Trúc đào Trồng Làm Cảnh, đừng Quên Toàn Thân Cây Chứa Chất độc ...

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, họ Apocynaceae, có trên 400 loài xuất hiện trên khắp thế giới. Trúc đào phát triển tốt trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, tại đây nó được sử dụng rộng rãi như là một loại cây cảnh trong các cảnh quan như công viên và dọc theo ven đường. Nó chịu khô hạn khá tốt và chịu được các trận sương giá không thường xuyên tới -10 °C.

Trúc đào thường được sử dụng như một loại cây cảnh trong công viên, dọc theo ven đường. Ảnh minh họa

Hoa trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Trong đó, loại có hoa màu hồng là phổ biến nhất. Hoa có mùi thơm nhẹ. Cũng chính vì những lý do nói trên mà trúc đào là cây rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh.

Hoa trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc. Ảnh minh họa

Ngoài việc cho hoa đẹp, trúc đào còn có những giá trị khác có ích cho y học. Chẳng hạn trong lá trúc đào người ta đã chiết được các glycoside như: oleandrin (neriolin), neriin, adynerin và neriantin. Chất neriolin được dùng làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở, chữa phù do suy tim. So với digitalin hay digoxin, neriolin có các ưu điểm là không bị phá hủy bởi men của dịch tiêu hóa, đào thải nhanh và không gây tích lũy.

Đây là loài cây có nhiều lợi ích cho y học. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khi được sử dụng để làm cây cảnh thì phải hết sức cẩn trọng bởi trúc đào là một trong những loài thực vật chứa nhiều hợp chất có độc, có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em.

Về vấn đề này, Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM cảnh báo trên Khoa học & đời sống: Cây trúc đào, đào lê, tên khoa học Nerium Oleander L, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng ngà rồi hóa lục. Trong nhựa này có các glucosid độc, chủ yếu là oleandrin (còn gọi là neriolin) với tỷ lệ 0,7 - 1 phần nghìn. Đây là chất có tác dụng mạnh đối với tim, nếu dùng đúng liều quy định thì có tác dụng trợ tim, nếu dùng quá liều thì sẽ ngộ độc.

Cây độc: Loài hoa biểu tượng cho sự chung thủy như Lưu ly cũng chứa độc dược nguy hiểm(VietQ.vn) - Là loài hoa tượng trưng cho cho niềm hy vọng về một mối tình chung thủy, nhưng hoa lưu ly cũng chứa chất độc gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng rất nhanh như nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Toàn thân cây trúc đào chứa chất độc gây chết người, nên thận trọng khi mang về làm cảnh. Ảnh minh họa

Được biết, không chỉ lá mà mọi phần trên cây trúc đào đều độc. Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng ngà rồi hóa lục. Trong nhựa này có các glucosid độc.

Vô tình hít phải khói từ cây trúc đào bị đốt cũng sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe. Còn nếu dính mủ trúc đào thì tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Không những thế, uống phải nguồn nước gần khu vực hoa rụng xuống cũng gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Ở nhiều nơi, cành lá và hạt trúc đào được giã nát để làm thuốc trừ sâu bệnh rất hiệu quả.

Minh Hà (T/h)

Cây độc: Ngày Tết thận trọng khi chơi hoa tulip vì ẩn chứa chất kịch độc này Cây độc: Ngoắt nghẻo - loài hoa đẹp trong “hồ sơ thần chết” ở Việt Nam Cây độc: Vì đẹp nên được trồng làm cảnh, nhưng vạn niên thanh có thể gây chết người

Từ khóa » Trúc Anh đào Có độc Không