để tạo nên một thể thống nhất cho tổng thể căn nhà.
Bên cạnh đó, trụ cổng cũng có vai trò thẩm mỹ quan trọng. Dù cho cánh cổng có lộng lẫy thế nào đi chăng nữa mà trụ cổng không được thiết kế tương xứng, bảo đảm tiêu chuẩn thì vẫn sẽ mất đi tính hài hòa, vẻ đẹp sẵn có.
2. Thiết kế trụ cổng đẹp cần lưu ý điều gì?
2.1. Chọn vị trí và kích thước
Trong phong thủy, cổng không chỉ được xem là bộ mặt của ngôi nhà mà còn tấm bình phong ngăn cách giữa không gian trong và bên ngoài, nơi sẽ đón đầu và dẫn lối đi cho khí. Chính vì vậy, trụ cổng được đặt ở vị trí, hướng thích hợp cộng với việc phù hợp tuổi và mệnh của gia chủ sẽ đem lại may mắn, vượng khí cho những người đang sinh sống. Khi chọn vị trí đặt cổng, cần chú ý:
- Gia chủ mệnh Hỏa, tránh để cổng hướng Bắc: Trong ngũ hành, Bắc thuộc hành Thủy, mà Thủy khác Hỏa nên sẽ không tốt cho gia chủ.
- Gia chủ mệnh Kim, tránh để cổng hướng Nam: Hướng Nam tượng trưng cho hành Hỏa, như vậy sẽ khắc bản mệnh của gia chủ, không tốt.
- Gia chủ mệnh Thủy, tránh để cổng hướng Tây Nam, Đông Bắc: Cả hai hướng này đều mang tính Thổ. Thổ khắc Thủy nên vị trí cổng này xấu.
- Gia chủ mệnh Mộc, tránh để cổng hướng Tây và Tây Bắc: Cả hai hướng này đều tượng trưng cho hành Thổ. Mộc bị Thổ khắc nên gia chủ sẽ gặp điều không may.
- Gia chủ mệnh Thổ, tránh để cổng hướng Đông và Đông Nam: Cả hai hướng này đều thuộc hành Mộc trong ngũ hành. Chúng ta ai cũng rõ Mộc khắc Thổ nên vị trí này cũng không nên xây cổng.
Về kích thước, không có quy định bắt buộc kích thước cổng phải như thế nào thì hợp phong thủy. Nhưng để đảm bảo cân đối, mỹ quan, kích thước cổng nên tương xứng với kích thước nhà, không được quá to hay quá nhỏ. Tuy nhiên, nhìn hay ước lượng bằng mắt thì không thể biết chính xác được. Thông thường, người ta sẽ sử dụng thước lỗ ban để tính toán kích thước cổng.
Có ba loại thước lỗ ban thường được sử dụng hiện nay là thước 52,2cm (khoảng thông thủy), thước 42,9cm (Dương trạch), thước 38,8cm (Âm phần). Kích thước chuẩn theo thước lỗ ban là 81cm x 212cm. Trong đó
- Chiều rộng là 81cm, được phép sai khác trong khoảng 80,5cm đến 81,8cm
- Chiều cao là 212cm, được phép sai khác trong khoảng 210,8cm đến 214,2cm
Trường hợp khuôn cổng dày 4,5cm, kích thước được xác định như sau:
- Chiều rộng là: 81cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 90cm
- Chiều cao là: 212cm + 4,5cm bên trên = 216,5cm
Trường hợp khuôn cổng dày 6cm, kích thước được xác định như sau:
- Chiều rộng là: 81cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 93cm
- Chiều cao là: 212cm + 6cm bên trên = 218cm
2.2. Chọn màu trụ cổng đẹp
Như đã đề cập ở trên, mỗi gia chủ sẽ mang một bản mệnh khác nhau và có những màu sắc hợp hay không hợp. Việc lựa chọn màu cổng hợp với mệnh sẽ mang đến tiền tài, vận may cho gia chủ. Cụ thể màu trụ cổng được quy định như sau:
