Trùm Giang Hồ Hải Bánh Ra Tù, Quá Trình Xử Dung Hà Theo Lệnh Năm ...

Trùm giang hồ Hải Bánh ra tù khiến cư dân mạng xôn xao, vậy giang hồ Hải Bánh là ai mà nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng nhiều đến vậy? Hải “bánh” bị kết án báo nhiều năm tù giam? Tại sao Hải “bánh’ không bị tử hình?

👉 Tìm nội dung ở đây

  • Trùm giang hồ Hải Bánh là ai?
  • Quá trình Hải Bánh giết chết Dung Hà
  • Hải “bánh” bị kết án bao nhiều năm tù?
  • Tại sao Hải Bánh không bị tử hình?
  • Phiên Tòa phúc thẩm vụ án Năm Cam và đồng Phạm

Trùm giang hồ Hải Bánh là ai?

Hải Bánh (tên thật là Nguyễn Tuấn Hải, sinh năm 1967 và lớn lên tại Hà Nội) là đàn em thân cận nhất của Trương Văn Cam (tức Năm Cam, một trùm giang hồ khét tiếng nhất Sài Gòn những năm 1990 – 2000) Hải Bánh bị kết án tù chung thân với tội danh giết người trong vai trò là đồng phạm khi giết chết Dung Hà.

Trùm giang hồ Hải Bánh là ai?

Nguyễn Tuấn Hải (Tức Hải “Bánh”) – Đàn em thân cận nhất của trùm giang hồ Trương Văn Cam (tức Năm Cam)

Những năm 1990 – 2000, Nguyễn Tuấn Hải (Tức Hải “Bánh”) được biết đến là “cánh tay phải”, đàn em thân cận nhất của trùm giang hồ Trương Văn Cam (tức Năm Cam). Nhân vật này từng khiến cả giới giang hồ trong cả nước phải rúng động khi liên quan cái chết của Vũ Thị Hoàng Dung (tức bà trùm Dung Hà).

Hải Bánh có máu giang hồ từ nhỏ

Nguyễn Tuấn Hải sinh năm 1967, tại một gia đình chuyên làm cửa sắt ở mặt phố Hàng Cót, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Biệt danh “Bánh” của Hải được đặt theo tên của bố ông ta.

Hồi đó, phố Hàng Cót (Hà Nội) nổi tiếng là địa bàn nóng và những tệ nạn hội, tội phạm hình sự tràn lan. Khi còn đang là học sinh, Hải Bánh đã lập băng nhóm để cướp tài sản của người dân, thậm chí là cướp của cướp.

Năm 13 tuổi, Hải “Bánh” kết thân với Long “Máy Chém”, một trùm giang hồ chuyên chém người. Cả hai sau nhiều trận huyết chiến đã thu phục được nhiều đàn em và Hải “Bánh” được đàn em tôn lên làm đại ca.

Sau một thời gian hoạt động, băng của Hải “Bánh” mở rộng địa bàn, thu phục thêm nhiều đàn em và tổ chức bảo kê cho đám móc túi ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Với thâm niên hơn 10 làm đại ca ở Hà Nội, hồ sơ lý lịch với tiền án, tiền sự của Hải “Bánh” ngày càng dày lên và bị Công an chú ý.

Khi bị Công an Hà Nội truy bắt gắt gao, đầu năm 1993 Hải “Bánh” rủ một số đàn em trốn vào Sài Gòn, thành lập nhóm giang hồ “Trà Bắc” và hoạt động chủ yếu ở quận Tân Bình. Tuy nhiên sau đó, Hải “Bánh” bị Công an Hà Nội bắt giữ về tội Gây rối trật tự.

Trở thanh trợ thủ đắc lực của Năm Cam

Tháng 11/1998, Hải “Bánh” được ra tù, nhưng khi ra tù, Hải tiếp tục thành lập băng nhóm để bảo kê các nhà hàng, vũ trường. Sau đó, Hải “Bánh” cùng đàn em bỏ vào Sài Gòn để trốn cảnh sát. Lúc này, Hải tay trắng vì không còn địa bàn để kiếm tiền.

Thời đó, giới giang hồ Việt Nam có hai “trùm” khét tiếng, đó là Dung Hà (ở Hải Phòng) và Năm Cam (ở Sài Gòn). Hai phe thường xuyên kèn cựa, đấu đá nhau nhưng Dung Hà vẫn kém Năm Cam một bậc. Để lấy lòng ông trùm, Dung Hà gợi ý cho Năm Cam nhận Hải “Bánh” và đám thuộc hạ trong nhóm “Trà Bắc” làm đàn em.

