Trường Cao đẳng Bình Định Cơ Sở 2 Hoài Nhơn - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH -----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------
Số: 06/2008/QĐ-UBND
Quy Nhơn, ngày 21 tháng 01 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004; Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006; Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Căn cứ Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới Trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010; Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Căn cứ Nghị quyết số 29/2007/NQ-HĐND ngày 19/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá X về Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
(Có Quy hoạch kèm theo)
Điều 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Giáo dục Đào tạo, Y tế, Văn hoá Thông tin, Thể dục Thể thao, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Thanh Bình
Phần 1:
SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ
I. CĂN CỨ
1. Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;
2. Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề;
3. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;
4. Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới Trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010;
5. Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
6. Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh Bình Định.
II. TÌNH HÌNH VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Tình hình về kinh tế - xã hội
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội. Đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối liền với các tỉnh trong cả nước. Đường quốc lộ 19 nối liền với các tỉnh Tây nguyên, hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia và Đông Bắc Thái Lan. Tỉnh có cảng biển, sân bay, bưu chính viễn thông tương đối đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thương mại, thông tin liên lạc trong nước, khu vực và trên thế giới.
Tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên 6.024km2, với 10 huyện và 01 thành phố; thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.
Dân số trung bình của tỉnh năm 2006 là 1.569.000 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động 917.900 người, chiếm 58,5% dân số, lao động 15 tuổi trở lên làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 823.100 người; lao động qua đào tạo chiếm 37,03%, trong đó lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề chiếm 27%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2001 - 2005 đạt 9%, năm 2006 tăng 11,96%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2006 tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 36,6%; công nghiệp, xây dựng chiếm 28,2% và dịch vụ chiếm 35,2%.
Theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 sẽ hình thành 8 khu công nghiệp và 33 cụm công nghiệp thu hút khoảng 50.000 lao động (Hiện nay có 02 khu công nghiệp và 10 cụm công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động thu hút trên 22.000 lao động làm việc).
Cuối năm 2006, toàn tỉnh có 1.919 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 5.710 tỷ đồng; 20 doanh nghiệp và 2 chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 310,9 triệu USD. Hiện tại Bình Định có gần 300 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đặt trên địa bàn tỉnh.
Năm học 2006 - 2007 toàn tỉnh có 64.398 học sinh trung học phổ thông, trong đó có 17.175 học sinh lớp 12, số học sinh này trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng khoảng 17 đến 20%, số còn lại phần lớn sẽ vào học trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề. Số học sinh trung học cơ sở là 138.312 học sinh, trong đó có 30.923 học sinh lớp 9. Theo phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở để thực hiện phổ cập bậc trung học sẽ có khoảng 15% sang học nghề Bình quân hàng năm có khoảng 5.500 đến 6.000 học sinh tốt nghiệp THCS có nhu cầu học nghề. Như vậy hàng năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 30.000 đến 35.000 lao động có nhu cầu học nghề.
2. Thực trạng mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh
a. Số lượng cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh: Phụ lục I
Trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở dạy nghề và có hoạt động dạy nghề; trong đó địa phương quản lý 16 cơ sở (có 01 cơ sở ngoài công lập), trung ương quản lý 02 cơ sở. Số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh gồm có :
- Trường dạy nghề: 04 trường (02 trường của Trung ương);
- Trung tâm dạy nghề: 02 trung tâm;
- Lớp dạy nghề: 02 lớp;
- Trung tâm khác có hoạt động dạy nghề : 10 trung tâm.
Ngoài các cơ sở dạy nghề công lập, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh đã tham gia tích cực vào dạy nghề cho lao động, đến năm 2006 toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp và 950 hộ cá thể sản xuất kinh doanh - dịch vụ có kèm cặp và truyền nghề.
Số lượng cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn ít, chủ yếu tập trung ở thành phố Quy Nhơn, phần lớn các huyện chưa có cơ sở dạy nghề.
b. Quy mô, trình độ, ngành nghề đào tạo
- Quy mô đào tạo: Đào tạo và bồi dưỡng nghề bằng nhiều hình thức và nhiều loại hình đào tạo, giai đoạn 2001 - 2005 bình quân trên 20.000 người/ năm, năm 2006 đào tạo được trên 24.000 người, kể cả tập huấn nghề.