- Gia chủ mệnh Kim: Những người mang mệnh Kim thường có ý chí tiến thủ lớn, biết nhìn xa trông rộng và luôn kiên định với mục tiêu đặt ra. Những màu nên được sử dụng cho cổng cũng như trụ cổng là nâu đất, vàng, ghi, xám, trắng… Những màu không nên dùng là đỏ, hồng, tím, xanh lá…
- Gia chủ mệnh Mộc: Người mang mệnh Mộc sẽ có tính cạnh tranh cao, đưa ra quyết định nhanh chóng và hơn hết là có khả năng sáng tạo lớn. Người mệnh Mộc phù hợp với màu xanh lá, lục, đen… và xung khắc với ghi, trắng, xám…
- Gia chủ mệnh Thủy: Màu sắc nên lựa chọn cho cổng và các vật trong nhà là ghi, trắng, xám, đen, xanh dương… Tránh những tông màu đỏ, vàng, nâu đất, hồng, tím…
- Gia chủ mệnh Hỏa: Mang ý chí kiên cường mạnh mẽ như ngọn lửa đang bùng cháy nên màu cổng hợp phong thủy là xanh lá, lục, đỏ, hồng tím… Màu tương khắc không nên dùng là ghi, xám, trắng, đen, xanh nước biển…
- Gia chủ mệnh Thổ: Nên lựa chọn các màu hòa hợp và tương sinh với mệnh này như nâu, đỏ, hồng, tím… Tránh các màu bị xung khắc như xanh lục, đen, xanh dương…
Lưu ý, để có sự đồng bộ và đẹp mặt thì gia chủ nên lựa chọn màu trụ cổng tương đồng với màu cổng. Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc hay dùng những tông màu có sắc thái đối lập nhau, dễ gây đau mắt cho người nhìn.
2.3. Phào chỉ trụ cổng đẹp
Phào chỉ là dải hình ảnh vật liệu nổi lên trên bề mặt với những hoa văn, họa tiết khác nhau. Dải hình ảnh này không chỉ tăng vẻ đẹp mà nó còn tạo ra hiệu ứng chuyển tiếp giữa các bề mặt khác loại hay nơi tiếp giáp giữa trần nhà và cạnh tường.
Với các cột trụ, phào chỉ từ xưa đã được sử dụng vào việc chạm trổ trực tiếp lên trụ. Ngày nay, phào chỉ dùng cho trụ cổng để tạo sự chuyển tiếp hài hòa giữa tường, hàng rào với cổng. Ngoài ra, nó cũng góp phần làm tăng vẻ đẹp kiến trúc cổng và tạo nên sự khác biệt giữa những căn nhà.
2.4. Đèn trụ cổng đẹp
Đèn trụ cổng có công năng chiếu sáng và cũng là một chi tiết tô điểm thêm cho cánh cổng nhà bạn. Trên thị trường hiện nay, các loại đèn được sử dụng cho trụ cổng rất đa dạng và gia chủ cũng dễ dàng tìm thấy cho mình một kiểu đèn ưng ý, hợp với kiến trúc căn nhà. Bên cạnh các loại đèn truyền thống, đèn sử dụng năng lượng mặt trời cũng đang được khá nhiều gia chủ áp dụng.
3. Những mẫu thiết kế trụ cổng đẹp
3.1. Mẫu trụ cổng đẹp bằng sắt
Sắt là một trong những nguyên vật liệu chính của ngành xây dựng. Trụ cổng bằng sắt ngày xưa cũng rất phổ biến. Khi đó, trụ cổng kiểu này có nhiều mẫu thiết kế khác nhau. Từ những trụ cổng có hoa văn tinh xảo, cầu kỳ, vật liệu quý hiếm phù hợp cho những gia đình giàu có, doanh nhân, bậc quyền quý. Với những người thích sự đơn giản thì trụ cổng uốn lượn tinh tế cũng không hề thiếu.
Tuy nhiên, một nhược điểm của sắt là dễ bị oxy hóa và gỉ sét. Để khắc phục, gia chủ phải thường xuyên sơn sửa. Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ mà nhiều vật liệu mới đã được tìm ra để thay thế cho sắt mà vẫn giữ được những ưu điểm của nó.
