Trực Tuyến Và Ngoại Tuyến – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Định nghĩa
  • 2 Xem thêm
  • 3 Chú thích
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (tháng 2/2022)

Trực tuyến (từ tiếng Anh: Online) thường được dùng cho một kết nối hoạt động với một mạng truyền thông, đặc biệt là trong mạng Internet hoặc chỉ liên kết trong mạng cục bộ. Nếu một thiết bị không thực hiện kết nối, được gọi là ngoại tuyến và hoạt động độc lập mà không cần liên kết với những thiết bị khác. Trong sử dụng thông thường, "trực tuyến" thường đề cập đến Internet hoặc mạng toàn cầu World Wide Web.

Các thuật ngữ "trực tuyến" (online) và "ngoại tuyến" (offline, còn gọi là ngắt mạng hay là ngưng kết nối) là những từ ngữ dùng trong thời đại Internet, có ý nghĩa cụ thể liên quan đến công nghệ máy tính và viễn thông. Nói chung, "trực tuyến" chỉ ra một trạng thái kết nối với mạng Internet toàn cầu, trong khi "ngoại tuyến", "ngắt mạng" chỉ ra một trạng thái ngắt kết nối, không liên kết.

Các khái niệm đã được mở rộng, không chỉ gói gọn trong ý nghĩa tin học hay viễn thông mà được dùng cả trong khu vực của sự tương tác của con người với nhau và trong giao tiếp, các cuộc trò chuyện. Ví dụ, các cuộc thảo luận diễn ra trong một cuộc họp kinh doanh được "trực tuyến", nghĩa là những người tham dự được kết nối mạng liên tuyến LAN với nhau; "một người không được trực tuyến", "người ngoại tuyến" cũng có thể hiểu là người không được mời tham gia hay người ngoài cuộc và "thiết bị ngoại tuyến" là một thiết bị có khả năng hoạt động độc lập. Hay các cuộc họp offline (họp trực tiếp), là các cuộc họp gặp mặt trực tiếp, chứ không trực tuyến, giao tiếp ảo.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong công nghệ máy tính và viễn thông, trực tuyến và ngoại tuyến, được định nghĩa theo tiêu chuẩn liên bang số 1037C của Hoa Kỳ[1]. Để được xem là trực tuyến, một trong những điều sau đây phải áp dụng với một thiết bị, hoặc một "đơn vị chức năng":

  • Dưới sự kiểm soát trực tiếp của các thiết bị khác
  • Dưới sự kiểm soát trực tiếp của hệ thống mà nó có liên quan hay là kết nối
  • Có sẵn để sử dụng ngay lập tức theo yêu cầu của hệ thống mà không cần sự can thiệp của con người
  • Kết nối với một hệ thống, và đang hoạt động
  • Chức năng hoàn hảo và sẵn sàng cho dịch vụ

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dịch vụ trực tuyến

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiêu chuẩn của Liên Bang 1037C, có tiêu đề "Viễn thông: Thuật ngữ viễn thông" (Telecommunications: Glossary of Telecommunication Terms) là một tiêu chuẩn của Liên bang Hoa Kỳ, ban hành của Cục Quản lý Dịch vụ (General Services Administration) dựa theo Đạo luật "Federal Property and Administrative Services Act" năm 1949, được sửa đổi
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trực_tuyến_và_ngoại_tuyến&oldid=70877616” Thể loại:
  • Internet
  • Thuật ngữ Internet
Thể loại ẩn:
  • Hoàn toàn không có nguồn tham khảo

Từ khóa » Ví Trực Tuyến La Gi