- Trình độ nghề đào tạo: Đào tạo nghề ở nhiều cấp trình độ khác nhau: Công nhân kỹ thuật lành nghề (đào tạo dài hạn), bán lành nghề (đào tạo ngắn hạn), tập huấn, bồi dưỡng nghề.
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng nghề giai đoạn 2001 - 2006 là 132.727 người, trong đó:
+ Đào tạo dài hạn: 5.586 người.
+ Đào tạo ngắn hạn: 78.526 người.
+ Tập huấn, bồi dưỡng nghề: 48.615 người.
- Ngành nghề đào tạo: Tổ chức triển khai đào tạo 46 nghề bao gồm các lĩnh vực như: Điện, điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí nông nghiệp, cơ khí giao thông, may mặc, chăn nuôi - thú y, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, xây dựng, lái xe các loại,
3. Cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình, giáo trình đào tạo
a. Cơ sở vật chất nhà xưởng, trang thiết bị dạy nghề:
Phần lớn cơ sở dạy nghề, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành chưa được chuẩn hoá theo quy định; thiết bị dạy nghề thiếu và lạc hậu. Hàng năm, ngân sách nhà nước có đầu tư kinh phí nhằm trang bị thêm cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy nghề bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
b. Đội ngũ giáo viên dạy nghề
Đến năm 2006, tổng số giáo viên của các cơ sở dạy nghề có 485 người, trong đó giáo viên cơ hữu chiếm 90,5%, giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 67,4%, giáo viên có trình độ sau đại học chiếm 4,1%, giáo viên có trình độ khác chiếm 28%.
c. Chương trình, giáo trình đào tạo nghề
Thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tuy nhiên đối với các cơ sở dạy nghề ngắn hạn thực hiện chưa thống nhất khung chương trình trong cùng nghề đào tạo, chương trình, giáo trình chậm đổi mới, chưa áp dụng chương trình dạy nghề theo môđun. Các doanh nghiệp, hộ SXKD chủ yếu dạy nghề bằng hình thức kèm cặp, truyền nghề.
III. NHẬN XÉT CHUNG
1. Ưu điểm và những tồn tại
- Được sự quan tâm của các bộ, ngành trung ương; sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh và sự phối hợp triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, sự nghiệp dạy nghề của tỉnh những năm gần đây đã có bước phát triển đáp ứng một phần cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đạt được Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, đến năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt 25%;
- Từ năm 2001 đến năm 2006 đã phát triển được 3 cơ sở dạy nghề (Trường Dạy nghề Bình Định, Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Thanh niên, Trung tâm Dạy nghề Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh). Ngoài việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động phổ thông tại các cơ sở dạy nghề, tỉnh đã huy động các cơ sở giáo dục khác có điều kiện dạy nghề cùng phối hợp, tham gia như: các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể cùng tham gia đào tạo nghề;
- Hàng năm, tỉnh đã quan tâm đầu tư bổ sung kinh phí cho phát triển sự nghiệp dạy nghề; ngoài nguồn vốn ngân sách, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh đã đầu tư kinh phí mở rộng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị kết hợp giữa sản xuất và dạy nghề.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của tỉnh vẫn còn những mặt hạn chế như:
- Sự phân bố các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn bất hợp lý. Các cơ sở dạy nghề hầu hết tập trung ở thành phố Quy Nhơn, người lao động muốn học nghề phải đi xa, gặp rất nhiều khó khăn, nhất là lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
- Cơ sở dạy nghề quy mô nhỏ, ngành nghề đào tạo ít, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiếu và lạc hậu nên chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo nghề;
- Ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng với nhu cầu của thị trường và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là những ngành nghề mới, nghề mũi nhọn. Tỷ lệ học sinh học nghề dài hạn thấp, học sinh học nghề ngắn hạn học tại các cơ sở sản xuất còn cao;
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề, tuy tỷ lệ đạt chuẩn cao nhưng phần lớn là cán bộ chuyên môn, kỹ thuật được bồi dưỡng sư phạm bậc 1, bậc 2 nên kỹ năng sư phạm còn hạn chế, thiếu giáo viên dạy nghề được đào tạo chính quy;
- Công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu những cơ chế chính sách tạo động lực thúc đẩy để đào tạo nghề phát triển.
