Trướng Bụng, đầy Hơi Dùng Thuốc Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Vậy khi bị các triệu chứng này có thể dùng thuốc gì, phòng ngừa như thế nào?

Dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

Đầy hơi trướng bụng, nhất là sau khi ăn và chiều tối là triệu chứng của nhiều bệnh, đó là các bệnh về dạ dày - tá tràng (viêm loét dạ dày, hang vị, bờ cong nhỏ, môn vị, trào ngược dạ dày - thực quản…), bệnh của đại tràng (viêm đại tràng cấp, mạn tính, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng xích ma, nhất là hội chứng ruột kích thích). Hội chứng ruột kích thích IBS (irritable bowel sydrome) là một trong các bệnh đường ruột hay gặp nhất ở nước ta, trong đó nữ giới bị bệnh này có tỉ lệ cao hơn nam giới. IBS là sự rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, sau khi đi đại tiện hoặc trung tiện, bụng hết đau hoặc đỡ đau hơn.

Đầy hơi trướng bụng còn có thể là hệ quả của bệnh thuộc hệ tiết niệu, nhất là sỏi niệu quản. Thường sỏi niệu quản xuất hiện cơn đau quặn bụng dữ dội (cơn đau quặn thận), nhất là khi lao động nặng (đường gồ ghề, xóc nhiều), đi xe, chạy, nhảy, kèm theo đầy hơi, trướng bụng.Có rất nhiều nguyên nhân gây chứng trướng bụng, đầy hơi. Phòng ngừa đầy hơi, trướng bụng

Có rất nhiều nguyên nhân gây chứng trướng bụng, đầy hơi. Phòng ngừa đầy hơi, trướng bụng

Đầy hơi trướng bụng cũng có thể gặp trong các trường hợp liệt ruột cơ năng sau phẫu thuật ổ bụng hoặc bệnh tắc ruột, bán tắc ruột…

Ngoài ra, đầy hơi trướng bụng cũng có thể xuất phát từ thói quen ăn uống chưa khoa học (ăn nhiều tinh bột, ít chất xơ hoặc bữa ăn có nhiều chất béo, gia vị hoặc do ăn quá nhanh, nhai không kỹ hoặc do lạm dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá hoặc do ăn nhanh quá cho nên nuốt nhiều không khí hoặc do thiếu men tiêu hóa), do dùng thuốc chữa bệnh (thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm, thuốc giãn phế quản, đái tháo đường, huyết áp, thuốc tránh thai…).

Vì vậy, khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần được xác định một cách chắc chắn bệnh gây ra các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng là bệnh gì, đã điều trị bệnh này chưa, đến đâu và xem lại đã sử dụng phác đồ điều trị đúng chưa, bản thân có tuân thủ chỉ định điều trị cũng như tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình hay không. Cần điều trị tận gốc các bệnh gây ra tình trạng trướng bụng, đầy hơi, khi đã điều trị có kết quả, bệnh ổn định, các triệu chứng trướng bụng, đầy hơi sẽ tự hết, người bệnh không cần phải dùng đến thuốc chữa trướng bụng, đầy hơi nữa.

Thuốc nào có thể trị chứng khó tiêu, đầy bụng?

Có nhiều loại thuốc để chống trướng bụng, đầy hơi, xin giới thiệu 3 nhóm thuốc thông dụng:

Nhóm thuốc chống axit và chống đầy hơi: Ví dụ như aluminium hydroxyd, magnesium hydroxyd (maalox), cimetidin (với cimetidin có thể dùng loại sủi bọt, nhưng lưu ý những người kiêng muối không dùng được như bệnh tăng huyết áp, bệnh thận, suy tim…). Có thể dùng thuốc bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa như gastropulgite, ngoài tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa (dạ dày), gastropulgit có khả năng hấp phụ khí (hơi) và độc chất, hạn chế đầy hơi, trướng bụng.

Nhóm thuốc giúp điều hòa sự co bóp của dạ dày: Nhóm thuốc này giúp điều hòa sự co bóp dạ dày do sự co bóp kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm, gây đầy hơi, trướng bụng, vì vậy, có thể dùng  một số thuốc, ví dụ metoclopramid, domperidon.

Men tiêu hóa: Trong trường hợp được xác định đầy hơi trướng bụng do rối loạn men tiêu hóa, có thể dùng nhóm thuốc có chứa men tiêu hóa. Thông dụng nhất là dùng enzym dịch tụy (alipase, festal, pancréalase, néo-peptin) được chiết xuất từ các cơ quan của lợn, bò và được trình bày trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều loại enzym. Các men tiêu hóa (enzymes digestives) cũng là thuốc giúp tiêu hóa. Các loại thuốc enzym nên uống ngay trước hoặc cùng với bữa ăn.

Cần đặc biệt lưu ý, bất kỳ thuốc nào dùng điều trị đầy hơi trướng bụng đều phải có đơn thuốc của bác sĩ, bởi vì ngoài tác dụng chính thuốc còn có một số tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) mà không phải người bệnh nào cũng dùng được. Người bệnh không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ rất nguy hiểm.

Để phòng ngừa các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, người bệnh cần được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng, điều trị tận gốc các bệnh gây ra triệu chứng này. Trong ăn uống sinh hoạt, người bệnh cần tránh ăn thất thường, không đúng giờ, ăn quá nhanh, vội, tránh căng thẳng tâm lý, tránh stress dễ gây đầy hơi, trướng bụng. Tránh ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ, nhiều đạm. Hàng ngày nên vận động, tập luyện đều đặn giúp tăng cường hấp thu, tiêu hóa, tránh các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng do ít vận động, ngồi lâu gây ra...

Từ khóa » đầy Bụng ợ Hơi Uống Thuốc Gì