Trước Khi Gia Nhập Vào Ngành Game Design, Bạn Cần Phải Biết ...

Sự kiện đã thu hút đông đảo các bạn trẻ yêu thích và muốn tìm kiếm cơ hội việc làm về ngành Game đến tham dự.

Thị trường Game Mobile tại Việt Nam phát triển 30% mỗi năm trong vòng 5 năm trở lại đây

Ngày nay, các thiết bị di động ngày càng phát triển với cấu hình cao, những chiếc điện thoại bây giờ có thể hơn một chiếc máy tính ngày xưa với bộ nhớ RAM 6GB, ROM 256GB. Điều này cho thấy, phần cứng của các thiết bị di động hiện tại đã được cải biến, với chất lượng tốt để trải nghiệm game đồ họa cấu hình cao một cách mượt nhất, không còn sợ giật khung hình khi chơi.

Công nghệ phần cứng và Tốc độ truyền dữ liệu trên không gian Internet bùng nổ trong vòng 5 năm trở lại đây đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều loại hình trò chơi trực tuyến. Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Newzoo, triển vọng về doanh thu ngành game (không bao gồm quảng cáo trong game) năm 2020 dự kiến đạt gần 160 tỷ USD, trong đó Game Mobile đạt 77,2 tỷ USD, tăng 13,3%; mảng Console (máy chơi game) đạt 45,2 tỷ USD, tăng 6,8%; game trên PC đạt khoảng 36,9 tỷ USD, tăng 4,8%.

Tất cả các phân khúc trò chơi đều có sự tăng trưởng về doanh thu, đáng chú ý là trò chơi trên thiết bị di động (mobile) có mức độ phát triển cao nhất, một số lý do có thể giải thích tại sao game trên thiết bị di động tăng trưởng hơn cả PC và game Console trong năm 2020: Hơn hai phần năm dân số toàn cầu sở hữu điện thoại thông minh nên ai cũng có thể dễ dàng cài đặt trò chơi bất cứ lúc nào và độ tuổi nào; Nhiều tựa game di động được chơi miễn phí; Thế giới hiện đang trải qua sự kiện chưa từng có, đại dịch COVID-19, trong khoảng thời gian dài giãn cách xã hội, chơi game đã trở thành một phương tiện giải trí và lấp đầy thời gian cho nhiều người; Game di động là giải pháp an toàn nhiều người lựa chọn thay thế cho các quán nét (PC), máy kéo game (Console) khi không phải ra khỏi nhà, …

Thạc sĩ Vũ Anh Đức chỉ ra thêm: “Có một số liệu các bạn ít khi nào để ý đến, khoảng 70% doanh thu của thị trường game trực tuyến là tới từ quảng cáo và các nhà tài trợ. Và số lượng người chơi trả tiền cho game mobile nhiều hơn so với game PC và Console, trung bình một người nạp game mobile là 18 USD / 1 tháng, còn game PC chỉ khoảng 8 USD / 1 tháng, game khác tầm 6 – 7 USD / 1 tháng”.

“Khi chơi game tôi thường xem nhiều quảng cáo để có thêm tiền hoặc vật phẩm, hầu hết là những quảng cáo về các game khác hoặc về app. Gần đây bắt đầu xuất hiện các quảng cáo của nhãn hàng tiêu dùng thông thường, như vậy các doanh nghiệp đã bắt đầu lựa chọn kênh thứ ba là game ngoài Truyền hình, Báo chí và YouTube để quảng bá sản phẩm” – thầy Đặng Ngọc Dũng cho biết.

Cũng theo Newzoo, Việt Nam có doanh thu đến từ game đạt 472tr USD, xếp thứ 26/100 trong top 100 thị trường lớn nhất, xếp thứ 4 tại Đông Nam Á.Trong khi thế giới phát triển ngành Game Mobile tương đương 16% mỗi năm, thì thị trường Việt Nam phát triển 30% mỗi năm trong vòng 5 năm trở lại đây. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường game tại Việt Nam đã đặt ra nhu cầu rất lớn về những nhân sự có trình độ và kỹ năng, trong khi đó Việt Nam hiện chỉ có khoảng 500 kỹ sư làm việc ở mảng này!

Để gia nhập vào ngành Game, thích chơi Game có phải là yếu tố then chốt

Công việc trong ngành game rất đa dạng, bạn có thể trở thành một Game thủ, Game Master, Streamer, Test game, Phóng viên game, Họa sĩ thiết kế cho game, Lập trình game, … Dù ở vị trí công việc nào, khi muốn làm việc trong ngành game đầu tiên bạn cần phải yêu thích chơi game, không cần phải là một game thủ, là một người chơi game giỏi nhưng bạn phải có cảm tình với game thì mới có thể dấn thân vào nghề được. Kiến thức về mỹ thuật, kỹ năng sau này có thể tiếp thu từ trường lớp, thầy cô và từ việc trải nghiệm trước tiếp công việc để rút ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp của mình.

“Xuất phát từ một người thích chơi game, năm 2012 sau khi ra trường tôi may mắn được làm trong lĩnh vực game từ rất sớm. Ngày xưa, nhà tuyển dụng yêu cầu nhân sự rất đơn giản chỉ có thích chơi game và có tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp. Khi đi làm ở công ty tôi mới hiểu, từ sở thích để chuyển hóa thành một nghề rất dễ và ngược lại, nhiều bạn có kỹ thuật nhưng không thích chơi game thì việc quan sát, phân tích các mô hình, đánh giá đồ họa, chất lượng trong game sẽ kém hơn những người yêu thích nó, vì chỉ có thích thì mới kiên nhẫn và đặt hết tâm mình vào công việc để cho ra kết quả tốt nhất” – chia sẻ của Thạc sĩ Vũ Anh Đức.

Nói về câu chuyện lập nghiệp ngày xưa của mình thầy Vũ khắc Hoàn, giảng viên Kỳ 3 tại Arena Multimedia, ngoài ra còn là cựu học viên của trường bày tỏ: “Mình bắt đầu học ở Arena từ năm 2014, trong quá trình học đến kỳ 2 về Thiết kế Web cảm thấy hơi khó nên nản, lúc đó sở thích của mình là xem đấu game rồi suy nghĩ mình có thể trở thành một game thủ giống thần tượng hay không. Sau đó mình đã nghĩ học ở trường 6 tháng, cải thiện trình độ chơi game Liên minh huyền thoại từ bạch kim lên đến cao thủ. Sau đó gia đình phát hiện là mình ngừng học, do bố mẹ ở nhà thì đâu ai thích con mình làm game thủ, vì lúc bấy giờ công việc này vẫn có nhiều định kiến xã hội. Sau đó mình trở về trường đi học lại, đến Kỳ 3 về Thiết kế Game đã đã giúp mình định hướng rõ rệt hơn cho sự nghiệp tương lai, khi vẫn được yêu game, làm về game, được chơi game, mà chơi game ở đây là game do chính mình tạo ra”.

Ngành thiết kế, làm Game rất rộng, bao gồm các vị trí trong đó như: VFX cho games, Audio cho games, Game Animation, Game Modeling, Game Art, Game Concept, Game Developer, … Bạn có thể biết tất cả mọi thứ về games nhưng bạn không thể làm cùng lúc tất cả các khâu đó được, khi muốn theo đuổi ngành Games này một cách nghiêm túc bạn phải xác định mình học để trở thành ai, tham gia vào công đoạn nào trong dự án. Khi chọn đúng những gì mình thích sẽ giúp bạn phát triển tốt hơn. VD như nếu bạn có gu thẩm mỹ tốt thì chọn Game Artist, còn thích tương tác, coding, lập trình thì chọn Game Developer.

Ngành Game luôn nằm trong top những nghề có thu nhập cao nhất với mức lương khởi điểm 15 triệu đồng/tháng

Nhiều người cho rằng công việc của người thiết kế Game là ngồi vẽ các khối hình nhân vật thôi, nhưng thực chất không phải thế, trong ngành game được phân ra 4 lĩnh vực chính: Game Designer, Game Artist, Game Developer, Game Tester, cụ thể:

Game Designer (Thiết kế trò chơi): Chịu trách nhiệm về toàn bộ ý tưởng, mạch câu chuyện, phong cách, luật chơi, chức năng nhân vật, nhiệm vụ, cấp bậc, thử thách trong game, … Dựa vào yêu cầu của nhà phát hành, Game Designer lên concept chuyển hóa ý tưởng thành những bản phác thảo liên quan. Công việc này ở Việt Nam hiện đang rất phát triển, với những đơn hàng outsource từ nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Để làm được công việc này, bạn cần có kiến thức về đồ họa, lập trình vì chính bạn sẽ là người làm việc với các team còn trong quá trình sản xuất một tựa game cho đến khi game được phát hành.