2. Nguyên nhân của tồn tại
- Nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về dạy nghề còn hạn chế, một bộ phận cán bộ, nhân dân còn nặng tư tưởng về học cao đẳng, đại học, xem nhẹ học nghề;
- Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề và phát triển xã hội hoá dạy nghề triển khai còn chậm; phần lớn các huyện chưa có cơ sở dạy nghề;
- Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp dạy nghề còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh;
- Công tác tham mưu, chỉ đạo về phát triển dạy nghề chưa kịp thời và đồng bộ; thiếu những chính sách tạo động lực thúc đẩy để đào tạo nghề phát triển.
IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh đã đạt được kết quả bước đầu, đáp ứng được một phần nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, với thực trạng cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh như hiện nay là không thể đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển khinh tế - xã hội tỉnh nhà trong giai đoạn mới và thực hiện đạt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt 50% vào năm 2010; trong đó lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 35% theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh về đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010. Vì vậy, việc quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là hết sức cần thiết.
Phần 2:
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phải phù hợp đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của các cơ sở dạy nghề hiện có;
2. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp cả tỉnh, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động nhất là thanh thiếu niên, phụ nữ, nông dân, công nhân, người dân tộc thiểu số học nghề. Phát triển trường dạy nghề chất lượng cao, một số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới;
3. Phát triển quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng dạy nghề, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu theo 3 cấp trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ; thực hiện liên thông giữa các trình độ dạy nghề và liên thông với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn kết giữa đào tạo nghề với các doanh nghiệp; kết hợp giữa đào tạo và việc làm;
4. Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, khuyến khích mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho dạy nghề, phát triển các cơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước ngoài.
II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Mục tiêu chung
Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu vùng, miền, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo.
2. Chỉ tiêu cụ thể
a. Đến năm 2010
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện những cơ sở dạy nghề hiện có theo hướng tăng cường năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo;
- Thành lập 10 cơ sở dạy nghề (trong đó có từ 1- 2 trung tâm đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách);
- Đảm bảo đủ điều kiện để đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp, tập huấn và bồi dưỡng nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt 50% vào năm 2010; trong đó lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 35% và đạt tối thiểu 55% vào năm 2020.
b. Đến năm 2020
- Mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số;
- Tỉnh có 01 trường Đại học Công nghệ, 02 trường Cao đẳng nghề, 04 trường trung cấp nghề.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Quy hoạch mạng lưới dạy nghề
Các cơ sở dạy nghề bao gồm các trường đại học công nghệ, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề. Từng bước xây dựng và hoàn thiện những cơ sở hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao; tập trung năng lực đào tạo một số ngành nghề mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
a. Đến năm 2010
- Các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh: Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn (thành lập Khoa Sư phạm kỹ thuật trong trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn); Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn; đầu tư mở rộng nâng cấp Trường Dạy nghề Bình Định thành Trường Trung cấp nghề Bình Định; thành lập và đưa vào hoạt động 3 trung tâm dạy nghề tại huyện Tây Sơn, An Nhơn và Phù Mỹ; thành lập Trung tâm Dạy nghề Khu công nghiệp Phú Tài; thành lập Trung tâm dạy nghề tại các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Ân.
- Các cơ sở dạy nghề trực thuộc hội, đoàn thể: Trung tâm dạy nghề của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm thanh niên của Tỉnh Đoàn; Trung tâm Giới thiệu việc làm - dạy nghề Liên đoàn Lao động tỉnh; đầu tư và đưa vào hoạt động Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh;
- Các cơ sở dạy nghề của Trung ương: Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ; Trường Trung cấp nghề số 5 Bộ Quốc phòng; Trường Trung cấp nghề Công nghiệp Tàu thuỷ V thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam,;
- Các cơ sở ngoài công lập: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư từ 01 đến 02 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
- Chuyển trên 50% số cơ sở dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; sau năm 2010, chuyển một số cơ sở dạy nghề công lập sang loại hình ngoài công lập theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ;
b. Đến năm 2020
Tỉnh có Trường Đại học Công nghệ Quy Nhơn trên cơ sở đầu tư nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn, nâng cấp Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn thành Trường Cao đẳng nghề Hoài Nhơn, nâng cấp Trung tâm Dạy nghề An Nhơn thành Trường Trung cấp nghề An Nhơn.
Khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn và các huyện trọng điểm kinh tế.
2. Cơ cấu ngành nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh
a. Cơ cấu đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và tập huấn, bồi dưỡng nghề cho lao động xã hội.
Năm
Cấp trình độ
Đến năm 2010 (%)
Đến năm 2020 (%)
Cao đẳng nghề
3,5
10
Trung cấp nghề
11,5
25
Sơ cấp nghề
51,0
55
Bồi dưỡng, tập huấn nghề
34,0
10
b) Quy mô tuyển sinh đạt 98.800 người giai đoạn 2007 - 2010, đạt 250.000 người giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể kế hoạch đào tạo giai đoạn 2007 2010 như sau:
Năm
Cấp trình độ
2007
2008
2009
2010
2007 - 2010
2011 -2020
Tổng số
24.000
24.500
25.000
25.300
98.800
250.000
Cao đẳng nghề
550
760
800
890
3.000
25.000
Trung cấp nghề
1.500
1.600
2.000
2.900
8.000
62.500
Sơ cấp nghề
13.150
13.440
13.529
13.010
53.129
137.500
Bồi dưỡng, tập huấn nghề
8.800
8.700
8.617
8.500
34.671
25.000
IV. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quy hoạch đất đai cho các cơ sở dạy nghề: Phụ lục II
Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và căn cứ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế được ban hành kèm theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập Trung tâm dạy nghề; dự kiến quy hoạch quỹ đất xây dựng các cơ sở dạy nghề của tỉnh như sau:
Nhu cầu quy hoạch bổ sung tăng thêm quỹ đất để phát triển cơ sở dạy nghề là 59,47 ha. Bao gồm:
- Quy hoạch bổ sung quỹ đất cho mục đích mở rộng khuôn viên các cơ sở dạy nghề hiện có tại thành phố Quy Nhơn khoảng 15,78 ha gồm: Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn, Trung tâm Dạy nghề Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Thanh niên, Trường Trung cấp nghề Bình Định;
- Quy hoạch bổ sung quỹ đất cho mục đích thành lập mới cơ sở dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 dự kiến khoảng 53 ha (hiện đang sử dụng 9,31 ha). Nhu cầu bổ sung quỹ đất để xây dựng cơ sở dạy nghề là 43,69 ha (thành phố Quy Nhơn: 11,79 ha, các huyện: 31,9 ha) gồm: Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Dạy nghề các khu công nghiệp, Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn, Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thuỷ V, 3 Trung tâm Dạy nghề tại các huyện An Nhơn, Phù Mỹ, Tây Sơn, 6 Trung tâm Dạy nghề cấp huyện còn lại và khoảng 3 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
2. Về cơ chế, chính sách
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân đào tạo nghề cho người lao động;
- Ban hành chính sách thu hút, khuyến khích giáo viên dạy nghề giỏi, nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề.
- Rà soát Quyết định số 14/2003/QĐ-UB ngày 22/01/2003 của UBND tỉnh về ban hành quy định chính sách học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội đối với học sinh học nghề của tỉnh Bình Định để sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với các đối tượng học nghề như: miễn, giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, đối tượng xã hội và dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người trực tiếp sản xuất trong các hộ nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác, người học nghề giỏi
- Đổi mới cơ chế chính sách về kế hoạch, tài chính dạy nghề, từng bước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng chỉ tiêu dạy nghề từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước.
3. Đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; xây dựng chương trình, giáo trình nghề
a. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề
- Thực hiện theo Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010, giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề của tỉnh cần đảm bảo đủ số lượng, đạt chất lượng theo chuẩn quy định. Số cán bộ, giáo viên chưa đạt chuẩn phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật nhằm chuẩn hoá theo quy định của Nhà nước. Có chính sách thu hút và tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi; cán bộ có trình độ cao trong lĩnh vực đào tạo nghề về công tác tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh.
