Trung Quốc Khai Thác Lượng Băng Cháy Kỷ Lục ở Biển Đông

trung-quoc-khai-thac-luong-bang-chay-ky-luc-o-bien-dong

Băng cháy thường được tìm thấy dưới đáy biển. Ảnh: USGS.

Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới sau khi hút hơn 300.000 m3 băng cháy dưới đáy Biển Đông trong 60 ngày, International Business Times hôm qua đưa tin. Khu vực khai thác nằm gần Hong Kong, ở độ sâu 1.266 mét bên dưới mực nước biển.

Băng cháy (combustible ice) là hỗn hợp đông lạnh của nước và khí tự nhiên đậm đặc. Về mặt kỹ thuật, băng cháy còn được gọi là methane hydrate, hình thành ở nhiệt độ rất thấp từ nước và khí methane do vi sinh vật tạo ra. Băng cháy có thể bốc cháy trong trạng thái đông lạnh. Đây là một trong những nhiên liệu hóa thạch dồi dào nhất thế giới. Một mét khối băng cháy tương đương với 164 m3 khí đốt tự nhiên thông thường.

Trung Quốc khai thác băng cháy quy mô lớn trên biển Đông Trung Quốc khai thác băng cháy quy mô lớn trên biển Đông

Trung Quốc khai thác băng cháy dưới đáy biển. Video: CCTV.

"Băng cháy được coi là giải pháp thay thế dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trong tương lai. Không chỉ Trung Quốc, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang quan tâm tới nguồn năng lượng này", Li Jinfa, phó giám đốc Cục khảo sát địa chất Trung Quốc, cho biết.

Theo Li, băng cháy sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc. Các nước khác như Nhật Bản đã bắt đầu khai thác băng cháy nhưng phải tạm dừng do cát xâm nhập vào giếng sản xuất.

Kỹ thuật khai thác mới do các nhà khoa học Trung Quốc phát minh giúp ngăn cát chảy vào dây chuyền sản xuất. Trong suốt đợt khai thác thử nghiệm, các nhà chức trách cũng không phát hiện rỏ rỉ khí methane hay nguy cơ về địa chất.

Cục khảo sát địa chất Trung Quốc đang lên kế hoạch cải tiến công nghệ và nghiên cứu sâu hơn để biến băng cháy thành sản phẩm thương mại.

Phương Hoa 

  • Băng cháy có thể trở thành nhiên liệu phổ biến trong tương lai

Từ khóa » Băng Cháy Biển đông