Game Artist (Họa sĩ trò chơi): Nếu Game Designer là người đặt ra các object (vật thể) trong game, thì Game Artist là người vẽ thành hình những vật thể đó. Hay nói một cách khác, ví mỗi game là một cô gái thì designer sẽ là người thổi hồn và tạo nội dung, còn artist sẽ tạo nên hình hài và vẻ đẹp cho cô gái ấy. Game Artist được chia ra thành 2 mảng đồ họa 2D và 3D, sử dụng các kỹ thuật để tạo dựng, chuyển hóa game idea, game concept thành sản phẩm cụ thể, sử dụng các phần mềm như 3D Max, Maya để làm game. Khâu đầu tiên là Modeling dựng hình; tiếp theo là Texturing làm vật liệu; Hậu kỳ: âm thanh, kỹ xảo, chuyển động, khâu cuối cùng là khâu test. Nên công việc chính của một Game Artist là thiết kế nên hình dáng hoàn chỉnh cho nhân vật, vật thể, nhà cửa, môi trường trong game như cây cối nhà cửa,… nên đòi hỏi vị trí công việc này phải có yếu tố thẩm mỹ về cái đẹp.

Game Developer (Lập trình trò chơi): Viết code cho game, để các vật thể, nhân vật trong trò chơi có thể chuyển động một cách mượt nhất có thể, dùng các lập trình để tính các trọng lực tương tác vừa với nhau để game làm sao tạo nên cảm giác chân thật nhất. Các bạn có thể hình dung, mỗi thể loại súng phải khác nhau là do cách người lập trình ra khác nhau, game artist tạo ra bộ súng, trang phục, tạo ra diện mạo của nhân vật khác. Như khẩu súng AK47 bắn khác khẩu A44, A47 bắn ra đường đạn giật hơn, nhưng A 44 đường đạn lại êm hơn nhưng sát thương kém hơn, … tất cả những cái đó là phần game lập trình để tạo ra những tính tương tác nhìn thật và cảm giác sao cho sát hiện thực nhất.

Game Tester (Người thử nghiệm trò chơi): Là người chịu trách nhiệm “vạch lá tìm sâu” các phiên bản của game, phát hiện các lỗi trong game, báo cáo các lỗi cùng với các thao tác tạo lỗi cho các bộ phận bên trên để sửa lỗi. Về cơ bản thì nghề này không cần tới kiến thức chuyên môn quá sâu mà yêu cầu tính tỉ mỉ, kiên nhẫn nhiều hơn.

Lĩnh vực game luôn nằm trong top những ngành nghề có mức thu nhập cao nhất. Ở Việt Nam, lương khởi điểm của người người thiết kế game dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, đối với những bạn có kinh nghiệm sẽ có mức thu nhập từ 20 – 35 triệu đồng/tháng hoặc trên thế nữa tùy vào năng lực của mỗi người.

Để có nguồn nhân sự chất lượng, Doanh nghiệp mong đợi gì ở chương trình đào tạo Game Design

Là một trong những đơn vị cung cấp nhân sự uy tín, chất lượng cho ngành Game, chương trình đào tạo Game Design tại Arena Multimedia được xây dựng một cách bài bản và chuyên nghiệp với nhiều điểm nổi bật thu hút các bạn trẻ. Tại đây các bạn sẽ được học những môn như: Game Idea – Level Designing (Khái niệm về Thiết kế Game); Cinematography (Nghệ thuật điện ảnh); 3D Modeling for Games (Tạo hình nhân vật cho Game); 3D Texturing for Games (Làm vật liệu cho Game); Zbrush (Điêu khắc 3D). Đây là những môn học giúp học viên có thể tham gia vào nhiều công đoạn khác nhau trong một dự án game, tùy vào sở thích và năng lực mỗi người các bạn sẽ có những lựa chọn vị trí khác nhau.