- Đến năm 2010, đảm bảo tỷ lệ giáo viên/học sinh đạt khoảng 1/20, có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; 10% giáo viên trong các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề có trình độ sau đại học;
- Trên cơ sở nhu cầu quy mô đào tạo nghề hàng năm và đến năm 2010, số lượng giáo viên cần đáp ứng cho nhu cầu dạy nghề là 800 người, hiện nay còn thiếu 315 người, mỗi năm có kế hoạch tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng khoảng 78 người để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nghề;
- Hàng năm có kế hoạch chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề để đào tạo sau đại học; đảm bảo đến năm 2010 giáo viên các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề đạt 10% và đến năm 2020 đạt 25% - 30% có trình độ sau đại học. Kế hoạch đào tạo cán bộ, giáo viên dạy nghề đến năm 2010. (Phụ lục III)
- Nhu cầu giáo viên dạy nghề của tỉnh từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo là rất lớn; vì vậy sẽ thành lập Khoa Sư phạm kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn để đào tạo giáo viên dạy nghề đạt trình độ Cao đẳng trở lên để phục vụ công tác đào tạo nghề cho tỉnh;
- Tổ chức tốt các Hội thi giáo viên dạy nghề giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh để giáo viên nâng cao trình độ nghiệp vụ và tiếp thu những điển hình tiên tiến trong giảng dạy. Đồng thời chọn cử giáo viên dạy nghề giỏi cấp tỉnh tham gia Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc để học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ.
b. Đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề
- Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, đảm bảo đào tạo liên thông;
- Xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp phân tích nghề; từng bước chuyển sang chương trình dạy nghề theo môđun;
- Đến năm 2010, các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề thực hiện chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với chương trình khung. Đến năm 2020, các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề có chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng theo phương pháp tiên tiến.
- Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất trong các cơ sở dạy nghề để gắn liền việc học với thực tập.
4. Thực hiện quy hoạch
a. Giai đoạn 2007 - 2010
- Đến năm 2010, 60% số trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề đạt chuẩn về đất đai, trang thiết bị và đồ dùng dạy nghề; nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất;
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở dạy nghề:
+ Thành lập Khoa sư phạm kỹ thuật trong Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn;
+ Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn;
+ Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 6 Trung tâm Dạy nghề tại các huyện: Tây Sơn, An Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát và Hoài Ân;
+ Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh;
+ Xây dựng Trung tâm Dạy nghề Khu công nghiệp Phú Tài;
+ Đầu tư mở rộng nâng cấp Trường Dạy nghề Bình Định thành Trường Trung cấp nghề Bình Định.
b. Giai đoạn 2010 - 2020
- Từ năm 2010 - 2015: Đầu tư phát triển theo hướng chuẩn hoá các cơ sở dạy nghề hiện có của tỉnh; đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề các huyện còn lại.
- Từ năm 2015 2020:
+ Đầu tư, nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn thành Trường Đại học Công nghệ Quy Nhơn;
+ Nâng cấp Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn thành Trường Cao đẳng nghề Hoài Nhơn;
+ Nâng cấp Trung tâm dạy nghề An Nhơn thành Trường Trung cấp nghề An Nhơn.
5. Giải pháp về huy động tài chính
a. Đẩy mạnh phát triển xã hội hoá dạy nghề
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các cấp, các ngành các tổ chức đoàn thể và nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của học nghề và xã hội hoá dạy nghề trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, qua đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học nghề và đóng góp nguồn lực để phát triển sự nghiệp dạy nghề;
- Sau năm 2010 chuyển một số cơ sở dạy nghề công lập sang loại hình ngoài công lập theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ
- Có cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Thực hiện bình đẳng chế độ ưu đãi về dạy nghề giữa cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập; tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề;
- Khuyến khích và phát triển mô hình sản xuất gắn với việc thực tập của học sinh trong các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh và tạo nguồn thu để bổ sung kinh phí đào tạo.
