Trục Vítme đai ốc Bi - TÌM HIỂU CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ ... - 123doc

Trong máy công cụ điều khiển số người ta sử dụng hai dạng vit me cơ bản đó là: vít me đai ốc thường và vít me đai ốc bi.

- Vít me đai ốc thường: là loại mà vít me và đai ốc có dạng tiếp xúc mặt.

Hình 3.17 Trục vitme đai ốc thường

- Vít me đai ốc bi: là loại mà vít me và đai ốc có dạng tiếp xúc lăn.

Hình 3.18 Trục vitme đai ốc bi

Hình 3.19 Quan hệ giữa lực ma sát và tốc độ của vít me đai ốc thường và vít me đai ốc bi

Ta xét mối quan hệ giữa lực ma sát và tốc độ của vít me đai ốc thường và vít me đai ốc bi. Đường cong trên là đường cong biểu thị mối quan hệ giữa lực ma sát và tốc

- Phần từ a đến b là vùng ma sát nửa ướt. Vùng này có sự tiếp xúc trực tiếp giữa vít me và đai ốc. Khi vận tốc bằng không, lực ma sát ướt lớn nhất, khi vận tốc tăng nêm dầu dần dần hình thành làm lực ma sát giảm dần tới b. - Giai đoạn tiếp theo là quá trình bôi trơn giữa hai bề mặt thủy động và hư

đồ thị thì lực ma sát tăng theo tốc độ.

Khi điều khiển máy CNC hai hoặc nhiều trục đòi hỏi thời gian khởi động bàn máy nhanh và momen nhỏ. Nhìn vào đường cong trên ta thấy vít me đai ốc thường không đảm bảo được yêu cầu trên của máy CNC.

Thay vì trạng thái tiếp xúc mặt như vít me đai ốc thường thì vít me đai ốc bi có dạng tiếp xúc lăn bằng cách đưa vào các rãnh ren số lượng lớn bi hoặc bi trụ. Do tiếp xúc giữa vít me và đai ốc là ma sát lăn nên ma sát có thể là coi là không đáng kể. Từ đồ thị trên ta thấy vít me đai ốc bi đã xóa bỏ được vùng ma sát khô và ma sát nửa khô của ma sát thường.

Ưu điểm của Vít me đai ốc bi:

- Mất mát do ma sát nhỏ, hiệu suất của bộ truyền lớn gần bằng 0.9

- Đảm bảo chuyển động ổn định vì lực ma sát hầu như không phụ thuộc vào tốc độ.

- Có thể loại trừ khe hở và tạo sức căng ban đầu đảm bảo độ cứng vững dọc trục cao.

- Đảm bảo độ chính xác làm việc lâu dài. Kết cấu bộ truyền vít me đai ốc bi

Vít me bi có kết cấu đa dạng nhưng chúng đều có cấu tạo chung như sau: - Vít me

- Đai ốc - Vòng bi - Ống hồi tiếp

Hình 3.20 Kết cấu bộ truyền vítme đai ốc bi

Vấn đề quan trọng nhất trong kết cấu của bộ truyền vít me đai ốc đó là dạng profil răng vít me và răng đai ốc. Profil răng vít me dạng chữ nhật và dạng hình thang là dễ chế tạo nhất.

Tuy nhiên do độ cong của hai bề mặt khác nhau quá lớn nên dẫn đến ứng suất tiếp xúc tăng và khả năng tải của bộ truyền thấp. Vì vậy hai dạng profil này ít được sử

Do đó để giảm được ứng suất tiếp xúc, tăng khả năng tải, tăng độ cứng vững của bộ truyền và giảm momen ma sát thì ta phải tăng bề mặt làm việc. Để đảm bảo được điều này thì ta phải thiết kế profil dạng tròn.

Nếu bán kính của bi là r1, bán kính của profil ren là r2 nên chọn r1/r2 = 0.95 ÷ 0.97. Với profil là nửa cung tròn thì góc tiếp xúc của bộ truyền có thể là α = 600 . Tuy nhiên bộ truyền với góc tiếp xúc α = 450 sẽ có khe hở nhỏ nhất và cho khả năng chế tạo với độ chính xác cao nhất.

Khử khe hở và tạo sức căng: Kết cấu của bộ truyền vít me bi phải có khả năng khử khe hở dọc trục và điều chỉnh sức căng ban đầu. Khử khe hở và tạo sức căng nhờ việc điều chỉnh vị trí tương quan giữa hai phần của đai ốc. Khử khe hở và tạo sức căng có thể thực hiện bằng các phương pháp sau:

- Trên mỗi phần đai ốc thiết kế dạng mặt bích để liên kết hai phần đai với nhau thông qua mối ghép ren. Để khử khe hở và tạo sức căng ban đầu cho bộ truyền bằng cách giữa hai mặt bích người ta đặt các tấm đệm Với chiều dày các tấm đệm khác nhau cho phép thay đổi sức căng và vị trí vùng tiếp xúc giữa bi với đai ốc và vít me. Thực hiện điều chỉnh theo phương pháp này có kết cấu đơn giản nhưng việc điều chỉnh khó khăn.

Hình 3.21 Kết cấu khử khe hở và tạo sức căng ban đầu bằng tấm đệm

- Một dạng khác của kết cấu khử khe hở và tạo sức căng là giữ cố định một phần của đai ốc, khử khe hở và tạo sức căng ban đầu bằng lực của lò xo.

- Trên mỗi phần của đai ốc, vành ngoài của nó có vành răng bước nhỏ và trong cũng có bố trí vành răng trong. Chú ý rằng số răng trên vành răng của hai đai ốc khác nhau một răng. Nhờ có sự khác nhau như thế mà khi quay đai ốc đi một góc, phần đai ốc kia quay một góc nhỏ hơn. Nhờ vậy kết cấu có khả năng khử khe hở và điều chỉnh sức căng ban đầu.

Hình 3.23 Kết cấu khử khe hở và tạo sức căng với đai ốc có vành răng.

Từ khóa » Nguyên Lý Vít đai ốc