Trục Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Bắc - Nam Hà Nội - KIENTRUC.VN

15

Chào mừng bạn đến với Hà Nội – trục phát triển kinh tế xã hội Bắc-Nam đầy tiềm năng và phát triển! Với vị trí chiến lược là thủ đô Việt Nam, Hà Nội đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa quan trọng của đất nước. Thành phố này đang trên đà phát triển mạnh mẽ trên trục Bắc-Nam, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh hấp dẫn.

Giới thiệu về tuyến đường trục phát triển kinh tế

Tuyến đường trục phát triển kinh tế – xã hội Bắc – Nam Hà Nội có chiều dài 63,32km chạy song song giữa vành đai 4 và vành đai 5, là đầu mối kết nối giữa các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc, phía Nam và Tây Nam. Điểm đầu từ QL1 (đường Đỗ Xá – Quan Sơn) qua đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng cắt ngang đường Láng – Hòa Lạc, QL6, QL32, thông với QL2C – cụm cảng hàng không Nội Bài; mặt cắt ngang của tuyến đường rộng 42m với làn xe, hai bên đường có các khu đô thị mới, đường gom mỗi bên rộng 54m với 6 làn xe. Hạ tầng kỹ thuật chính của đô thị sẽ được đầu tư và bố trí tại các tuyến đường này. Như vậy, với tổng chiều rộng mặt cắt tuyến 150m với 18 làn đường, đây sẽ là tuyến đường hiện đại bậc nhất của Thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung: một con đường chạy suốt hành trình mà không cần điều chỉnh tốc độ, không gây náo động, ồn ào cho các khu đô thị.

Công dụng của tuyến đường trục phát triển kimnh tế

Giao thông là biện pháp quan trọng hàng đầu của kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Việc xác định chính xác tuyến đường đã mở ra một hướng phát triển mới cho vùng đất chạy dọc 2 bên: tạo động lực cho việc phát triển đô thị, công nghiệp, các ngành kinh tế, các trung tâm tài chính ngân hàng, bệnh viện, trường học: dọc tuyến đường sẽ hình thành 4 khu đô thị mới: KĐT Thạch Thất, KĐT Thạch phúc, KĐT Quốc Oai, KĐT Chương Mỹ. Đây là các KĐT được quy hoạch theo tiêu chuẩn đô thị loại 1, được thiết kế hiện đại với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh liên hoàn và bổ trợ lẫn nhau với các tiện ích xã hội đầy đủ và nhà ở phong phú: các trung tâm tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ gần kề khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, các trung tâm văn hóa, y tế, trường học, thể thao được xây dựng bên cạnh các khu dân cư.

Việc hình thành tuyến đường này sẽ giảm lưu lượng xe ra vào trung tâm Thủ đô Hà Nội, kết nối với các quốc lộ, đường cao tốc phía Bắc, Tây Bắc, Tây, Tây Nam với đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng đến các tỉnh Đông Bắc và cụm cảng Hải phòng – Đình Vũ và phù hợp với định hướng phát triển của quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô.

Diện tích của tuyến đường trục kinh tế Bắc Nam

Tuyến đường trục kinh tế Bắc – Nam có mặt cắt ngang rộng 42m, giữa là dải cây xanh rộng 5m, tốc độ thiết kế 80km/h.

Toàn bộ hệ thống cống thoát nước và hệ thống điện, thông tin liên lạc, cáp… đều được thiết kế ngầm và hiện đại. Sau khi hoàn thành, đây sẽ không chỉ là tuyến đường hiện đại nhất Hà Nội, mà còn được coi là một điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan của Thủ đô Hà Nội trong tương lai.

tuyến đường trục kinh tế bắc nam

Thời gian vừa qua, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội đang diễn ra nhanh chóng cả chiều rộng và chiều sâu, bởi riêng các dự án đã được cấp phép là hơn 740 dự án với diện tích chiếm đất trên 14.000 ha. Đặc biệt, ở khu vực cửa ngõ phía Tây và Tây Nam, sự bùng phát mạnh mẽ của các dự án mới theo chiều rộng ngày càng nở rộ với rất nhiều trục giao thông hướng tâm quan trọng.

Sự phát triển ồ ạt này đã khiến cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp dẫn đến các dự án không thể khớp nối để có thể đưa vào khai thác, sử dụng. Thực tế đó làm cho rất nhiều dự án mặc dù đã triển khai xong hạ tầng khu đô thị nhưng không có đường đi vào.

Hiện nay, Hà Nội đang chịu sức ép giao thông rất lớn từ các trục giao thông hướng tâm như: QL32, đường Láng – Hòa Lạc, QL6, QL1A, đường pháp Vân – Cầu Giẽ… Hầu hết các tuyến đường này đều đang phải “gánh” mật độ các phương tiện tham gia giao thông rất lớn. Những cảnh ùn tắc kéo dài, nhất là vào các giờ cao điểm luôn thường trực.

tuyến đường trục kinh tế bắc nam

Đặc biệt, kể từ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì sức ép giao thông với các tuyến đường hướng tâm ngày càng trở nên nghiêm trọng bởi nhu cầu đi lại và giao dịch công việc giữa các vùng của Thủ đô ngày càng lớn. Một điểm khác nữa là trong khi khoảng cách giữa đường Vành đai 3 và Vành đai 5 (đường Hồ Chí Minh) hiện nay là quá xa (hơn 25km), vì vậy khi phải di chuyển theo hướng Bắc – Nam của Hà Nội, hay ngược lại, các phương tiện giao thông phải di chuyển hướng về trung tâm Hà Nội để tới đường Vành đai 3 hoặc Vành đai 2. Thực tế này càng dẫn tới sự quá tải nghiêm trọng tại các nút giao thông ở cửa ngõ phía Tây.

Từ khóa » đường Trục Kinh Tế Bắc Nam Hà Nội