b. Giải pháp về huy động vốn: Phụ lục IV và Phụ lục V
Tổng kinh phí đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là 660,70 tỷ đồng. Trong đó:
- Giai đoạn 2007 - 2010 là 220,5 tỷ đồng gồm :
+ Trung ương: 75 tỷ đồng (TW hỗ trợ có mục tiêu);
+ Địa phương: 109 tỷ đồng;
+ Huy động ngoài ngân sách: 36,5 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2010 - 2015 là 223,05 tỷ đồng gồm :
+ Trung ương: 112 tỷ đồng (TW hỗ trợ có mục tiêu);
+ Địa phương: 67 tỷ đồng;
+ Huy động ngoài ngân sách: 44,05 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2015 - 2020 là 223,15 tỷ đồng gồm :
+ Trung ương: 67 tỷ đồng (TW hỗ trợ có mục tiêu);
+ Địa phương: 43 tỷ đồng;
+ Huy động ngoài ngân sách: 113,15 tỷ đồng.
Phần 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để đảm bảo triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đạt hiệu quả, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng như sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề, bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm, bao gồm chỉ tiêu, kinh phí, ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống cơ sở đào tạo nghề thuộc địa phương và tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch được duyệt;
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở dạy nghề theo chức năng nhà nước quy định thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề, cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề;
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy phạm pháp luật về đào tạo nghề;
- Định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở dạy nghề theo quy định;
- Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách phát triển công tác đào tạo nghề;
- Thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo nghề theo uỷ quyền của UBND tỉnh.
2. Sở Giáo dục - Đào tạo
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thành phố tổ chức phân luồng và liên thông đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối kinh phí ngân sách đầu tư hàng năm và từng thời kỳ đầu tư cho phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và sự nghiệp giáo dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
4. Sở Tài chính:
Phối hợp với các sở, ngành liên quan cân đối nguồn kinh phí ngân sách hàng năm cho phát triển đào tạo nghề phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giám sát chi tiêu tài chính về đào tạo nghề.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Căn cứ Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội quy hoạch đất đai, bố trí địa điểm thuận lợi để xây dựng cơ sở dạy nghề theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề được tỉnh phê duyệt để đầu tư xây dựng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch nhu cầu lao động qua đào tạo nghề để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với công tác đào tạo nghề thuộc thẩm quyền nhà nước quy định./.
PHỤ LỤC 1:
CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (tính đến tháng 12/2006)
STT
Tên cơ sở dạy nghề
Quy mô đào tạo
Phòng học lý thuyết
Phòng, xưởng thực hành
Vốn thiết bị dạy nghề (triệu đồng)
Số phòng
Diện tích (m2)
Số phòng, xưởng
Diện tích (m2)
I
TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ
1.440
42
4.335
49
7.803
18.217
1
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ
1.200
35
3.943
48
7.683
15.217
2
Trường Dạy nghề số 5 - Chi nhánh tại Bình Định
240
7
392
1
120
3.000
II
ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
7.760
91
5.300
85
12.139
41.190
A
TRƯỜNG DẠY NGHỀ
1
Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn
1.500
25
1.717
8
6.527
14.065
2
Trường Dạy nghề Bình Định
260
2
110
3
130
1.073
B
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
1
Trung tâm Dạy nghề HLH Phụ nữ
300
2
100
2
180
350
2
Trung tâm Dạy nghề - GTVL Thanh niên
300
4
196
4
152
355
C
LỚP DẠY NGHỀ
1
Lớp Dạy nghề Trường Trung học Y tế
240
8
400
8
400
500
2
Lớp Dạy nghề Đồng Tâm
60
2
48
2
112
25
D
TRUNG TÂM KHÁC CÓ DẠY NGHỀ
1
Trung tâm Giới thiệu việc làm Bình Định
