Trung đoàn E20: Hành Trình đi Tìm đồng đội | VOV2.VN
Theo danh sách thống kê liệt sĩ của Trung đoàn 20 gồm 77 trang với 1.020 liệt sĩ trong đó có 873 liệt sĩ có trích ngang đầy đủ, có nơi chôn cất ban đầu cần được thông tin để tìm gia đình liệt sĩ. Huyện Rồng Giềng và Gò Quao là địa bàn chiến đấu chủ yếu của trung đoàn 20 trong những năm 1973-1975. Thời điểm đó, các liệt sĩ được chôn cất tại nghĩa trang 6 Kim, tỉnh Kiên Giang. Nhưng đến năm 1983, 173 hài cốt liệt sĩ tại nghia trang 6 Kim được rời phần mộ về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Kiên Giang, trong số này có nhiều liệt sĩ của trung đoàn 20. Tuy nhiên, sau 3 lần di chuyển, nhiều phần mộ bị thất lạc thông tin. Đất nước thống nhất, cuộc sống ổn định cũng là thời điểm Ban liên lạc CCB trung đoàn 20 với đại diện là các CCB Nguyễn Viết Trì, Vương Xuân Hòa, Trương Ngọc Quang và Nguyễn Thanh Bình bắt đầu hành trình xác minh thông tin, giám định ADN cho các liệt sĩ của trung đoàn.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, để giải phóng miền Nam, đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc, chàng trai dân tộc Tày Hà Văn Kí quê ở xã Tân Phẹo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, đã cùng lớp lớp thanh niên tuổi đôi mươi hăng hái lên tuyến đầu đánh giặc. Nhập ngũ tháng 2-1968 nhưng chỉ sau 4 năm ra chiến trường, anh đã hy sinh để lại nỗi tiếc thương cho người thân ở quê nhà. Ông Hà Văn Sắng cháu của liệt sỹ kể “Chú của tôi tốt nghiệp trường y hòa bình năm 1965, sau đó nhận công tác tại trạm y tế xã Tân Phẹo. Đoàn tuyển quân đi qua xã thì chú của tôi đi vào nhà cầm túi xách đi theo đoàn vẫy tay chào bố mẹ vợ con và quê hương là lên đường. Chú nhập vào đoàn tuyển quân là đi luôn, đi theo kiểu tình nguyện thôi”.
Theo lời kể của đồng đội, chàng thanh niên Hà Văn Ký là người lính gan dạ, anh dũng ngoài mặt trận. Cho tới giờ, gia đình liệt sĩ còn giữ được kỉ vật cuối cùng của liệt sĩ là chiếc Huy chương chiến sĩ vẻ vang, huân chương chiến công giải phóng. Chỉ tiếc là hài cốt của ông vẫn ở nơi đất khách. Còn bà Hà Thị Nhơ thì không bao giờ quên được những kỉ niệm về người chồng Hà Văn Ký. Ông là mối tình đầu tiên của bà rồi khi hai người kết duyên, họ có chung con trai nhưng thật buồn là cả hai người thân yêu đều rời xa bà. Hàng năm vào những ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ, gia đình hiện tại của bà Nhơ lại lên nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương để thắp hương tưởng nhớ tới người thân trong gia đình và cũng là người con gan dạ của quê hương. “Ông là người chồng đầu tiên của tôi, ông đi bộ đội chiến đấu anh dũng lắm. Nhưng cho đến giờ tôi vẫn còn đau lòng vì ông hi sinh mà chưa được gặp mặt lần cuối”- bà Nhơ tâm sự.
Trong nhiều năm, bà Nhơ cùng các thành viên trong gia đình luôn trăn trở làm sao tìm được hài cốt người thân đưa về quê hương và rồi thật may mắn gia đình nhận được thông tin từ trung đoàn 20 thông báo về phần mộ liệt sĩ Hà Văn Ký đang nằm tại nghĩa trang tỉnh Kiên Giang. Niềm vui sau hơn 50 năm xa cách của bà Nhơ và mọi người trong gia đình như vỡ òa. Liệt sỹ Hà Văn Ký được đoàn tụ với đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kiên Giang.
