Trung Tâm Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai
Đăng nhậpQuản lý - Hợp tác - Cùng hành động
- Trung tâm Thông tin
- Kiến thức cơ bản
Các loại hình thiên tai
- Bão
- Áp thấp nhiệt đới
- Lũ
- Lũ quét
- Ngập lụt
- Mưa lớn
- Lốc
- Sét
- Sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
- Nước dâng
- Động đất
- Sóng thần
- Hạn hán
- Nắng nóng
- Rét hại
- Mưa đá
- Sương muối
- Sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
- Xâm nhập mặn
- Mưa dông kèm theo lốc, sét và mưa đá
Thuật ngữ
TìmThích ứng
Sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên, cấu trúc xã hội, thể chế và các hoạt động của con người nhằm ứng phó với các điều kiện khí hậu hiện tại hoặc tiềm tàng để hạn chế tác hại và tận dụng các cơ hội của nó.
Khả năng
Tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung.
Phát triển năng lực
Quá trình trong đó cá nhân, tổ chức và xã hội thúc đẩy và phát triển năng lực của mình một cách có hệ thống theo thời gian nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bao gồm việc củng cố kiến thức, kỹ năng, hệ thống và thể chế.
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.[i]
Nói một cách ngắn gọn, “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra”.[i]UNISDR; IPCC; MoNRE
Thiên tai
Sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ.
- 1
- 2
- ...
- 10
Kiến thức cơ bản về: Áp thấp nhiệt đới
- Định nghĩa
- Nguyên nhân
- Nguyên tắc phòng tránh
Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới1 có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật2.
1. Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc. 2. Gió giật là gió với tốc độ tăng lên tức thời, được xác định trong khoảng hai (02) giây. Sự khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical storm". Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới được phân biệt theo cấp gió. Theo sự phân chia cấp gió của đô đốc hải quân người Ireland là Francis Beautfort, thì gió được chia thành 13 cấp từ 0 tới 12. Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 được gọi là áp thấp nhiệt đới. Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 tới 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir-Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão Saffir-Simpson tương đương với cấp 12 trong thang Beaufort. Tuy nhiên, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với thang bão Saffir-Simpson. Theo định nghĩa quốc tế, bão nhiệt đới phải có gió mạnh hơn 64 km/giờ (hay 35 knots), tức là hơn cấp 8. Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão lớn với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon, intense major hurricane, super cyclonic storm, very intense tropical cyclone) với gió mạnh hơn 240 km/giờ (hay trên 130 knot), tức cấp 4 trong thang bão Saffir-Simpson hoặc cấp 15 (Thang bão Beaufort) trở lên. Danh từ "typhoon" được dùng trong vùng biển Đông và tây bắc Thái Bình Dương; "hurricane" trong vùng Đại Tây Dương; và "tropical cyclone" trong vùng Ấn Độ Dương.
Điều kiện hình thành Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió... Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất hiện áp thấp nhiệt đới. Khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng thăng động ( bốc lên cao ). Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis ( lực lệch hướng do trái đất tự quay ) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy. Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên phải so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Điều này cũng diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở hai bán cầu, hình thành do sự nhiễu động của các front ( mạc giáp khí, diện khí ) ở các vùng khí hậu ôn đới.
a) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
b) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
c) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
d) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
e) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
g) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
h) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
i) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
k) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai
Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647
Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn
Số người online: 44
Tổng số lượt truy cập: 19918117
Từ khóa » Bản đồ Theo Dõi Bão Và áp Thấp Nhiệt đới
-
Bản đồ Theo Dõi Bão Và áp Thấp Nhiệt đới
-
Bản đồ Theo Dõi Bão Và áp Thấp Nhiệt đới
-
Bản đồ Theo Dõi Bão Và áp Thấp Nhiệt đới
-
Bản đồ Theo Dõi Bão Và áp Thấp Nhiệt đới
-
Bản đồ Theo Dõi Bão Và áp Thấp Nhiệt đới A0
-
Bản đồ Theo Dõi Bão Và áp Thấp Nhiệt đới A1
-
Bản đồ Theo Dõi Bão Và áp Thấp Nhiệt đới
-
Hình Thành Và Hoạt động Của Bão - Trung Tâm Dự Báo KTTV Quốc Gia
-
Bão - Áp Thấp Nhiệt đới - Trung Tâm Dự Báo KTTV Quốc Gia
-
Tham Khảo ứng Dụng Theo Dõi Và Dự Báo Hướng đi Của Bão để đề ...
-
Cơn Bão Số 1 (Merbok)
-
Chủ động ứng Phó áp Thấp Nhiệt đới Có Khả Năng Mạnh Lên Thành ...
-
Ban Chỉ đạo Trung ương Về Phòng, Chống Thiên Tai Họp Triển Khai ...