750
4
202
6
805
1.700
2
Trung tâm GTVL và Dạy nghề LĐLĐ
200
5
290
7
456
898
3
Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Giao thông vận tải
800
12
772
4
944
20.160
4
Trung tâm KTTHHN-DN Tuy Phước
300
3
249
3
249
200
5
Trung tâm KTTHHN-DN An Nhơn
300
4
192
5
240
246
6
Trung tâm KTTHHN-DN Tây Sơn
800
4
192
13
800
518
7
Trung tâm KTTHHN-DN Phù Cát
300
2
112
2
112
250
8
Trung tâm KTTHHN-DN Phù Mỹ
300
4
192
5
240
250
9
Trung tâm KTTHHN-DN Hoài Nhơn
900
4
192
6
408
350
10
Trung tâm KTTHHN-DN Hoài Ân
450
6
336
7
384
250
TỔNG CỘNG (I + II)
9.200
133
9.635
134
19.942
59.407
PHỤ LỤC 2:
QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DẠY NGHỀ
STT
Tên cơ sở dạy nghề
Quy mô đào tạo
Số nghề đào tạo
Diện tích mặt bằng hiện trạng (ha)
Diện tích mặt bằng quy hoạch (ha)
Diện tích tăng thêm (ha)
Địa điểm xây dựng
A
CƠ SỞ DẠY NGHỀ HIỆN CÓ
11.390
52
318
334
16
I
CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ
5.240
19
312,90
312,90
0,00
1
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ
5.000
18
311,00
311,00
0,00
Quy Nhơn, Phù Cát
2
Trường Trung cấp nghề số 5 Bộ Quốc phòng - Chi nhánh tại Bình Định
240
1
1,90
1,90
0,00
Quy Nhơn
II
CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
6.150
33
5,22
21,00
15,78
1
Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn
5.000
15
4,21
10,00
5,79
Quy Nhơn
2
Trường Trung cấp nghề Bình Định
500
8
0,51
5,00
4,49
Quy Nhơn
3
Trung tâm Dạy nghề - GTVL Thanh niên
350
5
0,50
3,00
2,50
Quy Nhơn
4
Trung tâm Dạy nghề HLH Phụ nữ
300
5
0,01
3,00
2,99
Quy Nhơn
B
CƠ SỞ DẠY NGHỀ XÂY DỰNG MỚI
6.250
115
9,31
53,00
43,69
I
CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ
1.500
6
4,00
4,00
1
Trường Trung cấp nghề Công nghiệp Tàu thủy V thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
1.500
6
4,00
4,00
Quy Nhơn
II
CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
4.750
109
9,31
49,00
39,69
1
Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn
800
12
4,50
8,00
3,50
Hoài Nhơn
2
Trung tâm Dạy nghề Phù Mỹ
300
11
1,44
3,00
1,56
Phù Mỹ
3
Trung tâm Dạy nghề An Nhơn
300
11
0,90
5,00
4,10
An Nhơn
4
Trung tâm Dạy nghề Tây Sơn
350
12
1,26
3,00
1,74
Tây Sơn
5
Trung tâm Dạy nghề Hội nông dân tỉnh
300
10
1,21
3,00
1,79
Quy Nhơn
6
Trung tâm Dạy nghề các Khu công nghiệp
350
7
3,00
3,00
Quy Nhơn
7
Trung tâm Dạy nghề Tuy Phước
300
7
3,00
3,00
Tuy Phước
8
Trung tâm Dạy nghề Phù Cát
300
7
3,00
3,00
Phù Cát
9
Trung tâm Dạy nghề Hoài Ân
250
5
3,00
3,00
Hoài Ân
10
Trung tâm Dạy nghề Vân Canh
200
5
2,00
2,00
Vân Canh
11
Trung tâm Dạy nghề Vĩnh Thạnh
200
5
2,00
2,00
Vĩnh Thạnh
12
Trung tâm Dạy nghề An Lão
200
5
2,00
2,00
An Lão
13
Phát triển khoảng 3 cơ sở dạy nghề ngoài công lập
900
12
9,00
9,00
Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn
TỔNG CỘNG
17.640,00
167,00
327,43
386,90
59,47
PHỤ LỤC 3:
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
Đơn vị tính: người
Nội dung đào tạo
Tổng số
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề
220
50
50
60
60
2. Đào tạo cán bộ, giáo viên dạy nghề sau đại học
28
5
7
8
8
Tổng cộng
248
55
57
68
68
PHỤ LỤC 4:
BẢNG CÂN ĐỐI NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2007 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
Nội dung đầu tư
Số lượng cơ sở dạy nghề
Nhu cầu vốn đầu tư
Nguồn vốn
Ngân sách địa phương
Ngân sách trung ương
Huy động ngoài ngân sách
1
Đầu tư Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn
1
40
18
20
2
2
Xây dựng Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn
1
67
37
30
3
Xây dựng 6 Trung tâm Dạy nghề huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài An
6
49,5
25
23
1,5
4
Đầu tư mở rộng nâng cấp Trường Dạy nghề Bình Định
1
20
11
2
7
5
Xây dựng Trung tâm Dạy nghề Khu Công nghiệp Phú Tài
1
9
4
5
6
Xây dựng Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân - Hội nông dân tỉnh
1
9
4
5
7
Đầu tư Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Thanh niên và Trung tâm Dạy nghề Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.
