Trụ điện Hạ Thế được Hiểu Như Thế Nào? Có được Yêu Cầu Tháo Dỡ ...
Có thể bạn quan tâm
- Trụ điện hạ thế được hiểu như thế nào?
- Có được yêu cầu tháo dỡ đối với xây mái vòm xung quanh trụ điện hạ thế không?
- Hàng xóm xây mái vòm xung quanh trụ điện hạ thế có bị xử phạt gì không?
Trụ điện hạ thế được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2016/TT-BCT quy định các cấp điện áp như sau:
"4. Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm:
a) Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV;
b) Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV;
c) Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV;
d) Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV."
Đối chiếu quy định trên, nếu như cấp điện tại khu vực đó đến 01 kV thì xác định đây là cấp điện hạ áp.
Trụ điện hạ thế (Hình từ Internet)
Có được yêu cầu tháo dỡ đối với xây mái vòm xung quanh trụ điện hạ thế không?
Theo Điều 50 Luật Điện lực 2004 quy định hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp như sau:
"Điều 50. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
1. Hành lang an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện và được quy định cụ thể theo từng cấp điện áp.
2. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bao gồm:
a) Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;
b) Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
c) Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện.
3. Chính phủ quy định cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp."
Theo quy định tại Điều 50 Luật này thì chỉ quy định liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp mà không có quy định về hạ áp.
Do đó, bạn không có quyền yêu cầu tháo dỡ đối với xây mái vòm xung quanh trụ điện hạ thế mà thông báo với đơn vị quản lý vận hành lưới điện để xử lý trường hợp trên.
Hàng xóm xây mái vòm xung quanh trụ điện hạ thế có bị xử phạt gì không?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện;
b) Đổ, đắp, sắp xếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không và để khoảng cách từ dây dẫn điện đến nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị nhỏ hơn khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
c) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
d) Xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây;
đ) Chất hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, trồng cây, thả neo tàu thuyền trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
e) Xây dựng nhà ở, công trình xâm phạm đường ra vào, cửa thông gió của trạm điện, nhà máy điện;
..."
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 3 Luật Điện lực 2004 quy định lưới điện như sau:
"3. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối."
Như vậy, nếu như xây dựng mái vòm vào mục đích khác mà sử dụng trụ điện (một bộ phận của lưới điện) khi chưa có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật này quy định mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong Nghị định này được áp dụng để xử phạt đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc Đơn vị điện lực. Khi xử phạt đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực thì mức tiền phạt bằng 02 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.
Từ khóa » Trụ Hạ Thế
-
Phân Biệt điện Trung Thế Với điện Hạ Thế, điện Cao Thế - ECO3D
-
Phân Biệt điện Trung Thế, điện Hạ Thế, điện Cao áp | Cơ điện Trần Phú
-
Điện Hạ Thế, Trung Thế, điện Cao Thế Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đường điện Trung Thế Là Gì? Hướng Dẫn Phân Biệt đường điện ...
-
Phân Biệt Đường Điện Hạ Thế, Trung Thế, Cao Thế - ổn áp Standa
-
PHÂN LOẠI CÁP HẠ THẾ - TRUNG THẾ - CAO THẾ | Thiết Kế Cơ điện
-
Tư Vấn Cách Nhận Biết điện áp Của đường Dây điện: Hạ áp – Trung áp
-
Trạm Trụ Hợp Bộ - Thân Trụ Chứa Tủ Hạ Thế RMU
-
CÁC LOẠI TRẠM BIẾN ÁP HẠ THẾ BẠN CẦN BIẾT? - TBT
-
Khoảng Cách Trụ Điện Hạ Thế Cao Bao Nhiêu Mét, Cột Điện Cao ...
-
Trụ điện Hạ Thế - Thư Viện Pháp Luật
-
Cách Nhận Biết điện Trung Thế, điện Cao Thế Và điện Hạ Thế đơn Giản