3.2. Trụ cổng bằng inox
Thay thế cho sắt thì không gì phù hợp hơn inox. Đây được coi là vật liệu giúp ngành sản xuất đồ gia dụng có bước tiến lớn. So với sắt, inox sáng hơn và độ bền cũng cao hơn. Từ inox, những thợ thủ công lành nghề có thể sáng tạo ra những trụ cổng có phong cách thiết kế từ truyền thống đến hiện đại để thích hợp cho từng ngôi nhà. Vì thế mà các trụ cổng bằng inox được nhiều gia đình lựa chọn.
3.3. Trụ cổng bằng nhôm đúc
Nhôm đúc là hợp kim nhôm và nhiều kim loại khác. Những chiếc trụ cổng nhôm đúc chịu được tác động của môi trường, nắng mưa, bão gió rất tốt. Do đó, nhôm đúc được sử dụng và ưa chuộng không kém gì Inox.
Khác với sắt hay inox được hàn ghép từ nhiều bộ phận, trụ cổng bằng nhôm đúc được đúc đặc nguyên khối. Nhìn từ bên ngoài, nó không khác gì một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện được tâm huyết và công sức của người tạo ra. Trụ cổng nhôm đúc có giá thành khá lớn nên thường được sử dụng ở những căn nhà rộng rãi, biệt thự hay biệt phủ.
3.4. Trụ cổng bằng gạch đá
Gạch đá vốn phong phú về màu sắc, kích cỡ, giá thành rẻ, dễ gia công nên dành được thiện cảm của nhiều gia chủ. Gạch đá cũng dễ dàng phối hợp nhiều nguyên vật liệu khác để tạo thành một tổng thể ngoại thất bắt mắt, cân bằng. Một số loại đá và gạch đang được dùng để ốp trụ cổng hiện nay là đá Granite, đá Marble, gạch Inax… Trụ cổng bằng gạch đá cũng có một ưu điểm là khả năng kháng bụi bẩn tốt, dễ vệ sinh. Những căn nhà nằm ở mặt tiền nên cân nhắc sử dụng loại trụ cổng này.
Dù chỉ là một công trình phụ trợ cho cổng nhưng trụ cổng vẫn có vai trò kiến tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho căn nhà. Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã lựa chọn được cho mình chất liệu và mẫu thiết kế trụ cổng phù hợp với tổ ấm của mình nhất. Bất động sản ODT sẽ tiếp tục mang đến những bài viết hữu ích trong thời gian tới.
Từ khóa » Trụ Cổng
-
15+ Mẫu Trụ Cổng Đẹp Cho Nhà Mặt Phố Biệt Thự Sang Trọng
-
Top 20+ Mẫu Trụ Cổng đẹp, đơn Giản & Hiện đại Nhất Hiện Nay
-
100 Mẫu Trụ Cổng đẹp Hiện đại 2022 Cho Nhà ống Biệt Thự Nhà Cấp 4
-
Top 20+ Mẫu Trụ Cổng đẹp, đơn Giản & Hiện đại Nhất ... - Meey Land
-
#43 Mẫu Trụ Cổng đẹp - Kích Thước Gạch ốp & Màu Sơn 2022
-
100 Mẫu Trụ Cổng đẹp Hiện đại 2022 Cho Nhà ống Biệt Thự Nhà Cấp 4
-
100+ Mẫu Trụ Cổng đẹp Hiện đại 2022 Cho Nhà ống Biệt Thự Nhà Cấp 4
-
Kích Thước Trụ Cổng Nhà Hợp Phong Thủy - Hưng Vượng Phát
-
79+ Mẫu Cổng Nhà đẹp 2022 Chinh Phục Trái Tim Triệu Chủ Nhà
-
30 Mẫu Trụ Cổng đẹp 2021 Uy Nghi Lộng Lẫy Cho Các Căn Biệt Thự, Nhà ...
-
79+ Mẫu Trụ Cổng Nhà đẹp Mới Chinh Phục Trái Tim Triệu Chủ Nhà
-
30 Mẫu Trụ Cổng đẹp Hiện đại Nhà Cấp 4, Biệt Thự, Hàng Rào 2021
-
NHỮNG THIẾT KẾ TRỤ CỔNG NHÀ ĐẸP PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY