Trục điện Tim Bình Thường Và Bệnh Lý
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trục điện tim bình thường
Bình thường, chiều hướng của trục điện tim tức là góc α bằng +580, nhưng có thể biến thiên trong khoảng từ 00 đến +900
Ở người Việt Nam, chúng tôi thấy α = +650 và biến thiên từ +260 tới +1000, nghĩa là hơi lêch sang phải hơn người Âu. Trục điện tim trong những điều kiện như trên được gọi là trục bình thường hay trục trung gian.
Trục điện tim ở trẻ nhỏ bình thường khác hẳn người lớn do ưu thế thất phải hậu quả của tuần hoàn thai nhi. Lúc mới sinh, nó lệch sang rất mạnh ở giữa +1200 và +1800. Sau một tháng thì đã lui dần về phía trung gian ở giữa +600 và +1500. Sau một tuổi là giữa +400 và +1200 và sau 4 tuổi là giữa 00 và +900, nghĩa là đã tiến sát gần đến hình thái trục điện tim ở người lớn.
Trục điện tim bệnh lý
Trục phải
Trong nhiều trường hợp bệnh lý như tăng gánh thất phải (xem chương ba), thất phải dày ra, kéo véc tơ khử cực về phía bên phải, đồng thời nó cũng giãn ra và dựa vào xương ức mà đẩy cả khối tâm thất xoay theo chiều kim đồng hồ (xung quanh trục dọc của tim): hai biến đổi đó là trục điện tim lệch phải vượt qua +900, cho tới -1500. Tình trạng này được gọi là trục phải (right axis deviation). Đây là trường hợp xảy ra ở nhiều bệnh tim: hẹp hai lá, hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, tâm phế mạn, nhưng ngay trong số các bệnh này, mức độ lệch nhiều (trục phải mạnh) hay lệch ít (trục phải nhẹ) cũng rất khác nhau. Hơn nữa, lại còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh nữa.
Có những ca bệnh tim chưa gây được trục phải thật sự, chỉ làm góc α = +750 mà chúng ta thường gọi là trục xu hướng phải. Ngược lại, cũng có một số người không có bệnh tim là lại có trục phải, thường là trục phải nhẹ, ở khoảng +100 đến +1100: đó là những người có “tim đứng” nhất là những người cao, gầy, lồng ngực hẹp, hay bị tràn khí, tràn dịch màng phổi trái, xẹp phế nang bên phải,… những điều đó nói lên rằng: trong sinh vật học, giới hạn giữa bình thường và bệnh lý nhiều khi xen kẽ, chồng chéo lên nhau làm cho người thầy thuốc khi đọc điện tâm đồ phải có trí xét đoán và kinh nghiệm của mình, kết hợp với lâm sàng và các phương pháp thăm dò khác.
Trục trái
Khi trục điện tim bị lệch sang trái vượt quá 00 cho tới – 900 thì ta gọi là trục trái. Đây thường là trường hợp tăng gánh thất trái do tăng huyết áp, hẹp hay hở van động mạch chủ, hở van hai lá, hẹp eo động mạch chủ, thiểu năng vành. Tăng gánh thất trái làm thất trái dày ra, kéo véc tơ khử cực về phía trái, đồng thời nó cũng giãn ra và dựa vào các cơ quan mềm phía sau mà đẩy khối tâm thất xoay ngược chiều kim đồng hồ: hai biến đổi đó gây ra trục trái.
Tuy nhiên, tăng gánh thất trái thường không gây ra trục trái nhiều như tăng gánh thất phải thường hay gây ra trục phải, lý do là thất trái không có chỗ dựa vững chắc để đẩy tim xoay như thất phải (thất phải có xương ức). Trục trái thường chỉ xảy ra ở những ca bệnh tim có kèm tuổi già, xơ hóa cơ tim, tăng huyết áp… những ca này hay có thêm các tác nhân đưa tim xoay lên vị trí nằm ngang như: khổ người to ngang, cơ hoành nâng cao vì béo phệ, quai động mạch chủ mở rộng. Trái lại, hội chứng tăng gánh thất trái ở người trẻ thường có trục bình thường, thậm chí có khi trục phải nhẹ nữa (do tư thế tim).
Khi trục điện tim còn ở khoảng +200, +100 thì ta gọi là xu hướng trái. Còn những người không có bệnh tim mà có trục trái (thường là trục trái nhẹ, khoảng -200, -300) là những người có “tim nằm”, nhất là, những người thấp, béo, to ngang, người có thai và bệnh nhân có báng nước, ứ hơi dạ dày, cắt dây thần kinh hoành trái, tràn khí màng phổi phải, xẹp phế nang phổi trái,…
Chú ý:
Khi trục điện tim ở trong khoảng từ - 900 đến -1500 thì rất khó nói là trục phải hay trục trái (trục vô định); phải phối hợp thêm với chẩn đoán lâm sàng. Nói chung, hình ảnh này hay có trong các bệnh làm cho mỏm tim lệch ra phía sau như khí phế thũng chẳng hạn.
Để đơn giản hóa cách tìm trục điện tim, có những người không tính góc α mà chỉ nhìn hình dạng đại cương của D1 và D3 như sau:
Khi phức bộ QRS của cả D1 và D3 cùng hướng lên (dương): Ta có trục trung gian.
Khi chúng chúc mũi về phía nhau (D1 âm, D3 dương): Trục phải.
Khi chúng ngoảnh ra xa nhau (D1 dương, D3 âm): Trục trái.
Khi chúng cùng hướng xuống dưới (âm): Trục vô định. Nhưng phương pháp này không chính xác, chỉ nên dùng khi đọc sơ bộ lúc đầu, còn khi xem kỹ thì cần phải tính góc α là bao nhiêu.
Từ khóa » Trục điện Tim Vô định
-
Giải Thích Về Trục điện Tâm đồ
-
[PDF] KHẢO SÁT TRỤC ĐIỆN TIM VÀ VÙNG CHUYỂN TIẾP
-
Các Bước Căn Bản đọc điện Tim - Health Việt Nam
-
Tư Thế điện Học Của Tim - Health Việt Nam
-
Điện Tâm đồ - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[PDF] Đọc điện Tâm đồ Dễ Hơn - VNRAS
-
Điện Tâm đồ - Y Dược Tinh Hoa
-
Cách Xác định Trục điện Tim Và Tần Số Tim Nhanh Nhất
-
Chuyên đề Sinh Lý điện Tâm đồ - Trung Tâm Y Tế Huyện Phước Long
-
Bài 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN TIM VÀ TẦN SỐ TIM ...
-
KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNG
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ LÂM SÀNG
-
[THDDT] CHƯƠNG 6: CÁCH XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN TIM VÀ ...