2
10
10
8
Xây dựng các Trung tâm Dạy nghề ngoài công lập
2
16
16
TỔNG CỘNG
15
220,5
109
75
36,5
Ghi chú:
* Ngân sách địa phương chủ yếu chi phí đền bù giải toả mở rộng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ( nhà học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá)
* Ngân sách Trung ương hỗ trợ chủ yếu đầu tư cho trang thiết bị dạy nghề.
PHỤ LỤC 5:
BẢNG CÂN ĐỐI NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2010 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
Tên cơ sở dạy nghề
Nhu cầu vốn
Giai đoạn 2010 - 2015
Giai đoạn 2015 - 2020
Nhu cầu vốn
Nguồn vốn
Nhu cầu vốn
Nguồn vốn
NSTW
NSĐP
Huy động ngoài NS
NSTW
NSĐP
Huy động ngoài NS
1
Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn
74,40
25,00
20,00
29,40
49,80
15,00
15,00
19,80
2
Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn
20,65
18,00
2,00
0,65
35,70
27,00
8,00
0,70
3
Trường Trung cấp nghề Bình Định
35,65
25,00
10,00
0,65
4
Trung tâm Dạy nghề An Nhơn
7,17
3,00
4,00
0,17
45,65
25,00
20,00
0,65
5
Trung tâm Dạy nghề Tây Sơn
7,17
3,00
4,00
0,17
6
Trung tâm Dạy nghề Phù Mỹ
10,17
3,00
7,00
0,17
7
Trung tâm Dạy nghề Khu Công nghiệp Bình Định
13,17
2,00
4,00
7,17
8
Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân - Hội nông dân tỉnh Bình Định
6,17
3,00
1,00
2,17
9
Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Thanh niên và Trung tâm Dạy nghề Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.
23,00
15,00
6,00
2,00
10
Trung tâm dạy nghề huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão
25,50
15,00
9,00
1,50
11
Trường Trung cấp nghề ngoài công lập (1)
62,00
62,00
12
Trung tâm Dạy nghề ngoài công lập (thêm 2)
30,00
30,00
TỔNG CỘNG
223,05
112,00
67,00
44,05
223,15
67,00
43,00
113,15
Từ khóa » Trường Cao đẳng Bình định Cơ Sở 2 Hoài Nhơn
-
Cơ Sở 2 (Hoài Nhơn) - Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển
-
Trường Cao đẳng Bình Định: Trang Chủ
-
Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Công Nghệ Hoài Nhơn - Tuyển Sinh
-
Review Trường Cao đẳng Bình Định Có Tốt Không? - ReviewEdu
-
Sáp Nhập Trường Cao đẳng Bình Định Vào Trường Cao đẳng Kỹ ...
-
Sở Khoa Học Và Công Nghệ Bình Định - Cổng Thông Tin điện Tử Sở ...
-
Trường Cao đắng Y Tế Bình Định-TRANG CHỦ
-
Sáp Nhập Trường CĐ Bình Định Vào Trường CĐ Kỹ Thuật Công ...
-
Bình Định, Ngày 14 Tháng 7 Năm 2017
-
TRườNG TRUNG CấP NGHề HOàI NHơN - InfoDoanhNghiep
-
Trường Đại Học Nông Lâm Huế Sẽ Mở Cơ Sở đào Tạo Tại TX Hoài Nhơn
-
Văn Bằng 2 - Liên Thông Cao đẳng Dược Tại Hoài Ân - Bình Định
-
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN