Trứng Gà, Trứng Vịt, Trứng Cút - Trứng Nào Bổ Nhất? - Happy Skin

Trứng là loại thực phẩm rất quen thuộc và bổ dưỡng trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để quyết định loại trứng nào thích hợp với bạn, bạn cần dựa vào những thông tin dinh dưỡng và sức khỏe hữu ích dưới đây.

Trứng gà

Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng là loại trứng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Trứng gà là nguồn dinh dưỡng quý giá với sức khỏe, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn phot pho, kẽm và kali. Ngoài ra trứng gà còn chứa nhiều canxi, sunfur và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2 và rất dồi dào vitamin D.

Trứng gà là nguồn dinh dưỡng quý giá với sức khỏe

Khi ăn một quả trứng gà đồng nghĩa với việc bạn đã bổ sung vào cơ thể 14% lượng protein cần thiết. Trong một quả trứng gà có kích cỡ trung bình có chứa đến 65 đơn vị calo tồn tại dưới dạng protein và chất béo triglycerin (có chứa 5,5 gam protein và 44 gam chất béo). Đặc biệt trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.

Trứng vịt

Một quả trứng vịt thường có chứa gần 130 đơn vị calo, lượng calo này trong trứng vịt gấp đôi lượng calo trong trứng gà, tuy nhiên kích thích trung bình của một quả trứng vịt thường gấp 30% so với trứng gà. Hơn thế nữa, trong trứng vịt có chứa 9 gam protein và 9,7 gam chất béo triglyceride, cũng không thể không kể đến hàm lượng canxi và kali có trong trứng gà.

Trong trứng vịt có chứa 9 gam protein và 9,7 gam chất béo triglyceride, cũng không thể không kể đến hàm lượng canxi và kali có trong trứng gà

Nếu đem so sánh trứng gà và trứng vịt thì bạn sẽ thấy được những điểm khác biệt rõ ràng. Trong 100 gam trứng vịt thì sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 185 đơn vị calo, trong khi đó ở trứng gà thì con số này là 149 đơn vị calo. Hàm lượng tinh bột ở trứng gà và trứng vịt tương đương nhau, còn hàm lượng protein ở trứng vịt sẽ cao hơn trứng gà. Những thành phần khoáng chất ở trứng vịt và trứng gà tương đương nhau. Tiếp tục so sánh ta thấy trong 100 gam trứng vịt sẽ có chứa 3,68 gam chất béo bão hòa so với con số này ở trứng gà là 3,1 gam. Chất béo không bão hòa ở trứng vịt nhiều hơn với trứng gà là 50%. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng. Các amino axit này có tên là threonine, isoleucine, trytophan, leucine, methionine, lysine, cystine, tyrosine, phenylalanine, valine, serine, glycine, proline, aspartic acid, histidine, alanine, và arginine. Thành phần cholesterol ở trứng gà ít hơn trứng vịt, nếu trong 100 gam trứng vịt có chứa 884 miligam cholesterol thì ở trứng gà con số này là 425 miligram. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt hoặc tiết chế nó trong chế độ ăn uống.

Trứng cút

So với trứng gà và trứng vịt thì trứng cút có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với chúng. Thường thì một quả trứng cút chỉ nặng có khoảng 8,5 gam.

Trứng cút lại giàu dưỡng chất nhất so với trứng gà và trứng vịt

Tuy nhiên mặc dù có kích thước nhỏ nhất nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất nhất so với trứng gà và trứng vịt. Một quả trứng cút có chứa đến 14 đơn vị calo, 1,2 gam protein và 1 gam chất béo. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất,vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt. Trứng chim cút so với trứng gà thì ít có khả năng gây dị ứng hơn vì thế với trẻ dưới 6 tuổi (là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm) nên lựa chọn trứng cút thay cho trứng gà. Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3 – 4 quả trứng cút mỗi ngày mà không lo bé bị dị ứng. Hơn thế nữa, trứng cút còn rất có lợi trong quá trình phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, những người già, người mắc cao huyết áp, người dễ có nguy cơ bị tim mạch hay người có hàm lượng cholesterol trong máu cao nên hạn chế ăn trứng cút vì trong thành phần của trứng cút có chứa một lượng lớn cholesterol.

Khi nào không nên ăn trứng gà?

Mặc dù trứng gà có chứa nhiều vi chất, chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nói chung tuy nhiên điều này không có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể ăn trứng gà trong bất cứ trường hợp nào. Trong những “hoàn cảnh” dưới đây bạn nên nói không với trứng gà. Khi bị sốt: Không nên ăn trứng gà khi bị sốt vì trứng gà có chứa nhiều đạm, khi ăn vào sẽ làm tăng nhiệt lượng trong cơ thể, khiến cho nhiệt độ sẽ càng tăng cao. Khi bị tiêu chảy: Thời điểm bị tiêu chảy cơ thể bạn sẽ tiết ra một lượng rất ít dịch tiêu hóa và men tiêu hóa nên quá trình chuyển hóa đường, đạm, mỡ không thể nhanh chóng như trước. Vì thế nếu ăn trứng gà vào sẽ khiến cho bộ máy tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Người mắc bệnh sỏi mật: Chức năng của mật sẽ bị suy giảm, hạn chế khả năng tiết ra dịch mật để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, vì thế khi đó quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm và không hiệu quả so với trước đó. Như vậy nên nếu tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, béo vào cơ thể hơn sẽ khiến mật phải hoạt động nhiều, dễ dẫn đến những hệ lụy như đau, buồn nôn… Không được trộn sữa đậu nành cùng với trứng gà vì chất anbumin trong lòng trắng của trứng gà dễ kết hợp với chất tripxin trong sữa đậu nành sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người, làm mất đi giá trị dinh dưỡng. Thêm vào đó, cũng không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng gà để đề phòng bị dị ứng thực phẩm Lưu ý: Khi ăn trứng dù là loại trứng nào bạn cũng cần chế biến cẩn thận, chín kỹ không nên ăn trứng chần hoặc trứng chưa chín kỹ dễ khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn, đi ngược lại với lợi ích vốn có của nó.

Theo VTC.vn

Từ khóa » đạm Trong Trứng