Với sự hỗ lực của các cựu chiến binh trung đoàn 20 và qua nhiều kết nối với Ban liên lạc của trung đoàn 20 các tỉnh thành, sau hơn 50 năm chờ đợi, gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Dáp được những thông tin đầu tiên về phần mộ của liệt sĩ. Niềm hy vọng đã được thắp lên nhờ sự hỗ trợ của Ban Liên lạc CCB Trung đoàn 20, quân khu 9. Hiện liệt sỹ Nguyễn Văn Dáp cùng với đồng đội đã được yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kiên Giang
Nhờ sự hỗ trợ của các CCB trung đoàn E20 ở khắp mọi miền Tổ quốc, hơn 70 gia đình đã biết được thông tin về liệt sĩ của gia đình mình và được hướng dẫn gửi hồ sơ về Cục Người có công, Bộ Lao động thương bình và xã hội để giám định ADN. Quá trình tìm kiếm, vận động mất nhiều thời gian vì có những liệt sĩ phải lấy mẫu sinh phẩm 2 lần mới cho kết quả chính xác. Nhưng với cách làm khoa học và tâm huyết, Ban liên lạc CCB trung đoàn 20 trong 4 năm qua đã giúp xác định đúng danh tính của 27 liệt sĩ. Và ngày 30-08 năm ngoái, Ban liên lạc CCB trung đoàn 20 đã tổ chức “ Lễ trả lại tên cho 27 liệt sĩ Trung đoàn 20” tại nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang.
CCB Nguyễn Viết Trì là người đại diện Ban liên lạc CCB trung đoàn 20. Ông cùng đồng đội đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc để liên lạc với các gia đình thân nhân liệt sĩ, xác minh thông tin, làm hồ sơ cho họ. Sau khi giúp các gia đình xác định danh tính cho 27 liệt sĩ, các CCB còn góp phần phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức lễ đón nhận, an táng liệt sĩ ở nghĩa trang quê nhà trang trọng. Việc làm đầy tính nhân văn của các CCB đã làm tỏa sáng phẩm chất người lính cụ Hồ và góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, xoa dịu nỗi đau của các gia đình thương binh liệt sĩ./.
Mời quý vị và các bạn nghe clip âm thanh:
Từ khóa » Sư 330 Qk9
-
Quốc Phòng An Ninh - Đảng ủy Sư đoàn 330 (Quân Khu 9) Tổ Chức...
-
Trung đoàn 3, Sư đoàn 330 (Quân Khu 9) Quan Tâm Bộ đội
-
Sư đoàn 330, Quân Khu 9 Diễn Tập Bắn đạn Thật - Media
-
LÍNH QUÂN KHU 9 - Trung đoàn Bộ Binh 1- Sư đoàn 330 - Facebook
-
Sư đoàn 330 (Quân Khu 9) Nâng Cao Khả Năng Hiệp đồng Trong Bắn ...
-
Sư đoàn 330, Quân Khu 9 Tạo đột Phá Trong Huấn Luyện Chiến Sĩ Mới
-
Sư đoàn Bộ Binh 330/Quân Khu 9 Tích Cực Chăm Lo đời Sống Vật Chất ...
-
Lịch Sử Trung đoàn Bộ Binh 3, Sư đoàn 330, Quân Khu 9, 1968-2018
-
Lịch Sử Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3, Sư đoàn Bộ Binh 330, Quân Khu ...
-
Sư đoàn 330 Xuất Quân Giúp đỡ Nông Dân An Giang Thu Hoạch, Vận ...
-
Sư đoàn 330 (Quân Khu 9): Phát động “Tết Trồng Cây đời đời Nhớ ơn ...
-
Sư đoàn 330, Quân Khu 9 Phát động Phong Trào Thi đua đặc Biệt ...
-
Đoàn Công Tác Bộ Tư Lệnh Quân Khu 9 Thăm, Chúc Tết Tại Tỉnh Kiên ...
-
Sư đoàn 330, Quân Khu 9 | Thông Tin đấu Thầu - DauThau.INFO
-
Thăm Và Chúc Tết Lữ đoàn 416, Sư đoàn 330 Và Sư đoàn 4 - Bộ Tư ...
-
1602134757 - TRUNG ĐOÀN 3 - SƯ ĐOÀN 330-QUÂN KHU 9
-
Sư đoàn 330 (Quân Khu 9) Tạo đột Phá Trong Huấn Luyện Chiến Sĩ Mới