Sau khi Năm Cam đồng ý, Hải không mất nhiều thời gian để trở thành cánh tay phải của ông trùm. Để trả công cho Hải “Bánh”, trùm giang hồ khét tiếng nhất Sài Gòn thời bấy giờ – Năm Cam đã cho đàn em rất nhiều tiền, cho hưởng hoa hồng bảo kê các quán bar, vũ trường, thậm trí Năm Cam đã thuê hẳn một tiệm cắt tóc cho Hải “Bánh” quản lý và ăn trọn lợi nhuận. Lúc đó, Hải không có gì ngoài tiền bạc, trang sức.

Tuy nhiên, sự ưu ái mà ông trùm giang hồ Năm Cam dành cho Hải “Bánh” đã khiến cho bà trùm giang hồ Dung Hà cảm thấy khó chịu.Dung Hà bắt đầu gây khó dễ với Hải Bánh bằng cách chọc phá các điểm kinh doanh của Hải. Dung Hà bắt Hải “Bánh” về phục vụ cho bà ta, đồng thời để bà ta hưởng lợi từ những điểm làm ăn của Hải.

Thế nhưng, Hải “Bánh” không những không nghe theo mà còn báo cáo sự việc lại với Năm Cam, điều này khiến ông trùm Nam Cam nổi giận, quyết “xử” người phụ nữ quê Hải Phòng.

Việc “lấy số” (giết chết) Dung Hà, Năm Cam giao cho chính Hải “Bánh” xử lý. Hải “Bánh” ban đầu gọi 2 đàn em đang trốn truy nã ở Nga về nước để giết Dung Hà. Trong một lần sơ hở, Dung Hà bị hai đàn em thân tín khác của Hải “Bánh” là Hưng “Phi nhon” và Trường “Xoăn” bắt gặp.

Sau khi hỏi ý kiến đại ca, đêm 1/10/2000, Hưng “Phi nhon” và Trường “Xoăn” ra tay giết chết Dung Hà bằng viên đạn ngay giữa đầu bà trùm.

Quá trình Hải Bánh giết chết Dung Hà

– Dung Hà tên thật là Vũ Thị Hoàng Dung sinh năm 1965, địa chỉ thường trú tại số nhà 2/23 đường Trạng Trình, phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; Dung Hà là đối tượng hình sự có nhiều tiền án, tiền sự và cầm đầu một băng nhóm tội phạm xã hội đen.

– Tháng 10 năm 1998, Dung Hà chuyển vào làm ăn tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ khi đặt chân vào thành phố Hồ Chí Minh, Dung Hà đã có ý định tranh giành lãnh địa, đe dọa vị trí “thống lĩnh giang hồ” của trùm giang hồ Năm Cam. Năm Cam đã ra lệnh cho Hải “bánh” tức Nguyễn Tuấn Hải phải tiêu diệt Dung Hà.

Năm Cam nhiều lần điện thoại cho Hải Bánh và “than vãn” về Dung Hà với giọng điệu gay gắt của một dân đàn anh. Khi biết Hải Bánh đã hiểu ý mình (thủ tiêu Dung Hà), Năm Cam liên tục gọi điện cho Hải Bánh và chửi thề trong điện thoại: “Anh không thể chịu đựng được nữa em biết không… anh không muốn nhìn thấy mặt con Dung Hà nữa…, anh muốn nó “biến khỏi” mảnh đất này” – Năm Cam gằn giọng.

Sau đó Năm Cam đã trực tiếp gặp Hải Bánh và ngầm chỉ đạo cho Hải Bánh giết Dung Hà: “Từ giờ đi đâu em cũng phải mang theo súng”. Hải Bánh thừa hiểu, Năm Cam nói thế nghĩa là chỉ thị cho Hải Bánh phải lấy mạng Dung Hà. Nhận được “lệnh” của ông trùm Năm Cam, Hải Bánh đã cử 2 đàn em thân thiết của mình lên kế hoạch giết chết bà trùm Dung Hà.

– Đêm khuya ngày 1 tháng 10 năm 2000, Hải “bánh” cùng Hưng “Phi nhon”Trường “Xoăn” thực hiện việc sát hại Dung Hà; vào lúc 23 giờ 30 Nguyễn Việt Hưng tiến sát tới Dung Hà khi đang ngồi uống nước trước cửa nhà 17 Bùi Thị Xuân, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng rút súng Rulo (loại súng bắn đạn cỡ 9 mm) kê sát vào đầu từ trái qua phải bắn một phát, Dung Hà gục xuống chết ngay tại chỗ.

Sau khi Dung Hà bị bắn chết, rạng sáng 2/10/2000 trên đường Bùi Thị Xuân, gia đình và các đệ tử của Dung Hà đã đưa thi thể của bà trùm về Hải Phòng tổ chức đám tang.