Thạc sĩ Vũ Anh Đức cho biết: “Tôi nghĩ, các bạn chính là người làm chủ môi trường, thị trường việc làm, công việc. Nhà trường và xã hội có trách nhiệm đào tạo, còn sự nghiệp và thành công là do chính các bạn tự quyết định đến 80%. Tôi có trao đổi với một số các đơn vị doanh nghiệp họ rất muốn làm các game chất lượng cao hơn. Việt Nam đang thiếu người làm ý tưởng, thiếu người làm concept, kỹ thuật, âm thanh. Mà thiếu nhân sự dẫn đến các doanh nghiệp, đơn vị cảm thấy khó khăn hơn trong việc phát triển ngành game tại Việt Nam, thay vào đó họ tìm phương án an toàn hơn, mua game về để bán”.

Chương trình học ở Arena đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, học kỳ 1 bổ trợ cho kỳ 2, cứ thế tiếp nối đến kỳ 4. Thiết kế game đòi hỏi tính thẩm mỹ, bạn không thể nào học qua các công cụ, phần mềm mà có thể làm game được liền. Tính thẩm mỹ sinh ra từ quá trình bồi đắp dần dần theo ngày tháng, nhiều bạn nghĩ làm game sao phải liên quan đến thiết kế đồ họa, thiết kế website, nhưng khi thực chiến mới vỡ lẽ, vì những kiến thức đó giúp bạn rất nhiều từ làm concept cho game, phát triển game style, màu sắc, chữ, bố cục, trải nghiệm người dùng, …

“Cùng với sự khích lệ của thầy, cô, bố mẹ và niềm đam mê, mình đã từng bước chinh phục mục tiêu đề ra là tạo một model đánh bại hết tất cả các model trước đó và thế là Rengar đồ án Kỳ 3 Game Design ra đời. Nhờ bộ sản phẩm đồ án này mà nhiều người biết đến mình hơn, bắt đầu nhận được một số lời mời gọi của các công ty startup nho nhỏ. Nhưng sự kiện đánh dấu mốc quan trọng không thể nào quên, cảm giác của một sinh viên vẫn còn trên ghế nhà trường được nói chuyện video call với Art Director rồi được đề xuất làm Junior 3D Character Artist tại một công ty lớn như SPARX*. Hiện tại, sau một thời gian làm nghề, mình đang là một giảng viên truyền cảm hứng cho thế hệ sau tại Arena, giúp các bạn thế hệ sau từng bước hiện thực đam mê của mình” – thầy Vũ khắc Hoàn chia sẻ.

Arena Multimedia có bộ phận Placement Service (Hỗ trợ việc làm) dành cho học viên, nơi kết nối giữa Nhà trường – Học viên – Đơn vị tuyển dụng một cách nhanh và hiệu quả nhất. Đây được coi là một chức năng cuối cùng trong chuỗi dịch vụ khép kín của Arena từ khi tuyển sinh, đào tạo và hỗ trợ việc làm cho học viên nhằm giúp các bạn có một công việc mơ ước cho mình.

Hàng ngày có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp chủ động tìm đến Job Arena để đăng tin tuyển dụng nhân sự liên quan đến Thiết kế Đồ họa dành cho nhóm đối tượng học viên Arena.

Ngoài ra Arena còn kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức Company Tour để học viên được trải nghiệm, tham quan mô hình làm việc thực tế, gần đây nhất là Glass Egg. Khi đến đó, học viên được giới thiệu từ phòng ban và chức năng ở công ty, được xem những thước video đẹp mắt ấn tượng về những dự án do Glass Egg trực tiếp sản xuất.

Thị trường Game ngày một nở rộ, số lượng người chơi ngày một tăng lên nhưng nguồn nhân lực để cung ứng cho ngành Thiết kế Game lại thiếu hụt. Cơ hội nào dành cho những bạn yêu thích và muốn trở thành một phần của nền công nghiệp Game đồ sộ như hiện nay để phát triển và xây dựng sự nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ của các khách mời sẽ giúp ích bạn có đủ thông tin, cơ sở để đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực của mình.

Nếu bạn đang quan tâm đến ngành Thiết kế Game, hoặc muốn tìm một nơi đào tạo chất lượng và uy tín để hiện thực ước mơ của mình, có thể xem thêm thông tin chương trình học Game Design của Arena Multimedia tại đây!

Bài viết: Tống An

Thiết kế: DyUpin

Từ khóa » Ngành Thiết Kế Game Tại Việt Nam