Trung Quốc Chuẩn Bị Thay đổi Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Sĩ Quan ...
Có thể bạn quan tâm
South China Morning Post ngày 9/1 đưa tin, giai đoạn cải cách tiếp theo trong quân đội Trung Quốc sẽ xuất hiện một hệ thống phân cấp sĩ quan chỉ huy công bằng hơn, dựa theo chế độ quân hàm thay vì chức vụ như hiện nay.
Hôm Chủ nhật 8/1, tờ Nhân Dân nhật báo đăng bài phỏng vấn một số chuyên gia quân sự hàng đầu của Trung Quốc về trọng tâm cải cách quân đội trong thời gian tới.
Ông Thái Thế Xuyên, Phó Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Xây dựng quân đội, Học viện Quốc phòng Trung Quốc cho biết, hệ thống phân cấp trong quân đội Trung Quốc hiện nay dựa trên quân hàm và chức vụ đang tạo ra nhiều nhầm lẫn và bất công cho cán bộ. [1]
Hình minh họa, ảnh: SCMP. |
QQ News dẫn lại bài phỏng vấn của Nhân Dân nhật báo cho biết, ông Thái Thế Xuyên nhận định rằng, chế độ quản lý sĩ quan Trung Quốc hiện nay dùng chức vụ để biên chế quân hàm tồn tại nhiều bất cập.
Hiện nay, hệ thống quân hàm trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc có tổng cộng 10 cấp bậc, từ Thiếu úy đến Thượng tướng. Trong khi đó hệ thống chức vụ sĩ quan chỉ huy có 15 cấp bậc, từ Trung đội trưởng đến Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Như vậy số cấp bậc vị trí chức vụ sĩ quan chỉ huy nhiều hơn số biên chế cấp bậc quân hàm 5 cấp đã dẫn đến hiện tượng, cùng một quân hàm có nhiều chức vụ khác nhau.
Ví dụ một sĩ quan đeo lon Đại tá, có thể là Phó Chỉ huy trưởng Sư đoàn, Sư đoàn trưởng, Phó Tư lệnh quân đoàn và tương đương. Một người mang hàm Thiếu tướng có thể đảm nhiệm các chức vụ từ Phó Tư lệnh quân đoàn, Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tư lệnh Chiến khu và tương đương.
Trừ các thành viên Quân ủy Trung ương đều mang lon Thượng tướng, các vị trí, chức vụ chỉ huy khác hầu như đều tồn tại 2 cấp quân hàm.
Vì thế trong thực tế không tránh khỏi hiện tượng sĩ quan quân hàm thấp chỉ huy sĩ quan quân hàm cao hơn, hoặc trong một cơ quan chỉ huy quân sự, các sĩ quan đeo quân hàm ngang nhau.
Mặt khác, trong chế độ quản lý sĩ quan Trung Quốc hiện nay, việc thăng chức cho sĩ quan gần như không chịu ảnh hưởng bởi cấp bậc quân hàm. Nhưng ngược lại, muốn thăng quân hàm thì phải có chức vụ tương đương.
Ví dụ, một sĩ quan do được thăng chức, nhưng vì quân hàm hiện tại của anh ta thấp hơn "trần" quân hàm tối thiểu của chức vụ mới, anh ta được thăng quân hàm trước niên hạn cho bằng "trần" quân hàm thấp nhất của chức vụ ấy.
Nhưng nếu một sĩ quan đã chạm ngưỡng "trần" quân hàm cao nhất trong chức vụ hiện hành rồi, thì niên hạn thăng quân hàm có vượt bao nhiêu năm cũng đành chịu dậm chân tại chỗ, trừ phi người này được bổ nhiệm chức vụ mới tương đương với quân hàm cao hơn, anh ta mới được thăng hàm.
Chính sách này đã làm giảm ý nghĩa của quân hàm, khả năng kích thích sĩ quan phấn đấu để đạt được các cấp bậc quân hàm cao hơn.
