Trứng Rụng Sống được Bao Lâu Trong Tử Cung? - Bệnh Viện Thu Cúc

Trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung là thông tin mà nhiều chị em quan tâm. Bởi với mỗi chu kỳ kinh nguyệt, mỗi tháng chỉ có một quá trứng rụng, do đó, việc nắm được thời điểm trứng rụng và sống trong tử cung bao lâu sẽ giúp phụ nữ tăng khả năng thụ thai cao. Để được giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tìm hiểu về thời gian sống của trứng trong tử cung?
  • 2. Chu kỳ rụng trứng được tính như thế nào?
  • 3. Những dấu hiệu rụng trứng, chị em cần lưu ý
  • 4. Yếu tố quyết định chất lượng trứng là gì?

1. Tìm hiểu về thời gian sống của trứng trong tử cung?

Theo thống kê, từ khi sinh ra, phụ nữ đã sở hữu một lượng trứng nhất định, trung bình khoảng từ 400 – 500 quả trứng trong suốt cuộc đời. Gần vào thời điểm trứng rụng, cơ thể sẽ sản xuất hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung cũng như tạo ra môi trường phù hợp cho các tinh trùng. Bên cạnh đó, nồng độ của estrogen tăng cao cũng sẽ giúp gia tăng hormone LH, kích thích cho trứng chín, rụng trong vòng 24 – 36 giờ, chu kỳ này sẽ lặp lại mỗi tháng và được gọi chung là quá trình rụng trứng. Thông thường, trứng sẽ cần khoảng 90 ngày để có thể trưởng thành trước khi rời khỏi tổ. Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh trong vòng 24 giờ sau đó, nếu không trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng. Lúc này, buồng trứng sẽ ngừng tiết ra hormone đồng thời niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và gây chảy máu. Trứng không thụ tinh sẽ theo máu chảy ra ngoài. Đây được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Trong hầu hết các trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn đã không thụ thai, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có thai nhưng vẫn thấy chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp rối loạn hormone, dù trứng rụng không xảy ra nhưng bạn vẫn có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt. Tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể của nữ giới là 72 giờ, nếu có tinh trùng chờ sẵn thì cơ hội thụ thai sẽ cao hơn.

Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh trong vòng 24 giờ sau đó, nếu không trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng.

Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh trong vòng 24 giờ sau đó, nếu không trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng.

2. Chu kỳ rụng trứng được tính như thế nào?

Vì thời gian sống của trứng rất ngắn và chỉ khoảng từ 12 đến 24 giờ sau khi được phóng thích nên nhiều người cho rằng, thời điểm để quan hệ thụ thai tốt nhất là ngày rụng trứng. Theo nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì cơ hội thụ thai của chị em sẽ cao hơn nếu chị em quan hệ trước thời điểm rụng trứng từ 3- 5 ngày bởi lúc trứng rụng, nếu có tinh trùng chờ sẵn thì cơ hội thụ thai cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 28 đến 30 ngày, thậm chí có người còn kéo dài từ 32 đến 35 ngày. Do đó, với những người có chu kỳ kinh là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, thời điểm rụng trứng thường không cố định, sự rụng trứng cũng có thể diễn ra chậm hơn và dao động từ ngày 14 đến ngày 17 của chu kỳ. Do đó, phương pháp tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt thường không chính xác và có rủi ro cao. Thời gian rụng trứng ở mỗi chu kỳ chỉ kéo dài khoảng từ 24 đến 28 giờ. Nếu không có sự thụ thai thì noãn sẽ thoái triển. Để có thể biết chính xác được ngày rụng trứng, bạn cần dùng qua thử trứng hoặc phương pháp siêu âm. Nếu bạn đang mong muốn có con thì việc nắm được thời gian này sẽ giúp tăng khả năng thụ thai.

Với những người có chu kỳ kinh là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ

Với những người có chu kỳ kinh là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ

3. Những dấu hiệu rụng trứng, chị em cần lưu ý

Có một số phụ nữ vào thời điểm rụng trứng nhưng không nhận thấy được dấu hiệu và sự thay đổi của bản thân, nhưng số khác thì có thể nhận thấy qua sự thay đổi của cơ thể. Điều quan trọng là chị em cần lập kế hoạch quan hệ trong những ngày dễ thụ thai nếu bạn có ý định sinh con. Dưới đây là một số dấu hiệu khi rụng trứng mà chị em có thể nhận biết được: – Chất lỏng ở cổ tử cung thay đổi: Dịch tiết cổ tử cung thay đổi là dấu hiệu bạn đang rụng trứng hoặc sự rụng trứng có thể diễn ra trong một vài ngày tới. Dịch cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, ẩm ướt và nó tương tự như lòng trắng trứng gà. – Nhiệt độ cơ thể thay đổi. Nhiệt độ của cơ thể bạn có thể tăng nhẹ trong thời gian rụng trứng. – Cảm giác đau nhẹ, chuột rút ở vùng bụng dưới. – Chị em có thể tăng ham muốn tình dục ở thời điểm này. – Cảm giác đầy hơi. – Âm đạo hoặc âm hộ có dấu hiệu hơi sưng nhẹ. Ngoài những dấu hiệu trên thì bạn cũng có thể được biết được thời gian rụng trứng của mình dựa vào các cách như: – Sử dụng que thử trứng. – Siêu âm soi trứng, theo dõi sự phát triển của nang trứng.

Để có thể biết chính xác được ngày rụng trứng, bạn cần dùng qua thử trứng hoặc phương pháp siêu âm.

Để có thể biết chính xác được ngày rụng trứng, bạn cần dùng qua thử trứng hoặc phương pháp siêu âm.

4. Yếu tố quyết định chất lượng trứng là gì?

– Độ tuổi của nữ giới: Chất lượng trứng và xác suất thụ thai ở nữ giới phụ thuộc nhiều vào độ tuổi. Phần lớn phụ nữ có độ tuổi từ 21 đến 29 có chất lượng trứng tốt hơn so với phụ nữ ngoài 35 tuổi. – Thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh: Phụ nữ có thói quen hút thuốc, bia rượu, thức khuya, ăn uống không khoa học sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, hormone và chất lượng của trứng. – Phụ nữ mắc các bệnh lý phụ khoa: những bệnh lý phụ khoa như tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo, u nang buồng trứng… đều gây ảnh hưởng đến nang trứng và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. – Di truyền: Một số yếu tố di truyền ảnh hưởng NST trong trứng cũng gây ảnh hưởng chất lượng của trứng. Hy vọng bài viết ngắn trên đây đã mang đến cho chị em những thông tin cần thiết. Để có một sức khỏe sinh sản tốt, chị em cần duy trì thói quen sống lành mạnh. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần nhé!

Từ khóa » Trình Tự Rụng Trứng