Trúc Lâm đại Sĩ Xuất Sơn đồ: Kiệt Tác Thư Họa Về Những Ngày Vua ...

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ là một bức họa nổi tiếng về cuộc xuất du của nhà vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông từ động Vũ Lâm. Bức họa có tựa đại sĩ Trúc Lâm tức Trần Nhân Tông xuống núi hóa duyên. Đây là tác phẩm thi họa thực hiện trên giấy xuyến bao gồm họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp nghệ thuật thư pháp đặc sắc.

Có rất nhiều giả thuyết gây tranh cãi về tác giả thực hiện tác phẩm có giá trị nghệ thuật này. Thấm thoát gần 700 năm lịch sử, dường như ít ai biết đến một báu vật về vị vua Trần Nhân Tông lại đang lưu lạc tại một bảo tàng tại nước ngoài.

Trước đây, bức họa được cho là của họa sư Trần Giám Như (陳鑑如), một họa sĩ Trung Quốc thời nhà Nguyên vẽ năm 1363, theo dòng lạc khoản trên tranh. Nhưng dựa vào giám định của bảo tàng Liêu Ninh và những công trình khảo cứu của các nhà nghiên cứu khác, được đề cập trong cuốn “Ngàn năm áo mũ”, thì chắc chắn bức tranh không phải do Trần Giám Như thực hiện, mà dòng lạc khoản đó chứa đựng những thông tin sai lầm của người đời sau bồi vào. Thay vào đó, dựa theo những lời bình chú của các danh sĩ trong tranh thời đó, cho thấy tác giả chắc chắn là người Việt. Theo giáo sư Phan Huy Lê năm 2016, những giám định gần đây khẳng định bức tranh vẽ tại Việt Nam và do những họa sĩ Việt Nam vẽ.

Năm 1922, bức thư họa được hoàng đế Phổ Nghi bí mật đưa ra ngoài và lưu lạc cho đến năm 1949 mới được đem về cất giữ tại Bảo tàng Liêu Ninh, thành phố Thẩm Dương.

Năm 2012 nó được bán đấu giá với giá kỉ lục gần 2 triệu đô khiến người ta ngỡ ngàng tới bàng hoàng. Tác phẩm có kích thước 961×28 cm, trong đó bao gồm một bức họa rộng 316×28 cm, phần còn lại là phần thư pháp.

‘‘Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ’’ xứng tầm là một kiệt tác thư họa

Bức họa được thể hiện dưới dạng tranh thủy mặc, nên thường được chọn theo hình thức thể hiện kết hợp giữa thư và họa.

(Ảnh: Youtube.com) Nhấp vào ảnh để phóng to

Phần họa được tác giả sử dụng hai màu nguyên bản của tranh thủy mặc là mực, sự kết hợp hài hòa của đen và trắng kết hợp với bút pháp tinh luyện đã tái hiện cảnh tượng thiên nhiên nơi sông, núi, non nước mấy trời.

Những đám tùng, trúc được sử dụng trong tranh như mô phỏng cho bản tính quân tử đạo mạo. Rồi hình ảnh cây bồ đề với bóng cây xòe tán rộng như tượng trưng cho con đường niết bàn mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã chọn. Cùng với đó là những cây cỏ dại ven đường cũng được khắc họa trong tranh nhằm tạo nên một sự hoàn hảo giữa thiên nhiên và con người trong tranh, làm cho không gian như rộng mở trước mắt người xem tranh.

Với diện tích 316×28 cm của bức tranh, họa sĩ bức tranh đã vẽ tổng cộng 82 người: 61 người ở bên phải thuộc đoàn tiếp đón của Vua Trần Anh Tông và các tùy tùng, hộ giá; 21 người bên trái thuộc đoàn của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, được chia làm 2 nhóm: Nhóm rước kiệu, tất cả đều đi chân đất và nhóm Vua quan, gồm 5 quan văn và 2 quan võ đứng trước vua. Bức tranh mô tả không gian với mây, núi, sông, cây cổ thủ xen lẫn cây cỏ dại ven đường.

(Ảnh: Dkn.tv Nhấp vào ảnh để phóng to)
(Ảnh: Dkn.tv) Nhấp vào ảnh để phóng to

Màu sắc đen trắng của thủy mặc, cùng các điểm nhấn là con người, những cây tùng cổ thụ, núi và mây tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ về không gian và thời gian. Người, voi, ngựa, trâu, hạc cùng võng lọng, ngai, nghi trượng tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh về bố cục của bức tranh.

Từ núi ra có 21 người gồm Trần Nhân Tông, đạo sĩ Trung Quốc Lâm thời Vũ. Năm tăng nhân ngoại quốc với đặc trưng về dị tộc rất đặc thù của người Nam Á rất có thể đây là tăng nhân Ấn Độ, tay cầm tích trượng, bình bát, kinh quyển. Tám đệ tử của Nhân Tông và 6 người khiêng kiệu đều có mày dài, có râu, tai to, tay lần tràng hạt.