Ngoài ra, mối liên hệ giữa thang bậc lương, phúc lợi xã hội cũng như các giá trị động viên khuyến khích tinh thần cho sĩ quan Trung Quốc hiện nay với quân hàm họ mang rất mờ nhạt, nhưng lại liên hệ mật thiết với chức vụ.
Việc phong và thăng quân hàm của những người đứng đầu các cơ quan tham mưu, văn phòng, học viện nhà trường, hậu cần và ngay cả văn công không liên quan nhiều đến hoạt động tác chiến cũng nhanh hơn chỉ huy các đơn vị tác chiến chủ lực ở cơ sở.
Chính điều này đã tạo ra hiện tượng "sĩ quan nhan nhản".
Ông Thái Thế Xuyên cho biết, trong thời gian tới Trung Quốc sẽ sửa đổi hệ thống cấp bậc sĩ quan chỉ huy trong các lực lượng vũ trang dựa trên quân hàm là tiêu chuẩn thống nhất, mỗi một cương vị chỉ huy gắn với một cấp bậc quân hàm.
Đối tượng được phong, thăng quân hàm sẽ tập trung chủ yếu vào những vị trí quản lý, chỉ huy các đơn vị tác chiến chủ lực, các đơn vị chi viện và đảm bảo hậu cần quân sự có "đặc trưng quân sự" rõ ràng.
Trong chế độ mới, sự thăng tiến của một sĩ quan được đánh giá bằng quân hàm, chứ không phải chức vụ. Nói cách khác, sĩ quan ở chức vụ nào thì phải mang quân hàm tương đương chức vụ đó.
Về mặt thâm niên phục vụ, chế độ quân hàm cải cách mới sẽ điều chỉnh việc "đến hẹn lại lên" quân hàm như hiện nay. Ví dụ, người đeo quân hàm Trung tá chưa đủ 3 năm thì không được lên Thượng tá, sĩ quan đeo lon Trung tá quá 6 năm mà không được thăng Thượng tá thì buộc phải về hưu. [2]
Trước đó, Tân Hoa Xã ngày 20/12/2016 đưa tin, ông Trương Dương, Chủ nhiệm Bộ Công tác chính trị - Quân ủy Trung ương đã trình tờ trình dự thảo Nghị quyết về Các quy định pháp lý vận dụng điều chỉnh tạm thời trong thời gian cải cách chế độ quân hàm sĩ quan ra Thường vụ Quốc hội Trung Quốc. [3]
Ngày 25/12/2016 Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết này.
Quân ủy Trung ương Trung Quốc đang bắt tay vào hoạch định chế độ cấp bậc quân hàm mới trong các lực lượng vũ trang, lấy quân hàm làm chủ đạo, mỗi vị trí chức vụ một cấp bậc quân hàm.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2060385/chinas-military-plans-new-system-officers-ranks
[2]http://news.qq.com/a/20170106/035371.htm
[3]http://news.xinhuanet.com/politics/2016-12/20/c_1120147982.htm
Hồng ThủyTừ khóa » Cấp Bậc Quân Hàm Trong Công An Trung Quốc
-
Cấp Bậc Cảnh Sát Nhân Dân Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quân Hàm Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc - Wikipedia
-
Top 14 Cấp Bậc Quân Hàm Trong Công An Trung Quốc - MarvelVietnam
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc - Tieng Wiki
-
Chi Tiết Hệ Thống Cấp Bậc, Quân Hàm Trong Công An Nhân Dân
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Công An Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội Nhân Dân ...
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội Nhân Dân Và ... - Dân Luật
-
Hệ Thống Cấp Bậc, Quân Hàm Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
-
Toàn Văn - Trung ương
-
Thời Hạn Xét Thăng Cấp Bậc Hàm Với Công An Nhân Dân Thế Nào?
-
Cấp Bậc Hàm Cao Nhất Của Trưởng Phòng, Trưởng Huyện Là Thượng Tá
-
Hệ Thống Cấp Bậc Hàm Công An Nhân Dân Vũ Trang - VietLaw