Trường Ams Thu Học Phí “cắt Cổ” để ủ Mầm Tài Năng? - Webtretho

http://dantri.com.vn/c25/s25-353952/truong-ams-thu-hoc-phi-cat-co-de-u-mam-tai-nang.htm Cho phép thu học phí 550.000 đồng/tháng, Hà Nội quên rằng 10% học sinh giỏi nhất cùng lứa ở Hà Nội không phải là 10% học sinhgiàu nhất thủ đô. Học sinh hệ THCS của Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam trong lễ khai giảng năm học 2008-2009. (Ảnh: Lê Anh Dũng) UBND TP Hà Nội vừa chấp nhận đề án thí điểm hệ THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam theo hướng đào tạo trình độ chất lượng cao và đào tạo nguồn học sinh chuyên, với mức thu học phí 550.000 đồng/tháng. Điều tréo nghoe ở đây là , mục tiêu của hệ này là tuyển được "10% học sinh giỏi nhất cùng lứa ở Hà Nội" nhưng lại đưa ra mô hình "để phụ huynh và học sinh làm quen dần với cơ chế tự chủ, tự cung ứng dịch vụ và trả phí tương ứng với chất lượng đào tạo". Với mô hình này, Nhà nước sẽ cấp ngân sách cho mỗi học sinh THCS là 1.730.000 triệu đồng (theo định mức HS trường công lập). Phần "xã hội hóa" được bổ sung với 550.000 đồng/tháng, trong đó 250.000 đồng là học phí chính khoá, 300.000 đồng là học phí nâng cao. Điều đáng nói, mức 550.00 đồng này mới là "bước khởi động" trong năm học 2009 - 2010. Theo đề án, sau 4 năm học, khi người dân thủ đô quen dần với xu hướng đóng góp kinh phí đào tạo tương xứng với sản phản giáo dục trình độ, chất lượng cao, nhà trường sẽ phát triển hệ THCS tiến tới tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo hướng tự chủ về tài chính. Những mục tiêu "đá" nhau? Những lý do mà đề án đưa ra có nhiều mâu thuẫn về mục tiêu. Một yếu tố để thuyết phục khối THCS của Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam thành "chất lượng cao" trong đề án là "tạo nguồn học sinh chuyên cho bậc THPT". Thực tế, hệ đào tạo THCS chuyên đã hình thành từ những năm đầu 1990. Hệ THCS trong Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam ban đầu cũng là hệ công lập, Nhà nước cấp ngân sách, giáo viên hưởng biên chế. Sau khi thực hiện chủ trương xóa bỏ trường chuyên, lớp chọn, các trường chuyên của quận, huyện thành trường công lập chất lượng cao, tuyển sinh theo tuyến. Riêng bậc THCS của trường chuyển sang hệ bán công trong trường công. Hiện tại, hệ có 16 lớp, mỗi lớp có 138 tiết học hàng tháng. Giáo viên THPT phải đảm nhiệm thêm việc dạy ở khối học này bên cạnh dạy chính khóa, hệ B thì liệu có còn đủ tâm sức để "tạo nguồn tài năng"? Ngoài ra, trong giải trình của nhà trường với UBND thành phố về mức học phí, các mục tiêu 1 và 2 cũng "đá" nhau. Hiệu phó Lê Thị Oanh cho hay, mục tiêu thứ nhất là "khẳng định chủ quyền trong giáo dục, khẳng định chất lượng giáo dục công lập và khẳng định giáo dục công lập luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người dân". Tuy nhiên, mục tiêu này lại khá "vênh" so với mục tiêu thứ hai: "Để bình ổn giá học phí, tạo sự cân bằng, hợp lý giữa giáo dục công lập theo hướng đào tạo trình độ, chất lượng cao và giáo dục tư thục, đặc biệt mức học phí tại các cơ sở nước ngoài trong địa bàn thành phố, đồng thời tạo điều kiện để phụ huynh và học sinh làm quen dần với cơ chế tự chủ, tự cung ứng dịch vụ và trả phí tương ứng với chất lượng đào tạo". Theo đó, nhu cầu "thu 250.000 đồng/tháng" là để chi cho giáo viên - tương đương với chính sách 70% của nhà nước dành cho giáo viên chuyên. Lãnh đạo trường lập luận, học sinh được tuyển chọn theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội là những học sinh có năng lực vượt trội, đứng đầu 10% trong số học sinh cùng lứa của Hà Nội nên giáo viên cũng phải có đầu tư tương xứng. Lấy 10% để thuyết phục cần thiết phải đầu tư cho giáo viên từ túi tiền của phụ huynh, nhưng lãnh đạo lại quên rằng 10% giỏi nhất (giả sử thu hút được) sẽ không phải là 10% giàu nhất trong lứa học sinh cùng lứa của Hà Nội. Những câu hỏi khác Tháng 5/2008, Hà Nội khởi công công trình xây dựng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tại khu đô thị Đông Nam (đường Trần Duy Hưng). Công trình có tổng mức đầu tư dự tính trên 400 tỷ đồng sẽ hoàn thành vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Dự kiến, công trình xây xong sẽ đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt cho khoảng 1.800 HS học 2 buổi/ngày với 45 phòng học, 9 phòng đào tạo đội tuyển, 15 phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm; hội trường 700 chỗ, thư viện 200 chỗ; nhà thi đấu, sân bóng đá, sân tennis, sân bóng rổ, bể bơi nước nóng... Khi công trình hoàn tất, học sinh hệ THCS có được học tại trường mới? Nếu có, thì điều này có đúng với dự án xây mới? Nếu không, hệ THCS chất lượng cao này học ở đâu? Còn nếu vẫn ở cơ sở cũ, thì sự "chung lưng đấu cật" với Trường THPT và THCS Nguyễn Trãi như hiện nay - đang chờ Trường Hà Nội - Amsterdam tách riêng - sẽ còn đến bao giờ? Mặt khác, đề xuất "xin về công lập" của hệ bán công THCS này có đi ngược với chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc chuyển sang loại trường tư thục ở các trường phổ thông bán công, dân lập mới có hướng dẫn mới đây? Nêu ra "khó khăn, bất cập hiện tại của "mô hình bán công", "muốn được tính là hệ THCS trong trường THPT", lại đòi hỏi "phụ huynh và học sinh làm quen dần với cơ chế tự chủ, tự cung ứng dịch vụ và trả phí tương ứng với chất lượng đào tạo" liệu có phải là những tham số khó giải? Nếu Hà Nội có chiến lược "đầu tư cho tài năng" từ nhỏ thì nên có đầu tư tương xứng như đã dành cho bậc THPT. Nếu không, thì Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam chỉ nên có bậc THPT chứ không thể phân tán để lấy thương hiệu trường làm "dịch vụ bồi dưỡng tài năng". Theo Hạ AnhVietnamnet

Từ khóa » Học Phí Trường Ams Cấp 2