Các chiến hữu, đệ tử của Dung Hà được lệnh: “Dù ở đâu cũng phải về dự đám tang bà trùm”. Bởi vậy đám tang đã trở thành một hiện tượng khiến dư luận cả nước bàn tán trong thời gian dài. Hàng nghìn người với cả trăm xe hơi, nối đuôi nhau dài hàng cây số kéo theo sau xe tang, gây ách tắc giao thông trên nhiều tuyến đường ở Hải Phòng.

Đến viếng và tiễn đưa Dung Hà còn có gần như là tất cả dân giang hồ quê Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định đang sống ở TP.HCM. Trong số này cũng có cả Hải Bánh.

Vụ việc gây chấn động giới giang hồ khiến Bộ Công an phải vào cuộc. Ngày 19/5/2001, Công an TP.HCM thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Hải “Bánh”. Bảy tháng sau, cảnh sát bắt giữ Năm Cam và hơn 100 đàn em.

Trong phiên tòa diễn ra năm 2003, TAND TP.HCM tuyên Hải tù chung thân về tội Giết người. Trong khi đó, Năm Cam và 4 bị cáo khác nhận án tử hình.

Hải “bánh” bị kết án bao nhiều năm tù?

Năm 2003 Hải “bánh” bị TAND TPHCM kết án tù chung thân về tội giết người, tuy nhiên nhờ cải tạo tốt từ năm 2015 cho đến nay, Hải Bánh liên tục được giảm án qua bình xét hàng năm và được ra tù trước hạn; ngày 27/01/2022 Hải Bánh được tha tù, như vậy Hải Bánh nhờ cải tạo tốt nên chỉ chịu án 22 năm tù.

Trùm giang hồ Hải Bánh ngày ra tù

(Trùm giang hồ Hải Bánh, ngày ra tù: 27/01/2022)

Lý do Hải Bánh được ra thù trước thời hạn:

Thời điểm mà Hải Bánh bị xét xử và thi hành án là thời điểm áp dụng Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Trong quy định pháp luật có quy định cụ thể về các hình thức được giảm hình phạt khi đã tuyên, cụ thể tại điều 58 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định cụ thể như sau:

“Điều 58. Giảm mức hình phạt đã tuyên

1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.

2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.

4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân”.

Như vậy, theo quy định tại khoản 1, khoản 3 điều 58 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2009 thì Hải Bánh đã chấp hành hình phạt một thời gian và có nhiều tiến bộ trong khi chịu án, quá trình giảm án của Hải Bánh được tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 2 điều 58 BLHS 1999 là từ tù chung thân giảm xuống 30 năm, sau đó được ra tù trước hạn với thời gian chịu án là 22 năm tù (bảo đảm tuân thủ quy định là thời gian chịu án trên thực tế cao hơn 20 năm)

Tại sao Hải Bánh không bị tử hình?

Hải bánh mặc dù bị kết tội giết người, nhưng không phải là chủ mưu, cũng không phải là người trực tiếp giết người, mà Hải Bánh chỉ là đồng phạm, giúp sức cho kẻ chủ mưu trong vụ án giết người, dựa vào Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 Hải bánh không bị kết án tử hình, mà chỉ bị tù chung thân.

Tại điều 93 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định các khung hình phạt về tội giết người cụ thể như sau:

“Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.

Phiên Tòa phúc thẩm vụ án Năm Cam và đồng Phạm

Ngày 30/10/2003, hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên án vụ án Trương Văn Cam và đồng phạm.

Trong đó Năm Cam (tức Trương Văn Cam) xác định: Y là người đã chủ mưu, lệnh cho Hải Bánh giết Vũ Hoàng Dung (tức Dung Hà). Ngay sau đó, Năm Cam còn dùng thủ đoạn nham hiểm tạo chứng cứ ngoại phạm bằng cách vào bệnh viện nằm trong thời gian Hải Bánh gây án, sau đó chính Năm Cam lại đi tố cáo việc Hải giết Dung Hà với cơ quan điều tra để hướng dư luận sang Hải Bánh và Tống Viết Hòa.

Giả thuyết có sự tham gia của Tống Viết Hòa trong vụ giết Dung Hà thì vai trò chủ mưu, cầm đầu của Năm Cam cũng không thay đổi. Kháng cáo của Trương Văn Cam cho rằng không chủ mưu giết Dung Hà là không có cơ sở.

Các phần kháng cáo khác của bị cáo như: Không chủ mưu đưa hối lộ chạy án qua Trần Văn Thuyết, đưa hối lộ cho công an quận huyện để lo các sòng bạc tại quận 8 cũng không có cơ sở.

Hội đồng xét xử tuyên y án sơ thẩm: Tổng hợp hình phạt là tử hình đối với Năm Cam về bảy tội danh (trong đó có hai án tử hình về tội giết người và đưa hối lộ).

– Đàn em Năm Cam gồm những ai? Họ còn sống hay đã chết? Bây giờ ra sao?

5/5 - (6 bình chọn)

Từ khóa » Xét Xử Hải Bánh