Trung Quốc đánh Mất Dần Lợi Thế đất Hiếm
Có thể bạn quan tâm
Khi nói về lợi thế của Trung Quốc, rất nhiều người ngay lập tức sẽ liên tưởng đến đất hiếm. Mặc dù vậy, sau nhiều năm khai thác cường độ cao, Trung Quốc đang mất dần vị thế đứng đầu của mình.
>>Vai trò của đất hiếm trong cạnh tranh Mỹ -Trung
Khi nói về lợi thế của Trung Quốc, rất nhiều người ngay lập tức sẽ liên tưởng đến đất hiếm (REE). Đất hiếm là tài nguyên chiến lược rất có giá trị, là vật liệu không thể thiếu của nhiều lĩnh vực từ công nghiệp hóa chất, điện tử, xe điện, năng lượng tái tạo, y dược, cho đến quân sự.
Mỏ khai thác đất hiếm ở vùng Nội Mông, Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc còn độc quyền khâu gia công khoáng chất. Điều này giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có được rất nhiều lợi thế so với các nước khác trong cuộc đua tranh giành tài nguyên kim loại chủ chốt trên toàn cầu.
Mặc dù vậy, sau nhiều năm khai thác cường độ cao, Trung Quốc đang mất dần vị thế đứng đầu của mình trong lĩnh vực này, một phần vì tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc đã tiêu hao nhanh chóng. Ngoài ra, giá đất hiếm trên thị trường thế giới đang giảm do quá trình khai thác mới dự kiến bắt đầu trong vòng 2 – 3 năm tới ở Bắc Mỹ, Australia và Nam Phi. Điều này đã gây ra lo ngại về tình trạng dư cung, cũng như giảm bớt sự thống trị của Trung Quốc trong việc sản xuất các mặt hàng công nghệ cao từ điện thoại thông minh đến ô tô điện hay khí tài quân sự .
Nhu cầu về nam châm đất hiếm Neodymium, vốn được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và động cơ thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng, đã giảm 18%- đang ở mức thấp nhất trong 9 tháng qua. Trong khi đó, nguyên tố đất hiếm dysprosi - cũng được sử dụng trong động cơ ô tô – đã mất 26% giá trị, và xuống mức thấp nhất trong 19 tháng qua. Chưa kể đến, hai nguyên tố đất hiếm khác là praseodymium và terbi cũng đang có xu hướng giảm trong tháng này.
Là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đứng đầu toàn cầu trong việc tiêu thụ những nguyên tố này, chiếm tới 70% tổng nhu cầu toàn cầu. Điều này không gây bất ngờ khi Trung Quốc giữ vai trò là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng sản xuất lớn nhất thế giới, bao gồm cả một số quốc gia Đông Nam Á và các thiết bị điện tử là dòng sản phẩm chủ lực.
Trung Quốc còn là quốc gia có trữ lượng đất hiếm đứng số một thế giới, ước tính khoảng 44 triệu tấn, và công suất khai thác đạt 140.000 tấn mỗi năm. Trong khi Việt Nam và Brazil là hai quốc gia đứng ngay sau Trung Quốc về trữ lượng đất hiếm với lần lượt 22 và 21 triệu tấn nhưng công suất khai thác của những quốc gia này lại rất thấp, với khoảng chỉ 1.000 tấn mỗi năm.
Trên thực tế, đã có thời điểm Trung Quốc chiếm hơn 90% sản lượng khai thác đất hiếm trên thế giới. Thế nhưng, năm 2010 Bắc Kinh đã cấm xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản sau khi xảy ra va chạm giữa tàu cá Trung Quốc và tàu Cảnh sát biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku. Kể từ đó đến nay, thị phần đất hiếm của Trung Quốc đã liên tục sụt giảm, theo số liệu mới nhất từ Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ thì năm 2021, lượng đất hiếm của Trung Quốc trên thị trường đã giảm xuống chỉ còn khoảng 60%.
>> Cuộc chiến đất hiếm: Trung Quốc tăng sản lượng quyết đấu Mỹ!
Khi Trung Quốc đang cố gắng duy trì sự thống trị thị trường về dysprosi và terbi, thì nhiều nước phương Tây đã cân nhắc việc đa dạng hoá nguồn cung của họ, mặc dù hầu hết các nước này mới chỉ bắt đầu có những bước tiến trong vài năm gần đây.
Đất hiếm được Trung Quốc xác định là tài nguyên chiến lược
Nhật Bản là nước đầu tiên đối phó với tình huống này khi một mặt, quốc gia này tiến hành các cuộc thăm dò địa chất để phát hiện ra các trữ lượng đất hiếm mới, chưa được khai thác và xem xét các chính sách cho phép tăng hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thăm dò này. Mặt khác, các công ty Nhật Bản cũng đã tìm ra các giải pháp thay thế. Ví dụ như nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda tuyên bố đã phát minh ra một loại động cơ không sử dụng đất hiếm nặng cách đây vài năm.
Tuy nhiên, trọng tâm trong nhiệm vụ này là đa dạng hóa nguồn cung cấp. Đi đầu trong quá trình này là Tập đoàn dầu khí và khoáng sản kim loại Nhật Bản (JOGMEC), một doanh nghiệp nhà nước, đã đầu tư mạnh vào một số quốc gia giàu tài nguyên như Namibia và Australia để hỗ trợ thiết lập một mạng lưới các nhà cung cấp đất hiếm thay thế Trung Quốc. Hiện tại, tỷ trọng nhập khẩu đất hiếm của Nhật Bản từ Trung Quốc đã giảm xuống còn 58% và Tokyo đặt mục tiêu giảm tỷ lệ này xuống dưới 50%.
