Trực Thăng NASA Lần Thứ 14 Cất Cánh Trên Sao Hỏa - VnExpress

Mô phỏng trực thăng Ingenuity cất cánh từ miệng hố Jezero trên sao Hỏa. Ảnh: NASA

Mô phỏng trực thăng Ingenuity cất cánh từ miệng hố Jezero trên sao Hỏa. Ảnh: NASA

Theo một thông báo trên Twitter hôm 25/10 từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL), chuyến bay lần thứ 14 của Ingenuity được thiết kế ngắn gọn và đơn giản, giống như một "bước nhảy ngắn" trên bề mặt hành tinh đỏ.

Khi thời tiết tại miệng hố Jezero ấm hơn, mật độ khí quyển trở nên thấp hơn, vì vậy cánh quạt của trực thăng phải quay nhanh hơn để đạt được chuyến bay. Bước nhảy ngắn này cho phép các kỹ sư kiểm tra hoạt động của Ingenuity khi tăng số vòng quay trên phút, một thử nghiệm cần thiết cho các sứ mệnh phức tạp hơn trong tương lai.

Chuyến bay thứ 14 ban đầu được lên kết hoạch vào tháng 9, nhưng bị hủy bỏ do dự cố liên quan đến các cơ chế điều khiển hướng và vị trí của cánh quạt. JPL lo ngại rằng các bộ phận của trực thăng có thể bị mòn do áp lực từ nhiệt độ khắc nghiệt và tính chất kéo dài của các nhiệm vụ. Tuy nhiên, hai cuộc thử nghiệm quay cánh quạt tại chỗ sau đó đã không lặp lại vấn đề.

Trực thăng Ingenuity chụp ảnh bóng của chính nó từ camera định vị trong chuyến bay thứ 14. Ảnh: NASA

Trực thăng Ingenuity chụp ảnh bóng của chính nó từ camera định vị trong chuyến bay thứ 14. Ảnh: NASA

NASA thiết kế Ingenuity cho 5 lần bay, nhưng những gì trực thăng làm được vượt xa mong đợi. Thay vì chỉ thực hiện các chuyến bay trình diễn công nghệ đơn giản, thiết bị đã chuyển sang làm nhiệm vụ trinh sát cho robot thăm dò Perseverance.

Ingenuity và Perseverance đã mất liên lạc gần như hoàn toàn với Trái Đất trong nửa đầu tháng 10 khi hành tinh của chúng ta di chuyển tới vị trí thẳng hàng với sao Hỏa và Mặt Trời (Mặt Trời nằm giữa), nhưng sau đó mọi thứ đã trở lại bình thường. Vào thứ Sáu tuần trước, các kỹ sư NASA xác nhận Ingenuity vẫn "khỏe mạnh" sau khi thử nghiệm cánh quạt tại chỗ trước khi bay.

Đoàn Dương (Theo UPI)

  • Robot NASA 'tự sướng' cùng trực thăng trên sao Hỏa
  • Robot NASA lấy thành công mẫu đá đầu tiên trên sao Hỏa

Từ khóa » Trực Thăng 4 Tỷ