(Ảnh: Dkn.tv) Nhấp vào ảnh để phóng to

Sự tinh tế trong bút pháp nghệ thuật khắc họa thành công thân thế của từng nhân vật qua trang phục mà họ mặc. Trong bức họa, Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm xuất du xuống núi với 8 đệ tử là tăng sĩ và 4 phu khiêng, 2 phu cầm quạt lông và lọng nan; hai đệ tử, 1 cầm gậy trúc, 1 cầm phất trần, còn lại đi phía sau.

Hình ảnh vua Trần Nhân Tông được tái hiện đầy thần thái với mày dài, có râu, tai to, tay lần tràng hạt. Đây là hình ảnh mang giá trị rất to lớn truyền tải về tu Đạo và tu Phật, hai con đường chân chính trong tu luyện xuất thế gian.

Bức họa khắc hình ảnh con voi mang trên lưng là kinh sách, hạc dẫn lối đưa đường, đây là hình ảnh mang tính ước lệ và ẩn dụ với tầng ý nghĩa hàm dưỡng thâm sâu. Mặt khác hình ảnh voi và hạc lại tạo nên sự hoàn hảo trong bố cục. Chính vì vậy mà họa sĩ Vương Hòa nói:

‘‘Voi trong bức thư họa này đẹp hơn hẳn so với các tranh Trung Quốc khác’’. Phải chăng nó đẹp bởi nó mang theo những giá trị hàm nghĩa sâu xa?

(Ảnh: Dkn.tv) Nhấp vào ảnh để phóng to

Bức họa là minh chứng cho giai thoại lịch sử ở thời nhà Trần

Nhà vua Trần Nhân Tông không chỉ là một minh quân trị quốc, một nhà ngoại giao, một nhà nghệ thuật tài hoa mà ông còn là một giác giả tu hành chân chính.

Trong bức họa Trúc lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ này, hình tượng về một vị vua, một giác giả được khắc họa rất mộc mạc với hình ảnh ông ngồi võng tay lần tràng hạt. Đây có thể nói rằng, dưới thời nhà Trần, Phật và Đạo là linh hồn không thể thiếu trong giai đoạn lịch sử bấy giờ. Nó gắn liền với con đường tu luyện của cuộc đời đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông.

(Ảnh: Dkn.tv) Nhấp vào ảnh để phóng to

Một lần nữa nói lên rằng, khi người đứng đầu của một nước coi trọng tâm pháp, coi trọng đạo pháp,thực hành lấy tâm pháp mà câu thúc bản thân, lúc này tín ngưỡng Phật và Đạo trở thành vị trí độc tôn trong đời sống tâm linh toàn xã hội, đã vô tình đưa toàn xã hội vào trong trạng thái ổn định, tốt đẹp.

Hình ảnh rất Việt Nam, rất bình dị như quang gánh, võng, lọng, nghi trượng. Rồi quần áo, mũ quạt, hoặc cây cỏ, đặc biệt là những cây tùng cổ, chim muông… đều thể hiện những vật dụng của một thời kỳ xa xưa khắc họa lên đời sống của nhân dân dưới thời Trần.

(Ảnh: Dkn.tv) Nhấp vào ảnh để phóng to

Bức họa là sự mô tả về không gian, con người, cảnh tình và câu chuyện về Phật pháp được hồng dương trên đất Việt cách đây 700, hình ảnh tái hiện lại về con người và cuộc đời của nhà vua Trần.

Hơn thế nữa, hình ảnh trang phục quân và dân thời nhà Trần vốn là hình ảnh hiếm hoi trong di sản nghệ thuật, lại được tái hiện trở lại và biến bức tranh, trở thành một bằng chứng lịch sử quan trọng về xã hội của Việt Nam cách đây 700 năm.

(Ảnh: Dkn.tv) Nhấp vào ảnh để phóng to

Mặc dù hậu thế có thể đưa ra nhiều luận điểm khác nhau về bức họa Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ, nhưng không thể phủ nhận về giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa lịch sử của bức họa mà ngày nay người ta chỉ có thể phác họa lại phiên bản gốc mà thôi.

Tịnh Tâm

Có thể bạn quan tâm:

  • Vì sao nhà Trần có thể chiến thắng cả triệu quân Nguyên Mông? (P.2): Vua quan đều là người Trời hạ thế
  • Ngọc xá lợi: Loại vật chất bí ẩn trong tro cốt của nhà sư tu đắc đạo là gì?
  • Chỉ hai câu thơ đã tỏ rõ tài hoa và Đạo hạnh của Phật Hoàng Trần Nhân Tông
  • Chuyện kể ngày 8/3: Hai nữ danh y tài đức vẹn toàn, người đời thương nhớ ngàn năm không dứt
  • Phật hoàng Trần Nhân Tông làm 4 câu thơ thiền, hậu thế nghìn năm còn ngưỡng vọng

Từ khóa » Trúc Lâm đại Sĩ Xuất Sơn đồ