Trong khi đó, vào tháng 2/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ đã dành 30 triệu USD cho việc xây dựng một nhà máy chế biến đất hiếm ở bang Texas. Ngoài ra, việc mở lại mỏ đất hiếm Mountain Pass tại California năm 2018 - từng là mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới trước khi suy giảm và đóng cửa vào năm 2000 - đánh dấu sự trở lại của Mỹ trên thị trường khai thác đất hiếm, bất chấp việc Trung Quốc gần như độc quyền về chế biến.
Trong một diễn biến khác, kế hoạch cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ dành ngân sách cho nghiên cứu và đổi mới cũng như phát triển thị trường năng lượng tái tạo và xe điện. Hai lĩnh vực này đều có sự phụ thuộc không nhỏ vào ngành công nghiệp đất hiếm.
Sự tăng tốc rõ ràng nhất của chính quyền Tổng thống Biden đã diễn ra ở cấp độ quốc tế với sự tham gia của các đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để xây dựng một chuỗi cung ứng ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Chẳng hạn, diễn đàn Bộ Tứ (Quad) là nơi các nước thành viên - Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - trình bày rõ ý định phát triển năng lực khai thác và chế biến đất hiếm của họ.
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung lại bùng lên sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, Trung Quốc đã không còn dấu hiệu sử dụng sức ảnh hưởng của mình đối với các nguyên tố đất hiếm để tạo lợi thế chiến lược.
Chuyên gia thị trường Toru Sumitomo từ JOGMEC cho biết: “Với sự đa dạng hóa của các nhà cung cấp, nếu Bắc Kinh ban hành lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng đất hiếm thì điều này sẽ không có tác động mạnh tới thị trường như năm 2010. Bên cạnh đó, Trung Quốc không muốn để giá nguyên tố đất hiếm tăng cao khi mà nước này đã trở thành nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới”.
Trong khi Giám đốc của một công ty kinh doanh kim loại màu nhận định: “Trung Quốc rõ ràng tin rằng bất kỳ hạn chế nào đối với xuất khẩu đất hiếm sẽ gây ra sự xáo trộn về giá cả tại thị trường nội địa, và điều này sẽ gây phản tác dụng.
Nhận định này không phải không có lý khi giá đất hiếm giảm đang khiến cổ phiếu của các công ty Trung Quốc trong ngành sụt giảm chóng mặt. Cổ phiếu của China Rare Earth Holdings đã giảm 48% so với đầu năm nay trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Trên sàn giao dịch Thượng Hải, ngày 2 tháng 8 vừa qua – ngay sau chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan, giá cổ phiếu của Tập đoàn Đất hiếm Phương Bắc Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng vừa qua. Trong khi đó ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư đang dồn sự chú ý của mình vào hoạt động của các công ty khai thác đất hiếm bên ngoài Trung Quốc. Cổ phiếu của Vật liệu MP của Mỹ đang có xu hướng tăng trong tháng 8, trong khi giá cổ phiếu của Công ty đất hiếm Lynas của Australia đang ở mức cao nhất trong khoảng bốn tháng gần đây.
Có thể bạn quan tâm
BMW và Jaguar Land Rover nói lời “chia tay” với "đất hiếm" của Trung Quốc
11:00, 15/06/2019
Nếu mất nguồn cung đất hiếm Mỹ có lựa chọn Việt Nam?
02:35, 04/06/2019
Đất hiếm sẽ trở thành “vũ khí” mới trong chiến tranh thương mại?
06:00, 20/10/2018
Từ khóa » đất Hiếm Việt Nam đứng Thứ Ba Thế Giới
-
Việt Nam Nằm ở đâu Trong “Bản đồ đất Hiếm” Của Thế Giới?
-
Đất Hiếm Việt Nam đứng Thứ Ba Thế Giới - Báo Tuổi Trẻ
-
Top 14 đất Hiếm Việt Nam đứng Thứ Ba Thế Giới
-
Việt Nam Có Kho Báu đất Hiếm Lớn Thứ 2 Thế Giới - Vietnamnet
-
Top 7 Quốc Gia Có Trữ Lượng đất Hiếm Cao Nhất Thế Giới - Nam Châm
-
Không Nên Kỳ Vọng Quá Vào đất Hiếm - BBC News Tiếng Việt
-
Việt Nam đứng Thứ 4 Thế Giới Trữ Lượng đất Hiếm
-
Nhật Bản Phát Hiện Mỏ đất Hiếm Khổng Lồ - Hóa Ra Việt Nam Nhiều ...
-
Liệu Trung Quốc Có đang Dẫn đầu “cuộc Chiến” Kim Loại Chủ Chốt?
-
Những Nét Cốt Yếu Về Các Kim Loại Đất Hiếm - Đại Học Lạc Hồng
-
Làm Chủ Công Nghệ Chế Biến đất Hiếm
-
[PDF] KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HIẾM HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
-
Đất Hiếm - Nguồn Tài Nguyên Bỏ Ngỏ